Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, dù không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa của trẻ. Tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với những đặc điểm sinh lý của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ sớm nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi để có cách chăm sóc trẻ phù hợp.
Trong tuần đàu tiên, trẻ có thể đi ị 4-6 lần/ngày. Trong tuần tiếp theo, bé đi ị 1-2 lần/ngày hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào việc cho trẻ bú sữa công thức hay bú sữa mẹ.
Thông thường, trong vòng 6-12 giờ sau sinh, bẽ sẽ đại tiện phân su. Phân su là chất thải lấp đầy ruột trẻ trước khi sinh, thường sẫm màu (thường là màu xanh đen), không mùi, dạng lỏng. Sau 2-3 ngày, bé đi ngoài ra hết phân su, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá.
Với trẻ bú sữa mẹ, phân có thể giống với màu sắc và kết cấu của mù tạt. Còn trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa công thức, phân thường có màu vàng và đặc hơn so với trẻ sơ sinh bú mẹ.
Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên mẹ có thể nhầm lẫn bé bị táo bón với những đặc điểm sinh lý bình thường. Do đó, mẹ cần trang bị những kiến thức để sớm nhận biết bé 1 tuổi bị táo bón hay không? Từ đó, mới đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời cho trẻ.
Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón:
Đặc biệt, ba mẹ cần lưu ý quan sát đặc điểm của phân và tình trạng thể chất của trẻ để đánh giá được tình trạng táo bón.
Nếu tần suất đi tiêu của trẻ giảm đáng kể (dưới 2-3 lần ngày) và phân trở nên cứng, khô, vón cục thì đó có thể là dấu hiệu bé bị táo bón. Nếu trẻ bú mẹ không đi ngoài trong 5-7 ngày mà phân vẫn mềm, dạng lỏng và không đi kèm các dấu hiệu khác thì mẹ không cần lo lắng vì đây thường chỉ là hiện tượng giãn ruột sinh lý.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dễ nhầm lẫn trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón với tình trạng bình thường như trẻ ngủ hay rặn è è; trẻ cong người, vặn mình người khi ngủ. Bởi khi vừa mới chào đời, trẻ đang trong quá trình thích nghi với thế giới bên ngoài, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên bé sẽ thường xuyên ngọ nguậy, co mình... Việc có những biểu hiện khó chịu thoáng chốc, hay rặn è è và vặn mình không nhất thiết liên quan đến táo bón
Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón thường gặp ở trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa công thức. Do sữa công thức chứa những thành phần khó tiêu hơn sữa mẹ mà trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này chưa thực sự hoàn thiện.
Ngoài ra, trong một số loại sữa công thức có lượng protein vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột cũng khiến trẻ bị táo bón do phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này.
Sữa mẹ được cho là rất phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh do dễ tiêu, hầu như được hấp thu hoàn toàn, không có nhiều chất thải để tạo thành phân. Vậy tại sao bé bú mẹ vẫn bị táo bón? Trẻ bú mẹ mẹ hoàn toàn sẽ nhận dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ mà không cần bổ sung thêm các thực phẩm khác hay nước. Vì vậy, chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa và có thể gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Nếu mẹ ăn ít các thực phẩm giàu chất xơ, uống ít nước hoặc các thực phẩm dễ gây kích ứng thì trẻ dễ có nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra, có thể do trẻ đang sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn tới táo bón ở trẻ.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị táo bón cao hơn do gặp phải một số yếu tố sinh lý bẩm sinh cũng như hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện khiến việc tiêu hóa chưa ổn định, dễ bị rối loạn. Một số trẻ có thể mắc dị tật bẩm sinh như bệnh Hirschsprung - ngoại phình đại tràng bẩm sinh khiến phân khó di chuyển qua ruột. Ngoài ra, yếu tố di truyền trong gia đình cũng có thể là nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ.
Sau khi xác định được trẻ dưới 1 tháng tuổi bị táo bón thì mẹ làm sao để bé đi ị? Nếu như nguyên nhân không phải do bệnh lý mẹ có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này tại nhà cho bé.
Táo bón không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc kéo dài tình trạng táo bón có thể gây ra các vấn đề như sa trực tràng, viêm ruột, tắc ruột, nứt kẽ hậu môn, tích tụ độc tố do phân ứ đọng lâu ngày không được thải ra ngoài. Ngoài ra, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng do cảm giác đầy hơi, chướng bụng dẫn tới biếng ăn. Vì vậy, để tránh xảy ra các biến chứng do táo bón, mẹ cần quan sát trẻ để sớm phát hiện và tìm cách chữa trị tình trạng táo bón để trẻ nhanh chóng có được cảm giác dễ chịu, ăn uống ngon miệng và phát triển khỏe mạnh.
Hy vọng rằng bài viết “Nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi” đã cung cấp cho mẹ những thông tin chi tiết và hữu ích. Nếu mẹ cần thêm sự hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận sự tư vấn 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.