Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Mẹo chăm sóc trẻ 3 tuổi bị táo bón cùng thực đơn dinh dưỡng

Mục lục

Trẻ 3 tuổi bị táo bón thường do thói quen nhịn đi vệ sinh vì ham chơi hoặc sợ đau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi này thường khó nghe lời nên các biện pháp như massage bụng không còn hiệu quả. Xem ngay các Mẹo chăm sóc trẻ 3 tuổi bị táo bón cùng thực đơn dinh dưỡng sau đây để cải thiện tình trạng táo bón cho bé.

mẹo chăm sóc trẻ 3 tuổi bị táo bón

1. Tình trạng táo bón ở trẻ 3 tuổi

Trẻ bị táo bón thường có các dấu hiệu như: đi ngoài ít hơn, phân to, cứng hoặc như "phân thỏ"... Trẻ có thể căng thẳng, đau khi đi ngoài và thậm chí chảy máu do phân cứng gây tổn thương hậu môn. Ngoài ra, trẻ thường chán ăn hoặc bị đau bụng nhưng tình trạng này có thể cải thiện sau khi trẻ đi ngoài.

Trẻ 3 tuổi 5 ngày không đi ngoài là táo bón nghiêm trọng có kèm đau bụng, chướng bụng, biếng ăn. Trong khi, trẻ 3 ngày không đi ngoài là táo bón nhẹ hơn. 

Táo bón ở trẻ em được chia thành 2 loại chính:

  • Táo bón thực thể (5%): là táo bón thực thể xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể liên quan đến cấu trúc, thần kinh, rối loạn độc/ tăng chuyển hóa hoặc bệnh lý đường ruột. Tuy hiếm gặp nhưng cần được nhận biết sớm bởi có thể để lại các hậu quả nghiêm tọng.
  • Táo bón chức năng (95%): là tình trạng khó đi ngoài không do nguyên nhân thực thể.

Trẻ 3 tuổi dễ gặp táo bón do các nguyên nhân:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ: Thiếu rau, trái cây và ngũ cốc trong khẩu phần ăn dẫn đến phân cứng và khó di chuyển.
  • Thiếu nước: Khi trẻ không uống đủ nước, cơ thể sẽ hấp thụ nước từ phân, khiến phân trở nên khô và khó đi ngoài.
  • Căng thẳng tâm lý: Những thay đổi trong môi trường sống như chuyển nhà, bắt đầu đi học có thể làm trẻ cảm thấy lo lắng, dẫn đến táo bón.
  • Ngại đi vệ sinh: Trẻ có thể giữ phân lại vì sợ đau khi đi ngoài, không muốn gián đoạn chơi hoặc không muốn sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
  • Trẻ có các bệnh mạn tính: hội chứng ruột kích thích, chít hẹp đường ruột bẩm sinh,...

táo bón ở trẻ 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi dễ bị táo bón do ngại đi vệ sinh

2. Mẹo chăm sóc trẻ 3 tuổi bị táo bón

2.1. Làm mềm phân của trẻ

Làm mềm phân giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng. Điều này giúp duy trì thói quen tiêu hóa khỏe mạnh, tránh tâm lý sợ đi vệ sinh và cải thiện sức khỏe đường ruột, từ đó đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Để giúp làm mềm phân cho trẻ 3 tuổi bị táo bón, hãy tăng cường chất xơ từ thực phẩm như rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh,...), trái cây (táo, lê, kiwi, chuối chín, mận khô,...) cùng với các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt và các loại tương tự.

2.2. Đảm bảo trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước giúp hạn chê quá trình tái hấp thu nước ở ruột già, từ đó hạn chế táo bón.

Mỗi ngày trẻ 3 tuổi cần 1-1,5 uống lít nước (đã kể cả nước trong các món canh, nước ép. Mẹ có thể cho trẻ uống nước ép trái cây như lê, táo, mận khô cũng giúp làm mềm phân. 

Nếu không hiệu quả, có thể cho trẻ sử dụng thuốc làm mềm phân như Lactulose hoặc glycerin suppository nhưng phải có sự chỉ định của bác sĩ.

uống đủ nước giúp hạn chê táo bón ở trẻ 3 tuổi

Uống đủ nước giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ

2.3. Thay đổi thực đơn dinh dưỡng

Khi táo bón, mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm như: Rau xanh (cải bó xôi, bông cải), trái cây (táo, lê, mận khô), ngũ cốc nguyên hạt. Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung nước và vitamin tự nhiên.

