Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ khóc đêm không chịu bú - Còn cách nào dỗ con?

Mục lục

Chắc hẳn mẹ nào cũng ít nhất một lần cảm thấy cáu giận và mất bình tĩnh khi con quấy khóc liên tục. Đã dỗ dành nhiều cách nhưng con không nín. Cho con bú nhưng con không chịu. Vậy còn cách nào khác để dỗ khi trẻ khóc đêm không chịu bú? Mẹ hãy xem ngay bài viết nhé.  

tre-khoc-dem-khong-chiu-bu (6)
1. Nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú và quấy khóc đêm

Trẻ khóc đêm bỏ bú có thể do sự thay đổi sinh lý trong quá trình phát triển. Hoặc báo hiệu trẻ đang bất thường về sức khỏe. Đặc biệt là thiếu hụt dinh dưỡng và hệ tiêu hóa hoạt động kém.   

1.1. Bé khóc đêm bỏ bú do nguyên nhân sinh lý

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ phát triển liên tục. Có nhiều sự thay đổi về thể chất khiến trẻ khó chịu, hay khóc đêm và không chịu bú. 

Điển hình nhất là giai đoạn trẻ bắt mọc răng. Nướu sưng, răng nhú lên gây đau nhức và quấy khóc. Sự khó chịu trong miệng và mệt mỏi trong cơ thể khiến trẻ không muốn bú mẹ.

1.2. Hệ tiêu hóa kém, trẻ khóc đêm nhiều, từ chối bú mẹ

Tiêu hóa kém là một trong những lý do thường gặp nhất khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và bỏ bú. Khi bú quá nhiều hoặc đang mắc bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, lồng ruột, xoắn ruột… Thức ăn không tiêu hóa được sẽ gây đây hơi và khó chịu. 

Bụng hơi phình chướng, trẻ xì hơi nhiều nhưng lại không đi ngoài được. Cơ hoành có thể gây khó thở. Những triệu chứng khó chịu này khiến trẻ không ngủ được, không bú được và quấy khóc liên tục. 

Hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: số lượng lợi khuẩn, chất xơ và sức đề kháng của trẻ… 

Hệ tiêu hóa kém, trẻ khóc đêm nhiều, từ chối bú mẹ

Hệ tiêu hóa kém, trẻ khó chịu từ chối bú mẹ 

1.3. Trẻ khóc đêm do thiếu vi chất, khó dỗ ngủ trở lại 

Thiếu vitamin D3

Là dạng bổ sung chính của vitamin D. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, thiếu Vitamin D liên quan đến việc giảm thời gian ngủ và hiệu quả giấc ngủ kém hơn. Hơn nữa, Còn có thể gây rối loạn nhịp sinh học như đi ngủ muộn. [1]

Cơ chế chủ yếu do các thụ thể vitamin D có mặt ở các vùng não như vùng dưới đồi, nhân raphe và chất xám trung tâm của não giữa. Tham gia vào quá trình điều hòa giấc ngủ. [2]

Vì thế thiếu vitamin D có thể khiến trẻ khó ngủ, dễ quấy khóc về đêm. Đặc biệt, khi đã tỉnh thì rất khó ngủ trở lại. 

Thiếu canxi 

Nghiên cứu cho thấy, nồng độ canxi trong máu cao hơn ở các giai đoạn ngủ sâu nhất như chuyển động mắt nhanh (REM). Thiếu canxi có thể gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là không có giấc ngủ sâu REM hoặc giấc ngủ REM bị xáo trộn. Quá trình phục hồi giấc ngủ bình thường đạt được khi khôi phục mức canxi trong máu. 

Thiếu canxi có thể do nhiều nguyên nhân như: Chế độ ăn nghèo nàn canxi. Hoặc do thiếu vitamin D3 – phương tiện vận chuyển canxi từ ruột vào máu. 

1.4. Do sữa mẹ có mùi, vị lạ, bé đói nhưng không chịu bú

Khi trẻ quấy khóc đêm do đói, tìm kiếm ti mẹ liên tục nhưng lại không chịu bú. Có thể do sữa mẹ có mùi, vị lạ. Hoặc trẻ đã quen với sữa công thức nên không thích sữa mẹ. Lúc này, mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mẹ và bé. 

– Mẹ ăn nhiều thức ăn tanh, nặng mùi như: hành, tỏi, hẹ, hải sản… hoặc uống dầu cá, điều trị bệnh  bằng kháng sinh. Sữa có mùi tanh nên con không uống. 

– Vệ sinh bầu ngực không đúng cách, tích tụ cặn sữa. Sữa có mùi hôi con cũng sẽ từ chối bú mẹ. 

