Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Con táo bón lâu ngày sẽ đau rát, khó chịu, biếng ăn, cáu gắt liên tục. Không nhiều cha mẹ biết được con có thể hết táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn. Vậy táo bón ở trẻ em nên ăn gì để dễ tiêu hoá và phòng táo bón tái phát? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc trẻ ăn gì sẽ quyết định cách bộ máy tiêu hóa của chúng làm việc. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phần lớn quá trình tiêu hoá nằm ở ruột, nơi có nhiều enzym, hệ vận chuyển và hệ vi khuẩn cộng sinh.
– Ruột non phụ trách tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
– Trong khi đó, ruột già là nơi hấp thu nước và phân rã hoàn toàn thức ăn thành phân. Đoạn cuối của ruột già chịu trách nhiệm tạo lực đẩy giúp bé đi nặng, hoàn thành quá trình tiêu hóa.
Các rối loạn trong hoạt động tiêu hóa ở ruột có thể khiến trẻ táo bón.
Trong năm đầu tiên, nhu động ruột của trẻ hoạt động không ổn định. Việc thay đổi chế độ ăn uống yêu cầu thời gian để đường ruột của bé tập thích nghi. Phân có thể bị giữ lại tại ruột già lâu hơn, khô hơn, khó đẩy ra ngoài hơn. Vậy nên, đột ngột chuyển từ ăn lỏng sang đặc, nhiều sang ít hoặc đổi món không linh hoạt đều khiến trẻ táo bón.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp cung cấp một đường ruột khỏe mạnh. Các chất xơ có vai trò như một miếng bọt biển giúp giữ nước, từ đó tạo khuôn và làm mềm phân. Đặc biệt, chất xơ hòa tan là “nguồn dinh dưỡng” của vi khuẩn có lợi. Chế độ ăn thiếu chất xơ hạn chế sự phát triển lợi khuẩn trong ruột và kết quả là táo bón ở trẻ em.
Táo bón ở trẻ em nên ăn gì?- Tránh chế độ ăn thiếu chất xơ
Khi thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ bã thực phẩm. Vì thế, phân sẽ khô, rời, em bé đau rát khi đi cầu.
Mỗi ly sữa chứa lượng lớn protein, vitamin, vi lượng và chất béo. Pha sữa đặc với lượng protein lớn, dưỡng chất từ sữa không được hấp thu hoàn toàn tại ruột. Các chất dư thừa trở thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thêm vào đó, protein trong nhiều loại sữa công thức dễ bị kết tủa tại dạ dày, gây táo bón.
Khi trẻ ốm và phải sử dụng kháng sinh rất dễ gây táo bón. Các mẹ hay gọi là “nóng trong”. Nguyên nhân chính là rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Lợi khuẩn thiếu hụt làm giảm khả năng phân giải thức ăn, tăng pH trong ruột già, giảm chuyển hóa muối mật và giảm nhu động ruột. Tất cả đều dẫn đến lượng lớn thức ăn ùn ứ, không được hấp thu, khó thải ra ngoài.
Như vậy, để giảm tình trạng táo bón ở trẻ, việc chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày là cần thiết. Chúng bao gồm tất cả thức ăn dặm, ăn vặt và lượng sữa mẹ cho bé sử dụng hàng ngày.
Mẹ có thể tam khảo thêm: 10 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh và cách xử lý ngay
Để giảm tình trạng táo bón, mẹ nên ưu tiên chọn thức ăn dựa trên những tiêu chí gì? 4 lưu ý sau đây có thể áp dụng với tất cả các loại thực phẩm mẹ gặp trong siêu thị.
Chất xơ dễ tìm thấy trong các loại rau xanh (mồng tơi, cải, rau má,…), củ quả (khoai, bí đỏ, chuối, đu đủ,…) hoặc ngũ cốc (yến mạch, đậu xanh,…). Đồ ăn nhanh, bim bim là những thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường nhưng ít chất xơ, dinh dưỡng. Đây là những món mẹ không nên mua, tránh cản trở quá trình tiêu hóa của con.
Ăn mặn không chỉ ảnh hưởng tới thận mà còn gây táo bón ở trẻ em. Đồ ăn mặn làm tăng hấp thu nước từ ruột, khi đi ngoài con dễ bị khô, rát, chảy máu. Vì vậy, trước khi mua sắm, hãy đảm bảo đồ ăn ít tẩm ướp nhất có thể.
Hạn chế muối, đường, gia vị trong khẩu phần ăn của trẻ táo bón
Nếu loại sữa công thức bé đang dùng hàng ngày gây táo bón, hãy mạnh dạn đổi sữa cho con. Hiện nay trên thị trường đã có sữa bố sung thành phần chất xơ hòa tan. Dòng sữa này được đánh giá là “mát lành như sữa mẹ”. Bằng việc bổ sung chất xơ, “sữa mát” là giải pháp tốt cho câu hỏi táo bón ở trẻ em nên ăn gì.
Bổ sung nước với trẻ táo bón là rất cần thiết. Thế nhưng không phải đồ uống nào cũng giúp trẻ hết táo bón.
Mẹ nên chọn nước khoáng, sữa mẹ, nước ép hoặc các loại sữa chua uống. Chúng đều chứa các thành phần an lành và thanh mát. Ngoài ra, sữa chua uống chứa lợi khuẩn bổ sung cho khoảng trống vi sinh có lợi. Lợi khuẩn làm giảm táo bón thông qua làm tăng khả năng tiêu hóa, làm mềm phân, giảm đầy chướng.
Mẹ cần tránh cho con uống đồ uống có gas, nước ngọt có nhiều đường. Đường tinh luyện trong những loại đồ uống này kìm hãm vi khuẩn có lợi trong ruột.
Magie, kẽm là hai nguyên tố vi lượng giúp kích thích nhu động ruột. Từ đó, quá trình bài tiết diễn ra tốt hơn. Thêm vào đó, kẽm và magie cũng tham gia vào quá trình miễn dịch và phát triển trí tuệ của trẻ.
Có thể mẹ quan tâm: Táo bón biếng ăn ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và cách cải thiện ngay
Không cần phải bàn cãi khi rau xanh đứng đầu những loại thực phẩm nên bổ sung. Rau xanh mẹ có thể xay, nấu cháo, xào hoặc luộc biến tấu cho bé.
Các loại rau có màu xanh là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, lại ít chất béo và protein khó tiêu. Đừng quên ghi lại một số loại rau phù hợp với trẻ táo bón như: mồng tơi, rau dền, bông cải xanh, bắp cải, đậu bắp,…
Loại rau | Khối lượng thô | Khối lượng chất xơ |
Rau mồng tơi | 100g | 2,1g |
Rau dền | 100g | 1,3g |
Bông cải xanh | 100g | 2,6g |
Bắp cải | 100g | 2,5g |
Đậu bắp |
100g |
3,2g |
Bảng khối lượng chất xơ trong các loại rau xanh cho trẻ táo bón
Ngoài chất xơ, các loại rau có màu xanh được đánh giá là chứa nhiều sắt, kẽm, magie và vitamin nhóm B, K, C, E. Đây là nhóm thực phẩm chứa hài hòa các yếu tố dinh dưỡng.
Khoai lang là một loại củ chứa lượng lớn chất xơ và tinh bột. Cứ 100g khoai lang ước tính có khoảng 3g chất xơ. Thành phần nhựa tẩy trong khoai lang có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, cho bé dễ dàng đi tiêu.
Khi thêm khoai lang vào thực đơn cho trẻ, mẹ cần chọn khoai mới, không hà và nấu chín kỹ. Mẹ cũng không nên cho bé ăn khoai vào buổi tối để tránh đầy bụng, trào ngược.
Khoai lang là ví dụ cho táo bón ở trẻ em nên ăn gì
Các loại đậu từ lâu đã được biết đến là loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan đều có thể kích thích sản sinh acid butyric.
Acid butyric cải thiện táo bón bằng cách:
– Tăng nhu động ruột và tăng dẫn truyền thần kinh ruột.
– Chữa lành các ổ viêm tại ruột và làm giảm hội chứng ruột kích thích. Lượng nhỏ dầu trong các hạt họ đậu giúp bôi trơn đường đi của phân, nhờ thế chuyện đi vệ sinh dễ chịu hơn.
