Mẹ không đủ sữa mà con không chịu ti bình hay mẹ sắp phải đi làm mà con không hợp tác ti bình... Đây là nỗi trăn trở của rất nhiều mẹ gửi về cho Bioamicus. Mẹ đừng lo lắng! Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và những giải pháp hiệu quả để bé yêu chịu ti bình nhé!
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 25% trẻ lười bú bình ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, nếu trẻ biếng bú bình, mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả.
Một số nguyên nhân khiến trẻ từ chối bú bình, lười bú bình như sau:
Khi tiếp xúc với cơ thể mẹ, trẻ tiết ra hormone oxytocin (hormone hạnh phúc). Do đó, trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu mà bú bình không thể thay thế. Nhiều trẻ chỉ thích được rúc vào ngực mẹ để bú chứ không chịu bú bình.
Đặc biệt là núm ti bình cứng hơn ti mẹ rất nhiều, vì vậy trẻ không dễ bị đánh lừa và không chịu tiếp nhận bú bình.
Chọn bình sữa không phù hợp dễ khiến trẻ bị sặc và ọc sữa khi bú bình
Bé đã quen với ti mẹ mềm mại, đo đó nếu mẹ chọn bình sữa có núm vú quá cứng, quá to hoặc quá nhỏ có thể làm trẻ cảm thấy khó chịu khi bú.
Với các bé đang bú bình ngon lành mà đột nhiên biếng bú, nguyên nhân có thể do bình sữa không còn phù hợp với độ tuổi phát triển của con. Bé đã lớn mà núm vú quá nhỏ, khiến sữa chảy chậm, bé bú mãi mà không đủ no sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và từ chối bú những lần sau.
Trẻ mọc răng hay đang mắc các bệnh về tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, không chịu bú bình.
Ở giai đoạn khoảng 6 tháng tuổi, bé trong giai đoạn mọc răng, điều này làm bé bị ngứa hàm, đau nhức, bé sẽ trở nên lười bú, không hợp tác bú bình.
Hoặc khi trẻ đang bị ốm, đặc biệt là các bệnh lý về đường tiêu hóa, trẻ sẽ mệt mỏi, khó chịu, không có nhu cầu ăn uống, kể cả bú bình.
Tham khảo thêm: Trẻ biếng ăn khi mọc răng phải làm sao?
Nhiều mẹ khi mới tập cho bé ti bình, thường cho con ti mẹ trước, nhưng mẹ không ước lượng được bé đã bú bao nhiêu. Dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ, nằm ngang, do đó bé rất nhanh no. Nếu mẹ vừa cho bé ti mẹ xong mà tập ti bình thì bé sẽ không hợp tác ti bình.
Ngoài ra, bình thường trẻ có thói quen bú mẹ mọi lúc mọi nơi, không có cữ bú cụ thể nên mẹ nhầm tưởng bé nhanh đói. Nếu mẹ để cữ bú bình gần như bú mẹ thì trẻ cũng sẽ biếng bú vì bé chưa đói.
Trẻ sơ sinh thích bú trực tiếp sữa mẹ vì sữa ấm như cơ thể mẹ. Do vậy, khi chuyển qua sữa bình bé có biểu hiện từ chối ăn.
Nếu mẹ cho bé bú mình ở những nơi có nhiều kích thích như đồ chơi, ti vi... Không gian xung quanh thu hút trẻ, với tính tò mò trẻ sẽ dễ bị phân tâm trong quá trình bú.
Những thay đổi trong lịch sinh hoạt của bé như bé đi nhà trẻ hay bé về quê chơi, đi du lịch... cũng có thể ảnh hưởng đến nếp ăn của trẻ do trẻ cần thời gian thích nghi.
Trẻ nhỏ hay trải qua các giai đoạn khủng hoảng trong quá trình phát triển. Trong các giai đoạn đó, bé dễ cáu gắt, khó chịu với mọi thứ xung quanh. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng bú bình.
Có thể mẹ quan tâm: Thời kỳ biếng ăn sinh lý của trẻ
Nắm rõ được những nguyên nhân khiến trẻ biếng bú bình, mẹ nên tìm cách khắc phục nó. Sau đây là một số biện pháp hiệu quả, cải thiện tình trạng trẻ biếng bú bình, mẹ hãy tham khảo ngay.
Mẹ không nên đột ngột chuyển từ bú mẹ sang bú bình một cách đột ngột vì sẽ khiến trẻ bị sốc. Mẹ nên chuyển từ từ để bé thích nghi dần.
Đầu tiên, mẹ nên hút sữa mẹ vào bình. Đồng thời, nếu sữa nguội thì nên hâm nóng sữa gần với nhiệt độ của sữa mẹ (37- 40 độ C).
Mẹ có thể cho bé bú bình và bú mẹ song song giữa các cữ bú. Như vậy sẽ tập thói quen cho trẻ, không từ chối bú bình hay bú mẹ.
Khi mới thức dậy, khả năng bé tiếp nhận bú bình lúc này sẽ cao hơn
Khi mới thức dậy, trẻ đói và cần nạp năng lượng sau giấc ngủ dài nên muốn được bú luôn. Vì thế, khả năng bé tiếp nhận bú bình lúc này sẽ cao hơn.
Ngay khi thức dậy, trẻ còn hơi buồn ngủ, mẹ có thể cho bé bú bình luôn, tránh để bé quấy khóc. Vì con quấy khóc là dấu hiệu con đang quá đói, lúc này cho bé bú bình cũng khó khăn hơn.
Mẹ rất nóng lòng không biết trẻ biếng bú bình phải làm sao? Tuy nhiên, rời xa bé khi cho bé tập bú bình lại là một việc nên làm để cải thiện tình trạng này.
Khi cho bé tập bú bình, mẹ có thể tránh đi nơi khác. Điều này hạn chế tiếp xúc giữa da mẹ và bé, giúp bé tự lập hơn. Bên cạnh đó, khi không có mẹ, bé sẽ nhận thức được không có nguồn thức ăn của mình ở đây và tiếp nhận sữa bú bình.
Ban đầu, có thể cho bố hoặc bà cho bé ti bình. Nhưng dần dần nên tập cho bé cách tự cầm bình, thúc đẩy thói quen tự lập từ bé. Đồng thời giúp bé tự điều chỉnh tư thế để tránh bị sặc, gặp vấn đề khi tự bú bình.
Trẻ sẽ tiếp nhận bú bình dễ dàng hơn khi mẹ cho trẻ bú bình sữa và núm vú phù hợp. Mặc dù có cách phân loại núm vú và bình sữa theo độ tuổi, nhưng mỗi trẻ lại có cách bú riêng, không thể áp đặt nếu trẻ không thích. Có 1 số mẹo để chọn bình sữa cho bé thích hơn đó là:
Mẹ không nên ép buộc trẻ uống mà trước tiên, hãy khuyến khích bé ngậm bình và từ từ đưa bình sữa vào miệng bé. Hãy bắt đầu với 3 bước sau đây:
Các bước | Cách thực hiện | Lưu ý nếu trẻ không tiếp nhận |
Bước 1 | Tách riêng núm vú và bình sữa, xoa dọc theo miệng bé, đưa núm vú vào miệng bé. Điều này giúp bé làm quen và tiếp nhận núm vú. | Hãy thử lại sau |
Bước 2 | Khi đã đưa núm vú vào miệng bé, cho trẻ ngậm núm vú | Đặt ngón tay vào trong lỗ núm vú, xoa nhẹ đầu vú vào lưỡi bé. |
Bước 3 | Đổ từ từ vài giọt sữa vào núm vú (chưa cần bình sữa) | Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, ngừng khi trẻ không tiếp nhận nữa. |
Bước 4 | Cho bé bú bình hoàn chỉnh | Tiếp tục lặp lại các bước ở trên đến khi bé tiếp nhận một cách thoải mái. |
Khi đã phát hiện trẻ đói, mẹ nên cho bé bú bình luôn, lúc này sẽ dễ bú và bé bú được nhiều hơn
Tập cho bé bú bình khi đang đói cũng là một trong các giải pháp mẹ có thể thử áp dụng cho bé của mình. Khi đói, khả năng bé tiếp nhận nguồn sữa từ bình cũng tăng lên.
