Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng trong việc phát triển cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà trẻ hay khóc đêm vào giờ cố định, khiến bé chậm phát triển. Vậy trẻ khóc đêm đúng giờ do đâu, và có giải pháp gì cải thiện không? Mẹ hãy lắng nghe chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ khóc đêm đúng giờ có phải do yếu tố tâm linh
Khi trẻ được 2 – 3 tuần tuổi, trẻ sẽ có biểu hiện quấy khóc vào giờ cố định. Dân gian còn gọi là khóc dạ đề. Trẻ khóc kéo dài khoảng 3 tiếng và có thể kéo dài hơn 3 tuần.
Trẻ khóc đêm vào giờ nhất định là tình trạng phổ biến, tiếng khóc có thể tương tự với các tình trạng bệnh lý hoặc khó chịu. Mẹ cần nắm chắc các biểu hiện đặc trưng sau:
Trường hợp khóc dạ đề thường hết khi con được 4 tháng tuổi. Nếu kéo dài hơn có thể do nhiều nguyên nhân có tính chu kỳ.
Biểu hiện dữ dội, khó chịu của bé làm mẹ vô cùng lo lắng. Bà nội, bà ngoại lại than phiền do vấn đề tâm linh. Mẹ muốn tìm hiểu kỹ nguyên nhân do đâu. Sau đây là 6 lý do khiến con khóc đêm đúng giờ mẹ có thể tham khảo:
Trong dân gian quan niệm, ban đêm, khi mặt trời khuất bóng là giờ của cõi âm. Khoảng thời gian từ 1- 4 giờ sáng là lúc giao thoa cõi âm – dương. Vì vậy, khoảng thời gian ban đêm được cho là lúc ma quỷ hiện hình và trêu đùa người trần. Trẻ em có vía yếu nên dễ bị các yếu tố tâm linh “trêu” làm trẻ khóc vào ban đêm.
Một số nơi còn cho rằng trẻ khóc đêm rạng sáng là do người đã khuất về thăm con thăm cháu.
Tuy nhiên, thông tin này không có tính xác thực, hoàn toàn là truyền miệng. Trẻ khóc đêm tâm linh thường là nguyên nhân được tìm đến khi mẹ bất lực, không giải thích được do nguyên nhân khác.
Giấc ngủ của trẻ có 2 giai đoạn chính là giấc ngủ nhanh, ngắn (REM) và giấc ngủ sâu (NREM). Trong giấc ngủ sâu, trẻ lại ngủ theo 4 chu kỳ khác nhau, từ ru ngủ, đến ngủ nông, đến ngủ sâu và ngủ rất sâu.
Trẻ khóc đêm đúng giờ theo chu kỳ của giấc ngủ
Do đó, khi trẻ tự nhiên giật mình khóc thét, trẻ có thể đang chuyển chu kỳ ngủ hoặc trẻ gặp các vấn đề trong các giai đoạn ngủ:
Mời mẹ tham khảo thêm:
Khi mẹ cho trẻ ăn vào một giờ cố định vào buổi tối thì trẻ cũng có khả năng đói vào cùng một thời điểm. Đây có thể là nguyên nhân trẻ hay khóc vào ban đêm đúng giờ để đòi ăn.
Tương tự nếu bé ăn vào giờ cố định, trẻ sơ sinh chủ yếu là uống sữa, mỗi đêm trẻ thường tè vào đúng khung giờ. Nhiều bé nhạy với chất thải, bé khó chịu và tỉnh giấc, quấy khóc đêm. Lúc này, trẻ khóc để báo hiệu cho mẹ cần phải thay tã.
Trẻ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa khiến khóc đêm đúng giờ được đặt tên là hội chứng Colic. Hệ tiêu hóa của trẻ thường gặp các cơn co thắt bất thường. Các đợt co thắt này thường do tăng đột ngột nhu động ruột. Các xung động thần kinh có thể diễn ra vào những thời điểm tương tự nhau hàng đêm.
Hệ tiêu hóa của trẻ không ổn định, trẻ sẽ khó hấp thu thức ăn, sữa mẹ gây tồn đọng, dư thừa, từ đó làm trẻ đầy hơi, đau bụng vô cùng khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, lúc này trẻ đau đớn, bụng đau dữ dội và khóc thét.
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ khóc đêm. Trong những năm đầu đời, cùng với khối lượng chuyển hóa và tăng trưởng lớn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng rất hơn.
Trong khi đó, nhiều chu trình sinh trưởng, phân chia tế bào và chuyển hóa diễn ra vào ban đêm. Thiếu dinh dưỡng khiến con giật mình khóc đêm theo chu kỳ vào ban đêm.
Ngoài ra, từng vi chất nhất định cũng có những ảnh hưởng khác nhau tới giấc ngủ con trẻ:
Trẻ khóc đêm đúng giờ do thiếu vi chất
Canxi vừa cấu tạo nên xương, răng, vừa là thành phần quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh. Thiếu canxi, hệ thần kinh bị kích thích thường xuyên gây hưng phấn, dễ hoảng loạn. Đây là nguyên nhân phổ biến làm trẻ hay khóc đêm, hay giật mình, sợ hãi.
Thiếu Canxi, quá trình trao đổi chất cũng bị trì trệ. Trẻ hay mệt mỏi, uể oải, tinh thần sa sút khiến giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm quấy khóc.
Vitamin D3 có 2 vai trò đặc biệt quan trọng: giúp hấp thu mạnh mẽ canxi từ thức ăn, đồng thời kích thích sản xuất melatonin giúp con đi vào giấc ngủ sinh lý.
Thiếu vitamin D3 làm trẻ giảm hấp thu canxi, làm trẻ khóc đêm thường xuyên, ngủ hay vặn mình không sâu giấc.
Magie là nguyên tố giúp ổn định dẫn truyền thần kinh, giữ tinh thần ở trạng thái không bị kích thích quá mức. Bên cạnh đó, magie còn tham gia điều hòa hormone giấc ngủ sinh lý melatonin.
Thiếu Magie khiến trẻ tăng hoạt động thần kinh, khó ngủ, thường xuyên quấy khóc, quậy phá cả ban đêm và ban ngày.
Ngoài thiếu Canxi, D3, Magie, khi thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất sau sẽ gây khó chịu, hay khóc đêm:
Ở trẻ sơ sinh, trung tâm điều nhiệt kém làm cơ thể dễ bị mất nhiệt từ môi trường. Do chưa có khả năng run để làm ấm cơ thể, phần chất béo nâu (BAT) có vai trò đảm nhận việc giữ ấm, sinh nhiệt ở trẻ sơ sinh.
Thân nhiệt thay đổi vào một giờ cố định khiến trẻ quấy khóc đêm
Nếu trẻ bị rối loạn tổng hợp BAT dẫn tới việc tăng hay giảm thân nhiệt gây khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn. Ngoài ra, trẻ hay khóc đêm còn do 2 nguyên nhân bao gồm:
Như vậy, có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc con trẻ khóc đêm đúng giờ. Có những nguyên nhân đã được chứng minh bằng khoa học, cũng có nguyên nhân tâm linh chưa được kiểm chứng. Nếu mẹ liên tục nhận được sự cằn nhằn và lo lắng là do tâm linh, hãy bình tĩnh nhìn nhận lại tình trạng của con. Đặc biệt, cần xem xét con có gặp phải bất kỳ vấn đề nào khác không.
Thông thường, mức độ trẻ khóc đêm sẽ đạt đỉnh vào tuần thứ 6 và kéo dài đến hết tháng thứ 2. Tuy nhiên, với nhiều trẻ có thể kéo dài hơn, thậm chí hơn 3 tuổi vẫn còn tình trạng này.
Việc trẻ quấy khóc, khóc dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và gây suy sụp tinh thần của mẹ. Trẻ khóc đêm nhiều sẽ làm cơ thể suy nhược, chậm lớn, còi cọc…Với mẹ, mẹ có thể rơi vào khủng hoảng tinh thần, kiệt sức, có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Do đó, mẹ cần có biện pháp làm giảm việc quấy khóc đêm đúng giờ càng sớm càng tốt, tránh để lại hậu quả nặng nề cho cả mẹ và trẻ.
Lập tức dỗ cho con nín khóc là mong muốn của tất cả các mẹ. Trước tiên, mẹ cần giải quyết ngay các vấn đề con đang gặp phải:
Để xây dựng giấc ngủ trọn vẹn cho trẻ, giảm áp lực cho mẹ, có 6 phương pháp mẹ cần tuân thủ như sau:
Để đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động hiệu quả, mẹ cần xây dựng chế độ đi ngủ hợp lý tránh trẻ khóc đêm đúng giờ. Nếu ngủ quá sớm, khả năng con dậy vào giờ đêm là khá cao. Do hết dần hormone gây ngủ, trẻ sẽ tỉnh táo, đùa nghịch và đòi ba mẹ chơi cùng.
Theo chuyên gia, thời gian đi ngủ của trẻ em tốt nhất trong khoảng 20h30 – 21h. Đồng thời, các cữ ngủ ban ngày của trẻ không quá 8 giờ, tránh việc khó ngủ, quậy phá vào ban đêm.
Mẹ nên điều chỉnh lượng sữa trước khi đi ngủ của con khoảng 45 – 88ml để tránh trẻ quá đói hoặc quá no trước khi ngủ. Đồng thời, dinh dưỡng ban ngày cần đầy đủ 4 nhóm chất để giảm mệt mỏi, cạn kiệt sức lực vào ban đêm.
Chuyên gia khuyến khích mẹ có thể đổi sữa công thức sang sữa mẹ giúp giảm khóc đêm đúng giờ ở trẻ. Do sữa mẹ chứa melatonin – hormone giúp điều hòa giấc ngủ, giúp trẻ ngủ sâu giấc vào ban đêm, giảm tình trạng giật mình hay ác mộng.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bỏ cữ bú đêm của con khi trẻ đã được 6 tháng. Thời gian đầu sẽ hơi khó khăn. Nhưng hãy yên tâm, trẻ sẽ hết dần khóc đêm sau một thời gian cai sữa đêm.
Cho tới nay, giả thuyết mất cân bằng hệ vi sinh gây ra khóc đêm đúng giờ ở trẻ được coi là hợp lý trên cơ sở khoa học. Do đó, bổ sung men vi sinh cung cấp lợi khuẩn là giải pháp hiệu quả cải thiện khóc dạ đề.
Lợi khuẩn trong đường ruột sẽ tạo màng sinh học bảo vệ đường ruột, hạn chế các cơn đau bụng do tăng nhu động ruột ở trẻ. Do đó, trẻ sẽ không bị khó chịu, khóc thét mỗi đêm khi cơn đau ập đến.
10 chủng lợi khuẩn trong men vi sinh BioAmicus đáp ứng hoàn hảo các tác dụng trên. Ngoài ra, 2 nhóm quan trọng nhất với đường ruột là Lactobacillus và Bifidobacterium còn giúp tăng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường đề kháng đảm bảo con phát triển toàn diện.
Men 10 chủng và Vitamin D3K2 BioAmicus – Bộ đôi cho con ngủ ngon, chóng lớn
Bổ sung D3 K2 là biện pháp tăng cường hấp thu canxi hiệu quả, đem lại tác dụng kép: giảm các cơn giật mình, khóc thét vào ban đêm và phát triển chiều cao hiệu quả. Do trong thức ăn và sữa mẹ không thể cung cấp đủ nguồn D3 K2, nên mẹ cần bổ sung cho con qua các sản phẩm chuyên biệt.
BioAmicus Vitamin D3K2 chính là giải pháp bổ sung vitamin D3 và vitamin K2 – MK7 tinh khiết với ưu điểm:
Có một điều đặc biệt: Chất lượng sữa mẹ ảnh hưởng nhiều bởi giấc ngủ của mẹ. Mẹ thiếu ngủ, stress, ngủ ít, ngủ muộn, sữa mẹ cũng sẽ mang những yếu tố căng thẳng đó tới con. Vì vậy, hãy giữ tinh thần thoải mái nhất có thể.
Trước khi ngủ, mẹ nên dành khoảng 20 – 30 phút bên cạnh trẻ: đọc sách, ru ngủ, ôm ấp, vỗ về con… Lúc này, trẻ sẽ giảm căng thẳng thần kinh, cảm thấy an toàn đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên đi ngủ đúng vào giờ ngủ của trẻ, tránh các tiếng động làm trẻ thức giấc giữa đêm.
Đôi khi mẹ giật mình vì các nguyên nhân tâm linh có vẻ “rất hợp lý”. Dưới đây là một số cách lý giải cho những sự trùng hợp này.
Biểu hiện của tình trạng này là mỗi khi tiếp xúc với người có người thân vừa mất hoặc đi đám tang sẽ khóc thét lên vào ban đêm. Hoặc trẻ đang ăn ngon ngủ ngon nhưng gặp người lạ thì đột nhiên tính nết thay đổi, biếng ăn, quấy khóc vào buổi đêm.
Có thể giải thích do trẻ nhận biết người thân qua mùi hương và cảm nhận. Do đó, khi gặp người lạ, thần kinh bị kích thích gây lo lắng, làm trẻ khóc đêm nhiều.
Mỗi lần mẹ cho trẻ ra ngoài buổi tối sẽ bị “ma trêu”, quấy nhiễu. Con ở nhà thì không sao nhưng đi chơi làm trẻ hay khóc vào đúng 12 giờ đêm.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thay đổi môi trường. Trẻ bị nhiễm gió lạnh vào bụng sẽ gây lạnh bụng, vào đầu gây đau đầu do thóp mỏng.
Để giải quyết, mẹ cần hạn chế cho trẻ ra ngoài vào ban đêm, nếu phải ra ngoài, cần che chắn cẩn thận, che thóp cho trẻ.
Giữ ấm cho trẻ khi đưa con ra ngoài, bé bớt quấy khóc về đêm
Nhà có phong thủy xấu hoặc con sinh vào giờ xấu thì sẽ “khó nuôi”, dễ cáu bẩn, quấy khóc, quậy phá gia đình. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan niệm dân gian.
Ban đêm nhiệt độ thay đổi, nhất là vào những hôm thời tiết thất thường, phòng không kín gió. Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến trẻ khó chịu, hay khóc đêm.
Để giải quyết tình trạng này, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian đốt vía cho trẻ, làm ấm không khí để trẻ ngủ ngon hơn. Đồng thời chú ý hướng gió, đặt hướng giường hợp phong thủy, “có kiêng có lành” cho trẻ ngủ ngon vào ban đêm.
Cho đến nay, vẫn chưa có những khẳng định chính thức về việc trẻ khóc đêm đúng giờ trên cơ sở khoa học hay do tâm linh. Do đó, mẹ cần chú ý xây dựng các biện pháp ngủ theo nguyên tắc khoa học, đồng thời áp dụng những mẹo dân gian để giấc ngủ trọn vẹn. Nếu mẹ cần thêm tư vấn, hãy liên hệ ngay hotline 1900 636 985.
1. Sleep and thermoregulation
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2468867319301804?via%3Dihub#bib0210