Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

10 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh và cách xử lý ngay

Mục lục

Theo thống kê, có tới 90 – 95% trẻ em có vấn đề về chức năng tiêu hóa và có nguy cơ dẫn đến táo bón. Chính vì vậy mỗi bà mẹ cần nhận biết rõ các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh để có phương pháp xử trí phù hợp, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

1. 10 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón là tình trạng phân của bé cứng và khô, dẫn đến việc đại tiện gặp khó khăn. Điều này có thể kéo dài vài tuần khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc, lười ăn…Nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt sẽ điều trị dứt điểm giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

1.1. Hình dạng phân theo từng giai đoạn táo bón ở trẻ sơ sinh

Cách nhận biết sớm nhất và dễ dàng được nhiều phụ huynh áp dụng đó là theo dõi hình dạng phân của trẻ. Bệnh viện Bristol ở Anh đã đưa ra bảng phân loại 7 loại táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào đó để nhận biết một cách chính xác nhất.

Dựa vào hình dạng phân có thể chẩn đoán trẻ có táo bón hay không

Dựa vào hình dạng phân, mẹ không chỉ nhận biết dễ dàng dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh, mức độ táo bón ở trẻ mà còn có thể phát hiện những vấn đề tiêu hóa khác ở trẻ. Cụ thể là:

dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Phân loại Dấu hiệu Chẩn đoán
Loại 1 tiêu phân dê, phân thành cục nhỏ, cứng táo bón
Loại 2 phân hình khối đặc xù xì táo bón
Loại 3 phân hình khối đặc nứt nẻ táo bón
Loại 4 phân mượt, mềm, dễ ra bình thường
Loại 5 phân rời rạc như loại 1 nhưng mềm, dễ ra thiếu chất xơ
Loại 6 phân hơi nhão, sệt, nhầy tiêu chảy nhẹ
Loại 7 lỏng hoàn toàn, không có mảnh rắn tiêu chảy

1.2. Triệu chứng táo bón ở trẻ em là giảm tần suất đi đại tiện

Tần suất đi đại tiện giảm cũng là dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh mẹ nên chú ý. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình thường sẽ đi ngoài từ 3 – 4 lần/ngày. Với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, tần suất giảm còn 1 – 2 lần/ngày.

Mẹ cần theo dõi cụ thể số lần đi ngoài trong ngày, nếu tần suất giảm ít hơn 3 lần/tuần kèm theo các triệu chứng đau, phải rặn nhiều, sợ đi ngoài… thì nguy cơ cao trẻ đã bị táo bón. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tần suất đi ngoài của trẻ như:

  • Trẻ uống sữa công thức có tần suất đi ngoài ít hơn trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, tình trạng táo bón cũng thường gặp hơn.
  • Trẻ ăn thức ăn đặc cũng đi ngoài ít hơn bình thường do thời gian tiêu hóa lâu hơn.
  • Trẻ không được ăn đủ thức ăn thì trẻ cũng ít đại tiện hơn.
  • Trẻ dưới 6 tháng có giai đoạn giãn ruột sinh lý, tần suất đi ngoài có thể giảm. Giai đoạn này gặp ở trẻ từ 2 – 5 tháng tuổi.

Có thể mẹ quan tâm: Táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh

1.3. Trẻ căng thẳng mỗi lần đi đại tiện

Khi trẻ bị táo bón, việc đi đại tiện mỗi lần rất khó khăn do cơ bụng yếu, khó đẩy phân ra ngoài. Biểu hiện của sự căng thẳng, khó chịu mỗi lần đi đại tiện là:

  • Dùng sức rặn mạnh, gồng mình, siết chặt mông.
  • Đổ nhiều mồ hôi, mặt đỏ bừng lên.
  • Quấy khóc, la hét, sợ hãi mỗi lần đi tiêu.

biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ căng thẳng, khóc thét mỗi lần đi tiêu

1.4. Chướng bụng, đầy hơi – triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Chướng bụng, đầy hơi cũng là biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh. Bởi thức ăn được nạp vào nhưng không được tiêu hóa và đẩy ra ngoài khiến bụng căng chướng. Khi ấn vào bụng, mẹ có thể thấy được các khối rắn, cứng. Bên cạnh đó, trẻ có cảm giác đau khi bị chạm vào bụng và thường xuyên xì hơi có mùi nặng, khó chịu.

Tuy nhiên, chướng bụng, đầy hơi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó mẹ cần quan sát thêm các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh như hình dạng phân, tần suất đi ngoài…để khẳng định chính xác.