Vậy làm sao để biết trẻ đang đói? Mẹ hãy căn cứ vào các dấu hiệu sau đây:
Khi đã phát hiện trẻ đói, mẹ nên cho bé bú bình lần đầu. Nếu bé không chịu tiếp nhận, mẹ nên chờ 5 phút sau và mời bé bú bình lần 2. Lần này bé không chịu bú thì đợi khoảng 10 phút để cho bé bú lần 3.
Nếu bé vẫn không bú bình, mẹ nên đợi khoảng 2 – 3 tiếng nữa rồi cho bé bú bình lại. Bé vẫn không chịu thì mẹ hãy lặp lại các bước ở trên.
Khi mẹ đã thực hiện thử đủ các biện pháp trên nhưng vẫn xảy ra tình trạng trẻ quấy khóc không chịu bú bình, lúc này mẹ nên thay thế cách cho trẻ ăn. Những biện pháp khác được sử dụng như cho trẻ dùng thìa hoặc cho bé bú bằng ống tiêm. Điều này giúp bé biếng bú bình không bị bỏ đói và tập cai bú mẹ.
Các bước thực hiện cho bé bú bằng ống tiêm như sau:
Mẹ tìm cách để cải thiện tình trạng biếng bú bình của trẻ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần song song kết hợp tăng cường sức khỏe đường ruột. Bổ sung men vi sinh đa chủng chính là biện pháp hoàn hảo giúp đường ruột của trẻ khỏe mạnh, từ đó kích thích bé ăn ngon, giảm biếng ăn.
Rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé uống 5 giọt men vi sinh đa chủng Bioamicus Complete mỗi ngày, trước khi ăn 30 phút. Đồng thời duy trì từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Men vi sinh Bioamicus được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng để cải thiện chứng biếng ăn, chậm tăng cân, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên.
Men 10 chủng Bioamicus - Giải pháp hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ biếng bú bình
Hàng triệu bà mẹ ở Việt Nam và trên thế giới đã tin dùng và khẳng định hiệu quả vượt trội của sản phẩm. Bioamicus Complete chính là câu trả lời hoàn hảo cho các mẹ – trẻ biếng bú bình phải làm sao?
Mời mẹ xem thêm: |
Mẹ hãy trả lời các câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn chính xác và phù hợp nhất đối với tình trạng của bé
Sai lầm của mẹ là cho trẻ chơi điện thoại, xem tivi khi bú bình
Khi trẻ biếng bú bình, mẹ cũng cần hết sức chú ý những việc không nên làm để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Những việc mẹ không nên làm đó là:
Ép trẻ bú bình có thể khiến trẻ quấy khóc và cảm thấy sợ hãi
Trẻ biếng bú bình phải làm sao là câu hỏi thường gặp ở nhiều gia đình. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, các bậc cha mẹ có thể tìm ra giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng biếng bú bình ở trẻ nhỏ. Số máy Hotline 1900636985 sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí từ đội ngũ dược sĩ BioAmicus giàu kinh nghiệm, giúp cha mẹ nhẹ nhàng hơn khi nuôi con.
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại nhãn hàng BioAmicus
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Địa chỉ: Số 1 liền kề 12, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024.9999.9669
Hotline tư vấn: 1900 636985
Email: info@hunmed.vn
Các bài viết của BioAmicus Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Các sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh