Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Giải pháp cho trẻ 8 tháng bị táo bón kèm thực đơn dinh dưỡng

Mục lục

Trẻ 8 tháng bị táo bón nên ăn gì, cần chăm sóc thế nào để con đi ngoài trơn tru? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm, nhất là những mẹ lần đầu chăm sóc bé. 

"Bé nhà e được 8 tháng, gần đây cháu đi ngoài rất khó khăn, 3 - 4 ngày mới đi một lần, mỗi lần đi lại quấy khóc vì đại tiện khó khăn, phân cứng. Việc ăn uống của bé cũng kém hơn. Cho em hỏi hiện tượng như vậy có phải là con bị táo bón? Em cần bổ sung dinh dưỡng cho cháu như nào để cải thiện tình trạng này?"

Chia sẻ của mẹ Đào Hà (Hưng Yên)

Đáp:

Chào mẹ! Bé 8 tháng 4 ngày không đi ngoài, đại tiện khó khăn, phân cứng, thì rất có thể là trẻ đã bị táo bón. Mẹ hãy bổ sung thêm rau, hoa quả, sữa chua, men vi sinh… trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện tiêu hóa, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng trẻ 8 tháng bị táo bón, hãy theo dõi bài viết sau đây!

trẻ 8 tháng bị táo bón nên ăn gì

1. Nhận biết táo bón ở trẻ 8 tháng

Dù không nguy hiểm, tình trạng trẻ 8 tháng bị táo bón vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bé. Việc nhận biết sớm các biểu hiện táo bón của bé sẽ giúp mẹ thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.

Sau đây là một số dấu hiệu điểm hình mà mẹ nên chú ý:

  • Số lần đi ngoài của bé trong tuần giảm đi đáng kể. Trung bình, bé 8 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 5 - 7 lần/tuần, còn trẻ bị táo bón thường chỉ đi 3 lần hoặc ít hơn mỗi tuần. 
  • Đi tiêu khó khăn hơn. Trẻ đi tiêu lâu hơn bình thường, khi đi bị đau đớn, quấy khóc, phải rặn nhiều, mặt đỏ ửng.
  • Phân cứng, nứt nẻ, to hơn hoặc vón cục như phân dê. Phân lớn có thể gây tắc cống.
  • Phân của bé có thể lẫn máu tươi. Nguyên nhân là do trong quá trình rặn, phân khô cứng có thể gây ra các vết rách nhỏ xung quanh thành hậu môn.
  • Trẻ quấy khóc thường xuyên vì khó chịu, biếng ăn, lười ăn. Đi kèm với đó là triệu chứng chướng bụng, căng bụng do khả năng tiêu hóa thực phẩm kém đi.

Mẹ có thể tìm hiểu cụ thể các dấu hiệu táo bón qua bài viết: 10 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân trẻ 8 tháng bị táo bón

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Trên các diễn đàn thường thấy rất nhiều thắc mắc của các mẹ về tình trạng này như: bé 8 tháng 2 ngày không đi ngoài, 3 ngày, 4 ngày, thậm chí là 7 ngày không đi ngoài…

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón:

  • Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Trẻ 8 tháng tuổi đang trong giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm. Táo bón có thể do hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi hoàn toàn với việc chuyển đổi từ sữa mẹ dạng lỏng sang các thực phẩm dạng rắn.
  • Bé bị thiếu nước: Khi bé bị thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước trong phân, khiến phân khô cứng, có đi tiêu.

Bé môi khô do mất nước

Bé bị thiếu nước dẫn tới táo bón

  • Do pha sữa công thức sai cách: Pha sữa công thức quá đặc hoặc không đúng tỷ lệ có thể làm cho hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng nên gây ra tình trạng táo bón.
  • Do mất cân bằng trong chế độ sinh dưỡng: Chế độ ăn uống hàng ngày của bé bị thiếu các nhóm chất quan trọng như chất xơ tự nhiên tư rau xanh, trái cây, vitamin, lại thừa chất đạm, chất béo… khiến trẻ bị táo bón.
  • Bé lười vận động: Bé lười vận động có thể khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại và dễ bị táo bón.
  • Do bị ảnh hưởng bởi thuốc: Trẻ mới tiêm phòng xong hoặc đang sử dụng kháng sinh hay một số loại thuộc đặc hiệu để điều trị bệnh… gây ảnh hưởng tới chức năng của ruột, làm gia tăng nguy ở trẻ bị táo bón. Ngoài ra, nếu trẻ đang bú mẹ và mẹ có dùng thuốc điều trị bệnh thì cũng sẽ bị ảnh hưởng. 
  • Do trẻ đang gặp phải một số bệnh lý: Một số bệnh lý như phình đại tràng, tổn thương trên đại tràng, ốm sốt… cũng có thể khiến bé khó đi tiêu.
  • Do di truyền: Trẻ có nguy cơ bị táo bón cao hơn nếu bố mẹ hoặc anh, chị trong gia đình thường xuyên bị táo bón.

3. Trẻ 8 tháng bị táo bón phải làm sao?

Tình trạng táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi có thể được cải thiện bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà. Dưới đây là những việc mẹ nên làm để giúp bé nhanh chóng vượt qua vấn đề này

3.1 Điều chỉnh sữa công thức cho trẻ

Nếu xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là do sữa công thức, mẹ hãy kiểm tra lại cách pha sữa công thức cho bé. Nếu đã pha đúng tỷ lệ mà bé vẫn còn táo bón, có thể cân nhắc đổi sang loại sữa có bổ sung chất xơ hoặc dành cho trẻ dễ táo bón.

pha sữa công thức đúng cách hạn chế táo bón

Điều chỉnh sữa công thức để khắc phục táo bón ở trẻ 8 tháng

3.2 Cho bé uống đủ nước mỗi ngày

Cung cấp đủ nước mỗi ngày cho bé 8 tháng tuổi cũng là một phần quan trọng giúp mẹ phòng ngừa và trị táo bón hiệu quả cho con.

Theo công bố của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ 6 - 12 tháng tuổi cần bổ sung 100ml nước/kg cân nặng mỗi ngày (kể cả sữa). Ví dụ: Bé 10kg cần bổ sung 1 lít nước/ngày, lượng sữa bé uống là 600ml thì cần uống thêm 400ml nước. 

Ngoài nước lọc và sữa công thức, trẻ 8 tháng có thể bổ sung một số loại nước khác như: Nước ép trái cây tươi, nước canh, súp…

3.3 Thiết lập lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, cách trị táo bón hiệu quả cho trẻ 8 tháng tuổi là mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Theo đó, mẹ hãy cân đối giữa các nhóm chất, tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho con.

3.4 Ngâm mông trong nước ấm và massage bụng cho bé

Trước hoặc sau khi tắm, mẹ có thể massage bụng nhẹ nhàng cho bé bằng cách lấy tay xoa bụng theo hình tròn trong khoảng 5 - 10 phút. Kết hợp massage với việc tắm, ngâm mông trẻ trong nước ẩm cũng sẽ là cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả.

3.5 Để con vận động nhẹ nhàng

Trẻ 8 tháng tuổi thường chưa thể tự vận động nhiều, nên mẹ hãy giúp con vận động nhẹ nhàng và nhiều nhất có thể. Mẹ có thể cân nhắc một số bài tập phù hợp với lứa tuổi như: trườn, bò, tênh, bài tập đạp xe đạp… Vận động nhiều hơn khiến cho nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả, đẩy lùi tình trạng táo bón.

bài tập đạp xe đạp

Cho trẻ tập những bài tập vận động phù hợp

3.6 Ngọn mồng tơi giúp trị táo bón hiệu quả

Một trong những cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian được nhiều mẹ bỉm áp dụng là dùng ngọn mồng tơi ngoáy hậu môn cho bé. Theo đó, mẹ chỉ cần lấy một ngọn mồng tơi non, rửa sạch, tước bỏ vỏ bên ngoài rồi đưa vào hậu môn của trẻ, ngoáy vài lần. Ngọn mồng tơi có chất nhờn, sẽ tạo độ trơn giúp cho bé dễ đi ngoài hơn.

3.7 Dùng nha đam trị táo bón

Sử dụng nha đam (lô hội) trị táo bón cũng là một trong những cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian đã được lưu truyền từ lâu. Theo đó, mẹ dùng lá nha đam tươi, tách lấy phần thịt bên trong rồi đem nấu với đường phèn. Thành phẩm thu được dịu ngọt, thanh mát như chè, cho bé ăn sẽ giúp nhuận tràng, trị táo bón hiệu quả.

3.8 Bôi vào hậu môn của trẻ một chút mật ong

Sử dụng mật ong bôi vào hậu môn của bé có thể giúp giãn các cơ vòng hậu môn. Nhờ vậy mà các chất thải thoát ra ngoài dễ hơn, giảm cảm giác đau rát cho trẻ. Mẹ hãy lấy tăm bông sạch, thấm mật ong rồi bôi đều bên ngoài và đưa sâu vào trong hậu môn khoảng 1cm. Chỉ khoảng 10 phút sau là con có thể đi đại tiện dễ dàng.

bôi mật ong vào hậu môn kích thích trẻ đi tiêu

Mẹo dùng mật ong trị táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi

3.9 Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Ngoài các cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón trên đây, mẹ có thể cho bé sử dụng thêm men vi sinh để cải thiện hiệu quả tình trạng trẻ 8 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài, 4 ngày, 5 ngày không đi ngoài… Mẹ nên ưu tiên các loại men vi sinh có chứa 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất cho hệ tiêu hóa là Prebiotics và Probiotics.

Một trong các loại men vi sinh được nhiều mẹ bỉm tại Việt nam tin tưởng, sử dụng hiện nay là BioAmicus Complete, thường được các mẹ biết đến với tên gọi men 10 chủng . Sản phẩm chứa đến 10 chủng lợi khuẩn quan trọng của hệ tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ 8 tháng bị táo bón sử dụng men vi sinh BioAmicus hỗ trợ ổn định nhu động ruột, hỗ trợ trẻ sẽ đi tiêu trơn tru hơn chỉ sau 2 - 3 ngày.

Mẹ cần tư vấn chi tiết hơn về men BioAmicus, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 636 985 để được hỗ trợ nhanh chóng.

TPBVSK BioAmicus Complete
TPBVSK BioAmicus Complete
480.000đ

4. Trẻ 8 tháng bị táo bón nên ăn gì?

4.1. Các thực phẩm nên ăn

Khi bé 8 tháng bị táo bón, mẹ nên thêm những thực phẩm sau đây vào thực đơn hằng ngày.

  • Các loại rau màu xanh lá: Cải bó xôi, súp lơ xanh, mồng tơi… chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho trẻ, giúp tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân, giúp bé khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón.
  • Các loại quả mọng: Dâu tây, táo, lê, nho, việt quất, kiwi… có chứa nhiều chất xơ hòa tan, vitamin và khoáng chất, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài việc cho trẻ ăn trực tiếp, mẹ có thể chế biến trái cây thành nước ép hoặc sinh tố thơm ngon.
  • Các loại hạt: Hạt óc chó, lanh, chia, hạnh nhân… cung cấp chất xơ không hòa tan, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện tình trạng táo bón của trẻ.
  • Sữa chua trẻ em: Trong thành phần của sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotics, có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện đường ruột, làm mềm phân cho bé. Vì vậy, mỗi ngày mẹ nên bổ sung thêm sữa chua vào khẩu phần ăn của con hoặc mix thêm với các loại trái cây khác cho trẻ dùng.

 4.2. Thực đơn dinh dưỡng chăm sóc hệ tiêu hóa

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng bị táo bón cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tăng cường rau xanh, trái cây, các loại hạt trong bữa ăn chính hàng ngày.
  • Loại bỏ khỏi thực đơn của trẻ các món ăn quá béo.
  • Chia nhỏ bữa ăn của trẻ từ 4 - 6 lần/ngày.
  • Cân nhắc, lựa chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa, giàu chất xơ để bổ sung cho trẻ.  Mẹ nên lựa chọn sữa mát, ít đạm, bổ xung chất xơ trong dinh dưỡng của trẻ.

Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng bị táo bón:

  • Các loại bột nghiền rau củ như: Bột bí xanh, Bột cà rốt và rau bina, Bột súp lơ xanh, Bột tôm nấu rau mùng tơi…
  • Các loại súp: Súp đậu hà lan, Súp tôm nấu bông cải xanh, canh khoai sọ nấu rau cải, súp khoai tây, củ cải...
  • Cháo khoai lang, khoai tây nghiền phô mai, 
  • Lê, mận, táo, chuối nghiền nhỏ ăn cùng sữa chua trong các bữa phụ cho trẻ…

các món bột rau xanh cho be

Bột rau củ bổ sung chất xơ, giảm táo bón cho bé

5. Bé 8 tháng bị táo bón có nên uống thuốc?

Đa phần trẻ 8 tháng bị táo bón thường không quá nghiêm trọng có thể điều trị tại nhà mà không cần dùng thuốc nếu mẹ phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp, bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Tuy nhiên, có một số ít trường hợp trẻ phải dùng thuốc để điều trị là khi: 

  • Táo bón kéo dài trên một tuần dù mẹ đã điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tăng cường vận động cho trẻ.
  • Bé bị đau bụng, căng cứng bụng, quấy khóc thường xuyên, đặc biệt là khi đi đại tiện.
  • Phân cứng, có lẫn máu tươi.
  • Táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi đi kèm với các biểu hiện khác như sốt, nôn mửa…

Vậy bé 8 tháng bị táo bón uống thuốc gì? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị táo bón cho trẻ 8 tháng tuổi. Cơ chế hoạt động chính của các loại thuốc này là làm mềm phân, giúp trẻ tống phân ra ngoài trơn tru hơn. Một số loại thuốc phổ biến có thể điểm tên như:

  • Thuốc làm mềm phân: Thuốc này thường sử dụng thông qua đường trực tràng, có nghĩa là bơm thẳng vào hậu môn của trẻ.
  • Thuốc tạo khối trị táo bón: Thuốc này sẽ tăng cường chất xơ, khi đi vào cơ thể sẽ có tính hút nước hoặc trương nở, kích thích nhu động ruột,  khiến phân tăng khối lượng, giúp phân mềm và dễ đẩy ra bên ngoài.
  • Thuốc tăng thẩm thấu trị táo bón: Thuốc giúp giảm hấp thụ nước ở thành ruột và tăng cường lượng nước trong lòng ruột, từ đó giúp phân mềm hơn và dễ đẩy ra bên ngoài.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cho trẻ 8 tháng bị táo bón cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Sử dụng thuốc đúng lượng, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Vậy là bài viết trên đây đã giúp các mẹ tổng hợp thông tin quan trọng về tình trạng trẻ 8 tháng bị táo bón cũng như cách khắc phục hiệu quả. Chúc con yêu sớm hết táo bón và phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ còn thắc mắc cần được dược sĩ BioAmicus giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!



Bài viết liên quan