1.5. Thời gian đi đại tiện lâu hơn bình thường

Bởi tình chất phân cứng và khó ra, chính vì vậy trẻ thường có thời gian đi đại tiện lâu hơn bình thường. Khi thấy trẻ rặn nhiều nhưng phân vẫn không ra, thời gian đi đại tiện mỗi lần kéo dài hơn 30 phút thì nguy cơ cao trẻ đã bị táo bón.

1.6. Cảm giác đi ngoài chưa hết phân

Phân tắc trong trực tràng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài chưa hết phân. Dấu hiệu để mẹ nhận biết đó là trẻ buồn đi vệ sinh nhưng khó đi, đi sót phân. Trẻ cần ấn tay vào bụng hoặc cần trợ giúp để tống hết phân ra khỏi trực tràng.

1.7. Đau hậu môn khi đi ngoài – biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh

Do phân cứng, khô qua quá trình rặn để tống ra ngoài có cọ xát mạnh vào niêm mạc hậu môn gây đau rát. Phân cứng làm căng thành hậu môn nhưng không thoát ra ngoài được làm trẻ càng đau đớn hơn. Khi đại tiện, trẻ vô cùng khó chịu, quấy khóc vì đau.

1.8. Trẻ sơ sinh bị táo bón quấy khóc, biếng ăn

Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh bằng cách xem trẻ có quấy khóc, biếng ăn vô cớ hay không kết hợp thêm các dấu hiệu khác. Khi trẻ táo bón, bụng đầy chất thải khiến trẻ luôn khó chịu, biếng ăn và không muốn nhận thêm thức ăn nữa.

Hệ tiêu hóa không hấp thu thức ăn và đào thải chất bẩn, hệ vi sinh vật có thể phát triển gây bệnh cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc, ngủ không sâu giấc…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ táo bón biếng ăn, quấy khóc do hại khuẩn phát triển

1.9. Táo bón ra máu ở trẻ – biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh nguy hiểm

Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Một dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh mẹ cần hết sức chú ý đó là trẻ đi ngoài ra máu. Phân to, cứng cọ xát vào niêm mạc hậu môn gây chảy máu. Bên cạnh đó, khi trẻ cố rặn phân lớn có thể xuất hiện vết rách hoặc nứt vùng da xung quanh hậu môn gây chảy máu. Mẹ có thể quan sát thấy các vệt máu màu đỏ tươi ở chất thải của trẻ.

1.10. Phân có mùi khó chịu

Phân tắc trong trực tràng lâu ngày không được đào thải sẽ bị các vi sinh vật lên men thối. Khi được rặn và đẩy ra ngoài, phân của trẻ táo bón sẽ có mùi khó chịu hơn trẻ bình thường. Khi cảm thấy phân của trẻ có mùi khó chịu kết hợp với các biểu hiện táo bón ở trẻ khác, mẹ có thể khẳng định trẻ có đang bị táo bón hay không.

Mời mẹ thảo khảo thêm: Táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ có phải do bệnh lý?

2. Hình táo bón ở trẻ sơ sinh giúp mẹ dễ nhận biết

Nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh không khó nếu mẹ đã nắm rõ các triệu chứng và nắm rõ hình ảnh trẻ bị táo bón. Mẹ hãy cùng nhanh chóng tham khảo những hình ảnh sau đây để xem như thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh.

2.1 Hình ảnh phân trẻ bị táo bón

Hình ảnh phân trẻ bị táo bón là triệu chứng điển hình dễ nhận thấy nhất.

Phân của trẻ sơ sinh thông thường có tính chất lỏng hoặc sền sệt như mù tạt, màu nâu hoặc vàng. Phân su của trẻ có màu đen.

Phân của trẻ bị táo bón thường khô, cứng, thể hiện các mức độ mất nước khác nhau.

phân trẻ sơ sinh bị táo bón

Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh quan sát qua phân

dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh là phân cứng

Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh là phân cứng, bề mặt xù xì, khó rặn

triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh là phân dính máu

Táo bón ra máu tươi ở trẻ

2.2. Hình ảnh triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị táo bón cũng mắc kèm một số biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác như đau bụng, tức bụng. Vì khối phân khô cứng, trẻ bị táo bón có thể căng thẳng, đau hậu môn khi đi ngoài. Đôi khi, con vặn mình, rặn đỏ mặt nhưng vẫn không thể đi vệ sinh.

hình táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ căng thẳng, đau hậu môn khi đi ngoài

hình táo bón ở trẻ sơ sinh

Thời gian đi đại tiện lâu hơn bình thường

hình táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ hay quấy khóc, biếng ăn

hình ảnh táo bón ở trẻ

Trẻ chướng bụng, đầy hơi, sờ thấy cứng

3. Mẹ cần làm gì khi con bị táo bón

Tuy táo bón là bệnh lý thường gặp và không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, mẹ cần có những giải pháp khắc phục hiệu quả, trị dứt điểm táo bón cho trẻ:

3.1. Tăng lượng chất lỏng cho bé:

Mẹ có thể cho trẻ bú mẹ nhiều cữ hơn, cho trẻ uống nước đun sôi để nguội khi trên 6 tháng. Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên bổ sung thêm sữa mẹ, tránh uống nước vì chưa loại bỏ được hết vi khuẩn, vi sinh vật gây hại.

Khi tăng lượng chất lỏng, phân sẽ không còn cứng, đặc mà mềm, di chuyển trong đại tràng một cách trơn tru. Từ đó, trẻ sẽ không còn căng thẳng khi tiêu, phân dễ ra giúp trẻ không phải gồng mình, đỏ mặt mỗi lần đại tiện.

 3.2. Đổi sữa công thức cho bé

Nếu trẻ táo bón do sữa công thức, mẹ nên đổi loại sữa công thức phù hợp hơn như sữa có hàm lượng chất xơ HMO cao, sữa kết hợp probiotics… Bên cạnh đó khi pha sữa cần chú ý lượng nước thêm vào, đảm bảo tỉ lệ nước và sữa là chính xác.

 3.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mẹ

Sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng để hệ tiêu hóa của trẻ khỏe hơn, tránh táo bón. Mẹ nên ăn nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả tươi. Đồng thời bổ sung những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ khó tiêu…

 3.4. Massage bụng cho bé, Bài tập “đạp xe đạp”

Mẹ dùng 3 ngón tay đặt vào vùng bụng quanh rốn, xoa nhẹ quanh rốn mỗi lần 3 phút. Kết hợp với bài tập đạp xe co duỗi đầu gối sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng nhu động ruột, đẩy thức ăn xuống hậu môn.

bài tập đạp xe giúp giảm táo bón ở trẻ sơ sinh

Bài tập xe đạp giúp giảm táo bón hiệu quả ở trẻ sơ sinh

3.5. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Từ lâu, men vi sinh đã được biết đến như một biện pháp hiệu quả để tăng cường hiệu quả hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, táo bón…Theo nghiên cứu của các tổ chức y khoa hàng đầu thế giới, men vi sinh góp phần làm tăng 1,3 lần tần suất đại tiện hàng tuần, làm tăng khối lượng phân.

Có thể mẹ quan tâm: Cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em

4. Men 10 chủng BioAmicus – Giải pháp toàn diện khi trẻ có các dấu hiệu táo bón

Men 10 chủng BioAmicus Complete chứa 2 nhóm lợi khuẩn được nghiên cứu quan trọng nhất là Bifidobacteria và Lactobacillus, rất hữu ích trong việc tăng cường hoạt động tiêu hóa và giảm triệu chứng táo bón ở trẻ em:

  • Làm mềm, giảm độ đặc phân, giảm cảm giác đau, căng thẳng, chảy máu đi đại tiện.
  • Tăng khối lượng phân từ đó tăng tần suất đại tiện lên 1,3 lần.
  • Một số lợi khuẩn thuộc nhóm Bifidobacteria lên men tại acid lactic giúp tăng phân giải chất xơ khó tiêu, giảm tình trạng thức ăn ứ lại trong đại tràng làm đi ngoài khó ra.
  • Lợi khuẩn thuộc chi Lactobacillus Plantarum còn giúp tăng nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng mà không cần gồng mình.
  • Men 10 chủng BioAmicus tăng lợi khuẩn ức chế vi sinh vật gây hại, giảm đầy bụng, khó tiêu, phân có mùi dễ chịu.
  • Phân ra hết khiến bụng mềm, trẻ dễ chịu, không quấy khóc mỗi lần đi vệ sinh.
  • 5 chủng lợi khuẩn thuộc Nhóm Lactobacillus còn giúp tiết enzym tiêu hóa (amylase, trypsin) giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tăng cảm giác đói, giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng.

men 10 chủng đánh bay táo bón

Men 10 chủng BioAmicus hiệu quả toàn diện đối với táo bón ở trẻ

Với tác dụng hoàn hảo như trên, BioAmicus Complete chính là men vi sinh được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng. Sản phẩm đã vượt qua hàng rào kiểm định nghiêm ngặt để có mặt hơn 30 quốc gia trên thế giới và 3000 nhà thuốc tại Việt Nam.

Hy vọng với 10 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh đã tổng hợp trên, các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết cũng như có cách khắc phục kịp thời. Để biết thêm được nhiều kiến thức chăm sóc con nhỏ hữu ích, mẹ có thể liên hệ Hotline 1900.63.69.85 để được các dược sĩ BioAmicus giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan