Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nguyên nhân bé khóc đêm khó ngủ - có phải do thiếu vi chất

Mục lục

Trẻ khóc đêm khó ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của mẹ. Vậy trẻ khóc đêm khó ngủ do đâu, liệu có cách nào cải thiện? Bài viết sau đây, chuyên gia Bioamicus sẽ giúp mẹ giải đáp chi tiết về vấn đề này nhé!

trẻ khóc đêm khó ngủ
1.Những yếu tố chi phối giấc ngủ của bé

Dưới đây là những yếu tố tác động đến giấc ngủ của trẻ:

1.1. Nồng độ Melatonin

Melatonin được biết đến là hormone giấc ngủ, có tác dụng chính trong việc điều hòa chu kỳ ngủ – thức, điều chỉnh nhịp sinh học của trẻ.

Khi trời tối, tuyến tùng trong não bộ sẽ tăng tiết melatonin. Cơ thể sẽ dần rơi vào trạng thái buồn ngủ: giảm cortisol – hormon căng thẳng, mí mắt mỏi muốn sụp xuống, thở chậm. Và khi trời sáng, nồng độ melatonin sẽ giảm đi, trẻ tỉnh táo và chơi đùa.

Toàn bộ quá trình tiết melatonin chịu ảnh hưởng bởi nồng độ vitamin D và các vi chất như magie, kali… Ngoài ra, trẻ cũng nhận melatonin từ sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời. Đây là nguồn bổ sung chính khi con chưa thể tự sản xuất Melatonin.

Trẻ cai sữa quá sớm, khi cơ thể chưa tự sản xuất Melatonin thường khó đi vào giấc ngủ, quấy khóc sau cai sữa. Thiếu melatonin khiến trẻ khó ngủ, khi khóc khó dỗ và kém phát triển về lâu dài.

1.2. Nồng độ vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ, một số thuyết được đưa ra như sau:

  • Nhiều thụ thể của vitamin D nằm trong não có liên quan đến giấc ngủ. Thiếu vitamin D có thể làm giảm hoạt động của những vùng này.
  • Quá trình sản xuất Melatonin phụ thuộc vào vitamin D. Nồng độ vitamin D thấp có thể dẫn đến giảm melatonin và gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Thiếu vitamin D có thể gây rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ, giật mình khi ngủ và quấy khóc nhiều.

Vitamin D được bổ sung bằng các tiền chất, phổ biến nhất là D3. Có trong thực phẩm giàu vitamin D3 như cá hồi, trứng gà, thịt bò,… Tuy nhiên, vitamin D3 bị phân hủy khi chế biến nên không thể bổ sung bằng ăn uống.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ bằng thực phẩm bổ sung. Các sản phẩm này cần được kiểm định nghiêm ngặt và đáp ứng nồng độ đạt chuẩn.

vai trò của vitamin DThiếu vitamin D3 ảnh hưởng tới hoạt động não bộ và giảm sản xuất melanin, gây khó ngủ

1.3. Kích thích thần kinh

Khi não bộ ở trạng thái kích thích, hưng phấn, trẻ thường trằn trọc khó đi vào giấc ngủ. Trong khi ngủ thì dễ bị giật mình và dễ thức giấc. Các yếu tố ảnh hưởng đến thần kinh và giấc ngủ của trẻ là:

  • Hoạt động của trẻ lúc sát giờ ngủ như nghịch ngợm, xem tivi hay điện thoại… dễ gây kích thần kinh gây khó ngủ.
  • Nồng độ canxi trong máu: Canxi tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Nên khi thiếu canxi, quá trình ức chế thần kinh diễn ra. Trẻ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc ức chế quá mức. Không chỉ làm trẻ mất ngủ kéo dài mà có thể gây rối loạn thần kinh.

1.4. Nhiệt độ cơ thể

Vào ban ngày, hormon cortisol sẽ được tiết ra để duy trì sự tỉnh táo và giữ nhiệt độ cơ thể là 37 độ C. Khi về đêm, hoạt động của hormon Melatonin sẽ được tăng cường để đưa cơ thể vào trạng thái ngủ. Đồng thời, giảm dần nhiệt độ cơ thể để thích hợp cho việc ngủ. Hầu hết trẻ sẽ giảm khoảng 1 độ C khi ngủ.

Nhiệt độ phòng ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ khi ngủ của trẻ. Nếu nhiệt độ quá nóng ở mùa hè hoặc quá lạnh ở mùa đông, có thể làm trẻ khó ngủ, dễ tỉnh giấc về đêm.

Nhiệt độ phòng thích hợp nhất cho giấc ngủ của trẻ là 26-28 độ C.

1.5. Các yếu tố môi trường

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Nếu không gian quá ồn ào hoặc quá nhiều ánh sáng cũng khiến trẻ khó ngủ, dễ giật mình. Hoặc khi được mặc quá nhiều quần áo, trẻ bị toát mồ hôi nhiều. Cảm giác khó chịu cũng khiến trẻ khó ngủ.

Mẹ nên lựa chọn phòng ngủ yên tĩnh, quần áo thoáng mát dễ chịu để bé có một giấc ngủ sâu.

Các yếu tố môi trườngPhòng ngủ quá nóng hoặc ồn ào đều có thể khiến trẻ tỉnh giấc và quấy khóc

1.6. Chu kỳ thức – ngủ

Giấc ngủ của trẻ gồm 2 giai đoạn là REM và NREM. Giấc ngủ REM hay còn gọi là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh. Có nhịp thở và nhịp tim nhanh hơn khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ có thời gian 2 giai đoạn này tương đương. Nên trẻ thường khó đi vào giấc và dễ giật mình.

Ngoài ra, trẻ có thể tỉnh vào ban đêm do đói và cần bú sữa mẹ. Điều này xảy ra phổ biến ở trẻ trong 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng, trẻ vẫn có thể tỉnh giấc nhưng không đòi bú, có thể do đã hình thành thói quen tỉnh giấc đòi bú từ trước. Khi đã thức giấc thì việc cho trẻ ngủ trở lại không phải dễ dàng.

Chủ yếu tình trạng khóc đêm khó ngủ, khó dỗ là do trẻ thiếu melatonin hoặc bị kích thích thần kinh. Và nhiều khả năng do thiếu vi chất, đặc biệt là vitamin D3 và Canxi

2. Biểu hiện trẻ khó ngủ khóc đêm do thiếu vi chất

Mỗi vi chất sẽ đóng những vai trò riêng trong cơ thể. Vì thế, thiếu vi chất khác nhau khiến trẻ khóc đêm kèm các biểu hiện khác nhau.

2.1. Thiếu canxi, D3

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi vào máu. Mà Canxi chiếm tỷ lệ cao trong xương, răng và tóc. Nên khi trẻ thiếu canxi hay D3 sẽ biểu hiện rõ nhất trên các bộ phận này, cụ thể:

  • Trẻ khó ngủ, dễ bị tỉnh giấc về đêm.
  • Tóc rụng thành hình vành khăn, thường ở sau gáy.
  • Thóp lâu liền (lớn hơn 18 tháng), xương khớp biến dạng: chân chữ O, chữ X, chậm biết đứng và biết đi.
  • Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều khi ngủ, đặc biệt là ban đêm.
  • Mọc răng chậm, răng yếu dễ bị sâu.

be-khoc-dem-kho-ngu (3)

2.2. Thiếu Kẽm

Bên cạnh bé khóc đêm khó ngủ, thiếu kẽm còn có các biểu hiện đặc trưng khác như:

  • Rụng tóc
  • Móng tay, móng chân của trẻ có đốm trắng, giòn, dễ bị gãy.
  • Răng miệng có mùi, có rêu lưỡi trắng và răng không sáng bóng như những em bé khác.

2.3. Thiếu vitamin B12

Thiết vitamin B12 ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe. Vì đây là vitamin tham gia sản sinh tế bào hồng cầu và bảo vệ sự nguyên vẹn ống thần kinh. Mẹ cần nhận biết tình trạng thiếu B12 ở trẻ sớm qua các triệu chứng sau:

  • Trên tim mạch: trẻ cảm thấy khó thở, tim đập nhanh
  • Da xanh xao, tái nhợt, lòng trắng mắt có thể vàng
  • Trẻ chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Tình trạng nặng có thể sụt cân, chậm lớn.

Mời mẹ tham khảo thêm:

Trẻ khóc đêm không dỗ được [KHẮC PHỤC NGAY]
Trẻ khóc đêm không chịu bú – Còn cách nào dỗ con?

3. Khóc đêm khó ngủ có hết dần khi trẻ lớn hơn?

Khi trẻ chỉ khó ngủ do kích thích thần kinh hoặc chưa ổn định sinh lý thì sẽ không nguy hiểm. Tình trạng này sẽ hết khi trẻ lớn lên. Mẹ có thể không cần quá lo lắng.

Nhưng khi trẻ khóc đêm khó ngủ do nguyên nhân bệnh lý, đặc biệt là thiếu vi chất. Thì sẽ không giảm khi con lớn mà ngày càng nghiêm trọng. Khiến trẻ chậm phát triển về xương, thể chất lẫn trí não.

Lúc này mẹ cần phải bổ sung kịp thời và sớm nhất các vi chất cần thiết cho con.

4. Giải pháp tạm thời dỗ trẻ khóc đêm

Mẹ có thể áp dụng các phương pháp dỗ trẻ khó ngủ dưới đây trong một vài lần con khó ngủ. Nhưng quan trọng hơn vẫn là giải quyết đúng nguyên nhân cho trẻ.

Tạo tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng được tạo ra từ nhiều loại âm thanh khác nhau về tần số. Tạo ra một tiếng ồn dễ chịu, giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Tiếng ồn trắng đã được chứng mình có hiệu quả với cả trẻ sơ sinh. Và đã được áp dụng để rèn trẻ, tạo thói quen ngủ đúng giờ.

Vỗ về nhẹ nhàng

Trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm với thái độ của mẹ. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi mẹ dịu dàng và yêu thương. Vì thế dù mẹ đang cáu giận ví tiếng khóc của con, cũng hãy cố gắng bình tĩnh. Vỗ về nhẹ nhàng để con ngủ trở lại.

Giải pháp tạm thời dỗ trẻ khóc đêm

Quấn bé

Đối với trẻ sơ sinh, quấn khăn mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ như:

  • Giúp trẻ cảm thấy an toàn như trong bụng mẹ nên dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế phản xạ Moro gây giật mình tỉnh giấc.
  • Hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ

Khi trời nóng bức mẹ cũng không nên quấn khăn vì có thể làm trẻ bức bối, rất khó vào giấc. Quấn bé thường áp dụng với trẻ sơ sinh dưới 3-4 tháng tuổi.

Cho bú mẹ

Trẻ thường cảm thấy buồn ngủ khi bú mẹ. Do lúc này hormon cholecystokinin giải phóng ở ruột. Khiến trẻ cảm thấy no và buồn ngủ. Khi bú đêm, melatonin trong sữa mẹ cũng giúp con dễ ngủ hơn.

Khi trẻ bắt đầu buồn ngủ nên ngưng bú. Đung đưa trẻ trên tay đến khi con ngủ sâu mới nhẹ nhàng đặt con xuống giường.

5. Bổ sung vi chất – khắc phục từ nguyên nhân cho trẻ khóc đêm khó ngủ

Vi chất không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tác động đến hệ cơ quan khác. Vì thế, con cần được bổ sung đầy đủ vi chất từ sớm.

Đặc biệt là với vitamin D3 thường thiếu nếu chỉbổ sung qua thực phẩm. Nên mẹ cần bổ sung sớm cho con bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Một sản phẩm nhập khẩu từ Canada đang được các chuyên gia nhi khoa khuyên dùng là Vitamin BioAmicus D3 K2-MK7.

Vitamin tinh khiết BioAmicus D3 K2-MK7, bạn đồng hành cho giấc ngủ trọn vẹn

Vitamin BioAmicus D3K2-MK7 là sản phẩm chứa thành phần kép là vitamin D3 và vitamin K2 dạng MK7. Bộ đôi giúp hấp thu tối đa canxi vào máu và xương, đảm bảo trẻ có một giấc ngủ ngon, trọn vẹn và một bộ xương chắc khỏe.

be-khoc-dem-kho-ngu (5)

Bioamicus D3K2 - Bí quyết cho giấc ngủ khỏe mạnh

Được sản xuất bằng dây chuyền tiên tiến nhất, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về hàm lượng và độ tinh khiết của Canada. Sản phẩm đang được tin dùng tại hơn 30 quốc gia, bao gồm cả Anh, Pháp, Đức… Hiện nay, sản phẩm đã phát triển mạnh tại Việt Nam với hơn 5000 điểm bán. Mang lại sức khỏe và giấc ngủ ngon cho hàng triệu em bé.

Bé khóc đêm khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Những vẫn luôn là nỗi lo của các bậc cha mẹ. Mong rằng, bài viết đã giúp mẹ chăm sóc con đúng cách khi con khó ngủ. Nếu mẹ còn thắc mắc nào hãy truy cập ngay BioAmicus hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn tận tình.



Bài viết liên quan