Do sữa mẹ có mùi, vị lạ, bé đói nhưng không chịu búSữa có mùi lạ trẻ không chịu bú, quấy khóc đêm

1.5. Con giật mình khóc đêm, từ chối bú vì cảm thấy khó chịu

Khi tự nhiên con bú ít hẳn và quấy khóc liên tục. Mẹ nên nghĩ ngay đến việc con đang cảm thấy khó chịu do các vấn đề sức khỏe như: cảm lạnh, nghẹt mũi, mọc răng, tưa lưỡi, đau họng… 

Bên cạnh ít bú và khóc nhiều, trẻ còn có các biểu hiện khác như: 

– Giật mình, khóc thét 

– Khóc dai dẳng, kéo dài hơn 3 giờ và khó nín

– Có thể kèm theo nôn trớ, bứt rứt và hay cáu gắt

1.6. Trẻ khóc đêm không chịu bú do không đói

Không ít mẹ có tâm lý, cứ con khóc đêm thì sẽ cho con bú để dỗ. Tuy nhiên, trẻ quấy khóc đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân như: đầy tã, giật mình, phản xạ Moro, thiếu vitamin D3 và canxi…

Vì thế, nếu không phải con khóc vì đói thì không cần cho bú. Mẹ nên cố gắng giải quyết đúng nguyên nhân và đáp ứng đúng nhu cầu của con để con nín khóc.  

Mời mẹ tham khảo thêm:

Trẻ khóc đêm ra mồ hôi trộm có bất thường?
Trẻ khóc đêm không dỗ được [KHẮC PHỤC NGAY]

2. Trẻ khóc đêm không chịu bú có đáng lo ngại?

Không phải tất cả trường hợp trẻ khóc đêm không chịu bú đều đáng lo. Nếu nguyên nhân là do sinh lý hoặc do mùi vị sữa và chế độ sinh hoạt thì không nghiêm trọng. Vì đây là chỉ là tín hiệu con gửi đến mẹ để được chăm sóc đúng cách hơn. 

Trẻ khóc đêm không chịu bú có đáng lo ngại

Chăm sóc con đúng cách và xác định đúng nguyên nhân trẻ khóc đêm bỏ bú

Tuy nhiên, khi quấy khóc và bỏ bú là biểu hiện của thiếu vi chất và các bệnh lý. Có thể tác động xấu đến sự phát triển của con. Là vấn đề đáng lo ngại mà mẹ cần phải giải quyết ngay. Tránh để lại hậu quả lâu dài như: còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu canxi và D3. Chậm lớn và kém phát triển trí não do giảm hấp thu ở hệ tiêu hóa…

Mẹ cần xác định đúng nguyên nhân con bỏ bú và quấy khóc để có cách xử lý đúng. Và cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con là luôn cần thiết. 

3. 5S – Tuyệt chiêu dỗ bé ngủ không cần cho bú

Khóc là cách duy nhất để con đánh thức bố mẹ về đêm. Nhưng sau khi khóc trẻ lại rất khó ngủ trở lại. Biết rõ điều đó, tiến sĩ nhi khoa Harvey Karp (Hoa Kỳ) đã cho ra đời phương pháp 5S. Giúp cha mẹ dỗ dành trẻ dễ dàng hơn. 

3.1. Lý do 5S hiệu quả 

Phương pháp 5S là viết tắt của 5 hành động: Swaddle (Quấn kén), Side-stomach position (Tư thế nằm sấp), Shush (Suỵt), Swing (Đung đưa), Suck (Bú).

Những hành động này tương tự với nhịp điệu mà em bé trải nghiệm trong bụng mẹ. Giúp trẻ được xoa dịu, thư giãn, cảm thấy gần gũi và dễ đi vào giấc ngủ trở lại. Những phản ứng làm dịu bẩm sinh bày được tác giả ví như “công tắc tắt” khi quấy khóc và “bật” khi đi ngủ tự nhiên ở trẻ. 

3.2. Chuẩn bị trước khi thực hiện 5S 

Khi nghe tín hiệu “khóc” của con, trước khi cho bú hay áp dụng phương pháp 5S. Mẹ hãy kiểm tra tã và quần áo của con. Khi tã bẩn hoặc quần áo chật, ướt hãy thay ngay cái mới cho con. 

Nếu không có gì bất thường hoặc con đang khóc vì lý do khác hãy áp dụng 5S cho con. 

3.3. Hướng dẫn thao tác dỗ trẻ khóc đêm không chịu bú

Quấn kén

Quấn kén quanh mình giúp con được giữ ẩm cơ thể. Cảm thấy an toàn hơn giống như đang được ở trong bụng mẹ. 5 bước quấn kén bao gồm: 

– Bước 1: Mẹ trải khăn hình thoi trên giường và gấp mép trên xuống. Sau đó đặt bé lên trên khăn, sao cho cổ trùng với mép khăn vừa gấp. 

– Bước 2: Tay phải của bé xuôi theo người. Nâng tay trái và kéo khăn phủ lên người bé. Tạo thành nửa đầu chữ “V”

– Bước 3: Tiếp tục gấp phần chăn bên dưới qua chân và nhét sau vai trái của bé. Nhét phần còn lại của mép quanh cánh tay. Chú ý không để chăn che miệng hay mũi của bé.  

– Bước 4: Kéo chăn từ trên vai trái xuống ngực tạo thành nửa sau chữ “V”

– Bước 5: Giữ chặt các phần đã quấn, phần còn lại của chăn được quấn quanh ngực bé. Tránh quấn quá chặt khiến trẻ khó chịu. 

Hướng dẫn thao tác dỗ trẻ khóc đêm không chịu bú5 bước quấn kén cho bé ngủ ngon

Tư thế nằm sấp/ nằm nghiêng

Khi được bế ở tư thế nằm nghiêng hoặc đặt nằm sấp, bé có thể kích hoạt cơ chế làm dịu tự nhiên. Và dễ dàng chìm lại vào giấc ngủ. Sau khi bé ngủ, mẹ nên đặt con nhẹ nhàng xuống giường. Để con ngủ ở tư thế nằm ngửa như bình thường. 

Suỵt

Suỵt là âm thanh bắt chước tiếng ồn trong bụng mẹ như tiếng máu chảy quay nhau thai vả tử cung, tiếng thở của mẹ. Mẹ nên suỵt lớn tiếng để có hiệu quả tốt nhất. Việc không gian quá yên tĩnh có thể khiến trẻ cảm thấy sợ và quấy khóc hơn. 

Đung đưa

Mẹ bế em bé trên tay hoặc cho bé nằm nôi. Nhẹ nhàng đung đưa với nhịp chậm và ổn định. Giúp bé có cảm giác thoải mái như trong bụng mẹ. 

Khi bế con đung đưa, mẹ nhớ hãy đỡ đầu, cổ và cơ thể của con. Do phần xương của con còn non nớt, dễ tổn thương kể cả với tác động nhỏ như: ngửa cổ quá về phía sau. 

Bú/ Mút

Bú hay mút là phản xạ tự nhiên của của trẻ có thể giúp trẻ nín khóc. Mẹ có thể cho con ngậm ti mẹ hoặc thay bằng núm vú giả. Tuy nhiên, nếu con không thích mẹ không nên ép buộc con. 

Chuẩn bị trước khi thực hiện 5S 

4. Khắc phục trẻ khóc đêm bỏ bú

Dưới đây là những giải pháp giúp con hết khóc và bú mẹ đều đặn trở lại: 

4.1. Giữ bình tĩnh và không ép trẻ ăn 

Nếu con quấy khóc liên tục, cho bú nhưng con không chiu. Thì hẳn rất khó để mẹ giữ được sự bình tĩnh. 

Lúc này, mẹ hãy ra ngoài vài phút, hít thở thật sâu và tự chấn tĩnh bản thân. Cố gắng hiểu con hơn, xem con đang cần điều gì để đáp ứng. Đặc biệt là không ép con bú hay ăn thứ gì khi đang khóc. Vì thức ăn có thể chảy vào đường thở gây ra sặc rất nguy hiểm. 

4.2. Cho trẻ “ăn trong mơ” nếu trẻ khóc đêm không chịu bú

Dạ dày của trẻ nhỏ không chứa được nhiều sữa cùng một lúc. Cứ khoảng 2 -3 giờ trẻ cần được bú lại. Vì thế, sau khi con hết khóc hoặc bắt đầu buồn ngủ mẹ hãy cho con “ăn trong mơ” (dream feed). 

Đây là phương pháp cho trẻ bú khi đang liu diu ngủ. Giúp giữ dạ dày trẻ no đến sáng, tránh việc lại tỉnh giấc do đói và quấy khóc. 

4.3. Giảm cữ bú đêm, cho trẻ bú nhiều hơn vào ban ngày 

Trẻ từ 4-6 tháng tuổi trở lên, lượng calo cung cấp ban ngày đã đủ cho giấc ngủ cả đêm. Trẻ không cần thức dậy để nạp tiếp năng lượng. Vì thế, đây có thể thời điểm mẹ nên giảm cữ bú đêm cho bé. 