Loại đậu |
Khối lượng thô | Khối lượng chất xơ |
Đậu xanh | 100g | 16g |
Đậu đen | 100g | 15g |
Đậu đỏ | 100g | 13g |
Đậu phộng (lạc) | 100g | 9g |
Đậu Hà Lan | 100g | 5g |
Đậu cove | 100g |
3.5g |
Bảng khối lượng chất xơ có trong các loại đậu cho trẻ táo bón
Trái cây vừa là nguồn chất xơ, vừa là nguồn vitamin và vi lượng dồi dào. Mẹ nên cho trẻ ăn những quả mọng, nhiều nước, đúng mùa. Đứng đầu danh sách những trái cây tốt nhất cho trẻ táo bón là chuối, đu đủ, bưởi, cam, kiwi, táo, lê. Để bổ sung nước cho trẻ, món sinh tố trái cây là một lựa chọn tuyệt vời. (tham khảo chi tiết: Táo bón ở trẻ ăn hoa quả gì)
Trẻ nên được ăn trái cây trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Trái cây ăn ngay sau khi ăn dặm không những khó hấp thu mà còn khiến trẻ đầy bụng. Với những loại quả có chứa nhiều acid như chanh, cam, mẹ không nên cho con ăn vào lúc đói.
Thay gạo trắng thông thường bằng yến mạch là một mẹo giảm táo bón ở trẻ em Yến mạch nhiều chất xơ hòa tan hơn gạo thông thường. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển, từ đó giải quyết các vấn đề tiêu hóa.
Yến mạch đảm bảo vẫn thơm ngon bất kể mẹ chế biến cùng nguyên liệu gì. Nếu trẻ gặp khó khăn khi tiêu hóa cháo hạt, hãy thử chuyển sang cháo dạng bột. Dù sao, việc trẻ thích nghi với những món ăn mới cũng cần có thời gian.
Yến mạch mẹ chọn để chế biến cho con nên là loại yến mạch nguyên cám. Vì chưa qua xử lý lớp vỏ cám nên yến mạch nguyên cám đảm bảo lượng protein và tinh bột tốt ở ngưỡng cao. Tuy nhiên, loại yến mạch này thường cứng, mẹ cần nấu lâu hơn, khoảng 40-60 phút.
Táo bón ở trẻ em nên ăn gì không thể bỏ qua cháo yến mạch nhiều chất xơ
Hạt óc chó, hạt điều, hạt bí, hạnh nhân, hạt chia là nguồn chất xơ tuyệt vời. Chúng cũng rất giàu vitamin B, E, chất béo, omega-3,6,9 cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Một cách đơn giản để chế biến các loại hạt cho trẻ táo bón là rang chúng lên. Trong quá trình rang, mẹ lưu ý không để lửa quá to. Nhiệt độ từ 140-160 độ C là phù hợp để giữ được lượng lớn các chất dinh dưỡng trong hạt.
Loại hạt | Khối lượng thô | Khối lượng chất xơ |
Hạt chia | 100g | 34g |
Hạt bí | 100g | 18g |
Hạt hạnh nhân | 100g | 12g |
Hạt vừng (mè) | 100g | 12g |
Hạt óc chó | 100g | 7g |
Hạt điều | 100g | 3.3g |
Bảng khối lượng chất xơ có trong các loại hạt cho trẻ táo bón
Xây dựng thực đơn ăn uống là công việc khó khăn với nhiều mẹ. Mẹ có thể xây dựng thực đơn dựa trên sở thích của trẻ, kết hợp các loại thực phẩm giàu chất xơ. Đơn giản hơn, hãy thử tham khảo thực đơn Táo bón ở trẻ em nên ăn gì:
Bữa đầu tiên trong ngày cần nhiều năng lượng, dễ tiêu, mẹ có thể xem xét các món sau:
– Cháo bí đỏ
– Bánh yến mạch hoặc bánh bí đỏ
– Cháo yến mạch
– Sữa hạt dinh dưỡng
– Khoai lang nghiền sữa
Với những trẻ lớn hơn, mẹ xem thêm các món:
– Bún gà gạo lứt
– Bánh mì mứt sung
– Sữa chuối
Thực đơn bữa sáng đừng quên thêm 5 giọt men vi sinh đa chủng để hỗ trợ táo bón tốt nhất.
Các món bánh yến mạch, chuối, hạt cho trẻ táo bón
Nếu còn uống sữa, bữa trưa sẽ chiếm 30-35% lượng thức ăn mỗi ngày của trẻ. Tùy vào sức ăn của trẻ, mẹ chế biến các món từ hầm, ninh tới xào nấu đơn giản như:
– Súp thịt cà rốt, khoai tây, củ cải
– Cháo tôm nấu rau dền
– Cháo thịt gà đậu xanh
– Cháo rau mồng tơi nấu ngao
Nếu con đã có thể ăn cơm, các món ăn kèm cho mẹ lựa chọn là:
– Canh xương hầm đu đủ
– Đậu bắp luộc hoặc xào thịt bò
– Đậu phụ nhồi thịt xốt cà chua
– Canh đậu thịt băm
– Gà viên rau củ
Bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong ngày. Trước khi đi ngủ không nên ép trẻ ăn quá no gây khó tiêu, đầy chướng bụng. Tiếp tục với các món ăn kèm, chúng ra có một số món dễ tiêu cho bữa tối:
– Bột yến mạch
– Súp gà nấm
– Bánh rau củ
– Cháo ngô
– Cháo tôm bí đỏ
Khi trẻ có thể tự ăn, nên cho con dùng bữa cùng với gia đình. Đơn giản là trẻ sẽ ăn những gì bố mẹ ăn. Nếu thế, thói quen ăn nhiều rau, chất xơ cần được hình thành trong cả gia đình.
Bữa phụ là những bữa ăn nhỏ trong ngày. Bữa phụ có thể là bữa xế, trước bữa trưa hoặc bữa đệm trước lúc trẻ đi ngủ. Các bữa phụ cần được chú ý hơn khi trẻ không còn bú mẹ. Các món ăn nhẹ cho bữa phụ có thể là:
– Các loại hoa quả và sinh tố.
– Sữa chua và sữa chua trộn hoa quả
Sinh tố, nước ép trong bữa phụ cho trẻ táo bón
– Bơ hoặc mãng cầu dầm
– Sữa hạt
– Các loại quả khô hoặc mứt hoa quả
Để tránh ảnh hưởng đến bữa chính, đừng cho bé ăn quá nhiều vào bữa phụ. Có thể hiểu bữa phụ là bữa ăn vặt yêu thích của con xong mẹ cần để con tránh xa đồ ăn quá ngọt, bim bim và nước ngọt. Những đồ ăn nhanh này là nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng táo bón ở trẻ em.
Các lợi khuẩn là nguồn nhân lực trực tiếp biến lợi ích từ các loại thực phẩm trên thành sự thực. Vậy nên, cùng với chế độ ăn, kết hợp bổ sung men đa chủng đem lại tác dụng chữa táo tốt nhất.
– Men vi sinh đa chủng được khuyên dùng cho các trường hợp táo bón, kể cả táo bón lâu ngày ở trẻ. Men vi sinh BioAmicus Complete bổ sung 10 chủng lợi khuẩn giúp xây dựng đường ruột khỏe mạnh. Các chủng lợi khuẩn hỗ trợ lẫn nhau trong các giai đoạn của quá trình tiêu hóa.
– Bổ sung men vi sinh 10 chủng BioAmicus đặc biệt hiệu quả với những trẻ dùng kháng sinh, thuốc tây nhiều, chế độ ăn thiếu chất xơ lâu ngày.
– Mẹ có thể nhỏ trực tiếp men vào trong cháo cho bé. BioAmicus cam kết không màu, không mùi, không vị, không làm mất đi hương vị tự nhiên của cháo. Cách dùng này rất phù hợp cho những trẻ khó ăn, thường xuyên từ chối uống thuốc.
– Là giải pháp đầu tay cải thiện táo bón của hơn 5000 nhà thuốc và các bác sĩ, dược sĩ chuyên ngành.
Men vi sinh BioAmicus 10 chủng – Giải pháp hiệu quả dành cho trẻ táo bón
Hy vọng bài viết đã đem đến cho mẹ những gợi ý hữu ích về chế độ ăn cho trẻ táo bón. Những chia sẻ về phương pháp chăm con chuẩn chuyên gia sẽ được cập nhật liên tục tại BioAmicus. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại đặt câu hỏi với đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm qua hotline 1900 636 985 để được giải đáp.