Một thìa dầu nhỏ dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu hạt lanh vào buổi sáng cũng có thể hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ 3 tuổi.

Để hạn chế tình trạng táo bón lặp đi lặp lại kéo dài, mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có ít hoặc không có chất xơ (gạo trắng, bánh mì trắng), thực phẩm khó tiêu (đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, hành tây, thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị).

2.4. Bổ sung men vi sinh cho bé

Men vi sinh (probiotic) giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và giảm táo bón hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy men vi sinh chứa các chủng vi khuẩn như Bifidobacterium và Lactobacillus không chỉ cải thiện tần suất đi ngoài mà còn giúp phân mềm hơn, mang lại sự thoải mái và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa cho trẻ

Men vi sinh nên được bổ sung sau bữa ăn, kết hợp với chế độ ăn giàu chất xơ và uống đủ nước để đạt hiệu quả tối ưu. Đồng thời, nếu trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường hoặc mắc các bệnh lý về tiêu hóa, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

Men 10 chủng BioAmicus Complete chứa 10 chủng lợi khuẩn là dòng men vi sinh thế hệ mới, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm cung cấp nguồn Probiotics đa dạng, bao gồm 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacteria, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa táo bón ở trẻ 3 tuổi.

Sản phẩm nổi bật với công thức "5 KHÔNG": không chứa chất tạo màu, hương liệu thực phẩm, chất bảo quản, không có các thành phần dễ gây dị ứng như protein sữa, lactose,…và không sử dụng thành phần biến đổi gen nên an toàn cho trẻ.

men 10 chủng BioAmicus thổi bay táo bón

Men 10 chủng BioAmicus "đánh bay" táo bón

2.5. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hằng ngày

Phần lớn trẻ nhỏ mắc táo bón chức năng (80%-100%) có biểu hiện giữ phân và hầu hết các trường hợp này (>80%) là do trẻ từ chối đi vệ sinh trong bô hoặc nhà vệ sinh. Điều này càng đúng hơn với trẻ 3 tuổi bị táo bón. Bởi trẻ đang trong giai đoạn khám phá thế giới và ham chơi, có thói quen nhịn đi tiêu để được chơi nhiều hơn.

Để tập cho bé thói quen đi tiêu đều đặn, hãy khuyến khích trẻ ngồi trên bô hoặc nhà vệ sinh trong khoảng 5 phút sau khi thức dậy, sau bữa trưa và bữa tối. Mẹ cần hướng dẫn trẻ về tư thế ngồi cách giữ chân và bàn chân thoải mái, thư giãn vùng đáy chậu và cách rặn hiệu quả để trẻ dễ dàng đi ngoài.

Đồng thời, cha mẹ cần có những lời khen phù hợp khi trẻ đi vệ sinh thành công trong bô hoặc nhà vệ sinh. Tuy nhiên, không nên sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng như phần thưởng trong khi trẻ ngồi bô vì điều này có thể làm giảm hiệu quả tập luyện. 

2.6. Massage cho bé

Massage cho bé không chỉ giúp thư giãn mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón và cải thiện giấc ngủ.

Để giảm táo bón, mẹ có thể massage bụng bé bằng cách đặt bé nằm ngửa, dùng ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh bụng khoảng 5-10 phút mỗi ngày.

Massage chân và tay bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng từ gót chân đến ngón chân, từ vai xuống cổ tay, giúp bé thư giãn và tăng tuần hoàn.

Massage lưng thực hiện khi bé nằm sấp, nhẹ nhàng vuốt từ cổ xuống lưng bằng các động tác đều đặn.

Lưu ý: Nên sử dụng dầu massage an toàn cho bé, tránh thực hiện sau khi ăn hoặc khi bé khó chịu và luôn quan sát phản ứng của bé để điều chỉnh phù hợp.

2.7. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên để thúc đẩy sự co bóp của ruột, từ đó cải thiện nhu động ruột và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa. Các vận động như: 

  • Chơi ngoài trời: Đưa trẻ ra công viên, đi bộ, chạy nhảy hoặc chơi bóng.
  • Các hoạt động thể chất tại nhà: Nhảy dây, khiêu vũ, chơi trò chơi vận động như đá bóng, kéo co.
  • Khuyến khích thể thao: Đăng ký cho trẻ tham gia các lớp thể thao như bơi lội, cầu lông, hoặc bóng rổ.
  • Tạo thói quen vận động hàng ngày: Cùng trẻ thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, như đi bộ hoặc đạp xe.

khuyến khích trẻ 3 tuổi vận động và chạy nhảy thường xuyên

Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để đi tiêu dễ dàng hơn

3. Trẻ 3 tuổi bị táo bón nên ăn gì

3.1. Chuối

Chuối rất giàu chất xơ và thực sự hữu ích trong việc điều trị táo bón. 

Chuối có thể sử dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức: tươi, đóng hộp hoặc sấy khô. Chuối dễ dàng chế biến thành các món chính hoặc dùng trong bữa phụ như chuối kết hợp với kem, chia pudding, cắt lát trộn sữa chua hoặc salad trái cây. Ngoài ra, chuối cũng có thể được xay nhuyễn cùng sữa hoặc sữa chua để tạo nên những ly smoothie thơm ngon và bổ dưỡng.

3.2. Khoai lang

Khoai lang không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy nhu động ruột lành mạnh.

Mẹ có thể chế biến khoai lang bằng cách hấp, luộc, nướng, nghiền nhuyễn hoặc nấu thành súp. Khoai lang cũng có thể làm sinh tố để bé dễ uống hơn. Để tăng hiệu quả, mẹ nên kết hợp khoai lang với các thực phẩm giàu chất xơ khác.

3.3. Mồng tơi

Mồng tơi là một loại rau xanh rất tốt cho trẻ bị táo bón vì nó giàu chất xơ và nước, giúp làm mềm phân và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt, mồng tơi có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, giúp giảm táo bón hiệu quả.

Để trẻ 3 tuổi dễ ăn mồng tơi, mẹ có thể chế biến theo các cách sau:

  • Mồng tơi nấu canh: Nấu mồng tơi với đậu hũ hoặc thịt để bé dễ ăn.
  • Mồng tơi xào nhẹ: Xào với một ít dầu ăn và tỏi, tránh xào quá lâu để giữ lại chất dinh dưỡng.

Trẻ 3 tuổi bị táo bón nên ăn rau mồng tơi

Đọt mồng tơi trị táo bón cho trẻ

Lưu ý: Trẻ 3 tuổi có thể ăn mồng tơi nhưng mẹ nên kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay không, và điều chỉnh lượng ăn phù hợp để tránh gây khó chịu.

Mời mẹ xem thêm: Đọt mồng tơi trị táo bón cho trẻ

3.4. Sữa chua

Trẻ bị táo bón nên ăn sữa chua vì sữa chua chứa men vi sinh (probiotics) như Lactobacillus và Bifidobacteria, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa và kích thích nhu động ruột. 

Sữa chua là thực phẩm tốt cho trẻ, nhưng mẹ cần lưu ý cách cho bé ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi đói, tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Không cho trẻ ăn sữa chua có mùi lạ, lọ bị phồng hoặc sữa chua để qua đêm ngoài tủ lạnh. Tránh dùng sữa chua chung với thuốc kháng sinh.

Trẻ trên 3 tuổi ăn khoảng 1-2 hộp mỗi ngày, mẹ nên chọn sữa chua không đường hoặc ít đường để hạn chế lượng đường không cần thiết.

Để tăng hương vị và bổ sung chất xơ, mẹ có thể thêm trái cây giàu chất xơ như chuối, táo, hoặc lê vào sữa chua, giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Bên ngày sữa chua, mẹ cũng có thể lựa chọn men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho bé.

3.5. Sinh tố bơ

Một phần tư cốc bơ nghiền chứa khoảng 3 gram chất xơ và chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch. Sinh tố bơ là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ 3 tuổi bị táo bón, vì bơ giàu chất xơ và chất béo lành mạnh giúp làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, bơ còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, tốt cho sức khỏe của trẻ.

Để làm sinh tố bơ cho trẻ, mẹ có thể xay bơ với sữa, sữa chua hoặc thêm một ít chuối để tăng cường chất xơ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không cho trẻ uống quá nhiều vì bơ chứa nhiều calo và chất béo. Một khẩu phần vừa phải sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón mà không gây dư thừa năng lượng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích về trẻ táo bón nên ăn gì. Nếu mẹ cần giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 636 985  BioAmicus để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và tận tình, 24/7!



Bài viết liên quan