Một số dấu hiệu giúp mẹ quyết định nên cai sữa đêm cho con: 

– Con trong độ tuổi từ 4 – 6 tháng tuổi

– Con mọc răng và có hiện tượng xỉn màu. Do răng không được vệ sinh sau khi bú đêm

– Con thức dậy quấy khóc vào đêm nhưng không chịu bú

Mẹ nên cho trẻ bú no vào ban ngày. Giảm cữ bú vào ban đêm theo thời gian, tránh giảm đột ngột. 

4.4. Bắt đầu một quá trình cho ăn mới

Khi trẻ bỏ bú do sữa có mùi vị khó chịu, mẹ đã thay đổi chế độ sinh hoạt nhưng con vẫn không chịu bú. Hoặc mẹ đang điều trị bệnh bằng thuốc. Nên cân nhắc việc dùng sữa công thức. Đảm bảo cho con đủ năng lượng và dinh dưỡng để phát triển cả ngày. 

Đặc biệt, khi tình trạng bỏ bú xảy ra cả đêm và ngày mẹ nên cho bé tập ăn dặm. Tuy nhiên, khi trẻ đủ 6 tháng tuổi trở lên mới có thể bắt đầu ăn dặm. 

Bắt đầu một quá trình cho ăn mớiTrẻ bỏ bú có thể là tín hiệu để bắt đầu một hành trình cho ăn mới

4.5. Bổ sung canxi và vitamin D3

Để trẻ có một giấc ngủ ngon, không quấy khóc mẹ cần đảm bảo trẻ đang được cung cấp đủ vitamin D3 và canxi. 

Bổ sung vitamin D3

Bổ sung đủ hàm lượng vitamin D3 qua thực ăn hàng ngày, cho trẻ tắm nắng hoặc thực phẩm bổ sung. Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ qua thực phẩm bổ sung. Vì D3 bị phân hủy khi chế biến thức ăn. Và trẻ tắm nắng để tổng hợp D3 có nguy cơ ung thư da cao hơn lợi ích. 

Lượng vitamin D3 hàng ngày cần thiết cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi là 400 IU. Trẻ từ 1- 13 tuổi là 600IU. 

Bổ sung canxi

Lượng canxi thiết yếu cho trẻ nhỏ được khuyến cáo cho trẻ 0-6 tháng tuổi là 20mg/ngày. trẻ từ 7-12 tháng là 260mg/ngày. Trẻ 1 -3 tuổi là 700mg/ngày. 

Mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ qua thực phẩm như: sữa, sữa chua, phô mai, các loại hải sản, đậu phụ… Hoặc các loại thực phẩm bổ sung giàu canxi. 

Một số lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ để đạt trẻ giảm quấy khóc, chịu bú sữa mẹ: 

– Cho trẻ uống canxi cùng thức ăn để tăng hấp thu canxi vào máu. 

– Bổ sung cùng vitamin D3 và K2 để tăng hấp thu canxi từ thức ăn.

BioAmicus – Bộ đôi toàn diện cho con ăn khỏe, ngủ sâu

Hai vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết khi trẻ khóc đêm không chịu bú là kém tiêu hóa và giấc ngủ. 

tre-khoc-dem-khong-chiu-bu (5)

BioAmicus Complete – men 10 chủng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh 

Hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng. Nghĩa là số lượng lợi khuẩn chiếm ưu thế 85%. Những lợi khuẩn này có vai trò cung cấp 95% serotonin của cơ thể. Giúp điều hòa tinh thần, giấc ngủ và sự thèm ăn của trẻ. 

BioAmicus Complete cung cấp tới 10 chủng lợi khuẩn và 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều. Khôi phục nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon ngủ kỹ. 

BioAmicus Vitamin D3K2– Đủ vi chất con ngủ sâu 

Sản phẩm chứa thành phần vitamin D3 và K2 tinh khiết. Với công thức kết hợp tuyệt vời, mỗi liều chứa đủ hàm lượng D3 và K2 cần thiết cho trẻ. 

Không chỉ bổ sung D3 giúp điều hòa giấc ngủ của trẻ. Thành phần K2 còn tăng vận chuyển canxi từ máu vào xương, giúp phát triển tối đa chiều cao của trẻ. 

Bộ đôi BioAmicus giúp con phát triển toàn diện: ăn ngon miệng, giấc ngủ sâu và cao lớn vượt trội. Hỗ trợ giải quyết nỗi lo con quấy khóc, bỏ bú, chậm lớn. Là bộ đôi quan trọng và cần thiết cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. 

Nếu trẻ khóc đêm không chịu bú, mẹ hãy áp dụng phương pháp 5S để con ngủ ngon trở lại. Bổ sung đủ canxi, vitamin D3 và lợi khuẩn giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ thần kinh ổn định và một giấc ngủ sâu. Nếu mẹ còn thêm thắc mắc nào hãy truy cập vào BioAmicushoặc gọi đến hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí. 

 


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan