Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Không ít mẹ gặp phải tình trạng con ra mồ hôi trộm nhiều và quấy khóc dữ dội về đêm. Dù mẹ đã giữ phòng mát, không đắp chăn nhưng con vẫn không hết. Vậy tình trạng trẻ khóc đêm ra mồ hôi trộm có phải bất thường không? Con đang thiếu chất gì? Mẹ hãy xem ngay nhé.
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng trẻ chảy mồ hôi khi ngủ vào ban đêm. Xảy ra ngay cả khi thời tiết mát mẻ và mặc ít quần áo. Số lượng mồ hôi nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trán, nách, háng và lưng.
Mồ hôi trộm ra nhiều lúc ngủ, làm ướt quần áo, gối và chăn ga chỗ trẻ nằm. Có thể khiến trẻ khó chịu, dễ bị giật mình tỉnh giấc khi ngủ. Vì thế, ra mồ hôi trộm thường kèm theo trẻ quấy khóc vào ban đêm.
Khóc đêm ra mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu bình thường hoặc bất thường ở trong quá trình phát triển của trẻ.
Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 6381 trẻ em. Nhằm xem xét tỷ lệ mắc và yếu tố liên quan đến đổ mồ hôi trộm về đêm của trẻ.[1] Kết quả cho thấy:
– Mồ hôi trộm phổ biến ở trẻ em, có đến 12% trẻ đổ mồ hôi đêm hàng tuần.
– Bé trai có nguy cơ ra mồ hôi trộm nhiều hơn ở bé gái.
Quấy khóc, ra mồ hôi trộm khi ngủ gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Phổ biến nhất là trẻ 3-6 tháng tuổi.
Việc ra mồ hôi trộm khóc đêm là bình thường khi nguyên nhân là do sinh lý hoặc môi trường:
Quá trình trao đổi chất ở trẻ nhỏ xảy ra mạnh để đáp ứng sự phát triển của trẻ. Nhiệt sinh ra do các quá trình này sẽ được tỏa ra khỏi cơ thể bằng cách đổ mồ hôi. Nhằm bảo vệ cơ thể, chứ không hề có tác động xấu.
Ngoài ra, một số trẻ được sinh ra trong gia đình có di truyền ra mồ hôi nhiều, tuyến mồ hôi thường hoạt động mạnh. Do đó, sẽ ra mồ hôi trộm nhiều về đêm.
Khi được đặt trong một môi trường quá ấm, trẻ sẽ tự điều hòa thân nhiều bằng cách đổ mồ hôi. Nhiều phụ huynh sợ con lạnh nên thường cho con đắp quá nhiều chăn hoặc duy trì nhiệt độ phòng quá ấm.
Điều này vô tình lại thành nguyên nhân con ra mồ hôi trộm nhiều và dễ bị cảm.
Cho trẻ mặc quá ấm khi ngủ có thể khiến con ra nhiều mồ hôi để điều hòa nhiệt độ cơ thể
Ở những trẻ không thường xuyên bị ra mồ hôi trộm. Mà gần đây xuất hiện nhiều, mồ hôi đầm đìa, quấy khóc dữ. Mẹ nên cẩn trọng vì đó có thể là biểu hiện của thiếu chất hoặc bệnh lý.
– Nhiều vi chất và vitamin có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến mồ hôi. Vì thế khi thiếu một trong những chất này, cơ thể trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi để báo hiệu.
– Một số bệnh lý thường có triệu chứng khóc đêm mồ hôi trộm ở trẻ như: bệnh lý tim mạch, chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)…
Dưới đây là tổng hợp những vi chất ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi về đêm ở trẻ:
Canxi tham gia vào quá trình trao đổi chất ở thần kinh trung ương. Khi thiếu canxi, hoạt động trao đổi chất gián đoạn. Vỏ não liên tục kích thích, hưng phấn dẫn đến tăng tiết mồ hôi.
Thiếu canxi gây đổ nhiều mồ hôi trộm, quấy khóc kèm theo trằn trọc khó ngủ về đêm. Nếu thiếu canxi mức độ nặng sẽ ảnh hưởng đến phát triển xương của trẻ như: còi xương, xương đầu to, chân vòng kiềng…
Một trong những triệu chứng sớm nhất của thiếu vitamin D ở trẻ là đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vùng đầu. Ngoài ra, thiếu vitamin D còn có các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau xương, chuột rút và trầm cảm.
Vitamin D3 là dạng cung cấp nhiều vitamin D nhất cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung D3 qua thực phẩm chức năng. Vì vitamin D3 bị phân hủy khi chế biến, nên bổ sung qua thức ăn không hiệu quả. Ngoài ra, vitamin D3 còn được tổng hợp dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng nguy cơ ung thư da cho trẻ cao hơn lợi ích nhận được nên không được khuyến cáo.
Trẻ thiếu vitamin D3 gây ra khóc đêm, đổ mồ hôi nhiều khi ngủ
Vitamin B12 cần thiết cho quá trình sản sinh tế bào hồng cầu và duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Vì thế, thiếu vitamin B12 để lại những tác động nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.
Dấu hiệu quan trọng để nhận biết thiếu B12 ở trẻ là đổ mồ hôi trộm. Cơ chế chính xác thì cần được nghiên cứu thêm. Nhưng có giả thuyết cho rằng ra mồ hôi trộm có thể do hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm cột sống khi thiếu B12.
Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra thiếu máu hay thiếu hồng cầu. Hồng cầu bị thiếu dẫn đến giảm vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Dẫn đến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều. Kết hợp với mệt mỏi, đánh trống ngực, chóng mặt, khó thở, da xanh xao, chân không yên…
Mời mẹ tham khảo thêm:
Trẻ khóc đêm ưỡn người biểu thị điều gì? |
Trẻ hay khóc đêm sau cai sữa có sao không? |
Dưới đây là những điều mẹ nên làm khi trẻ khóc đêm ra mồ hôi trộm:
Trước hết, để con ngủ ngon mẹ cần giữ cho môi trường xung quanh bé thoáng mát khi ngủ:
– Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, từ 26-28 độ C
– Không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo khi ngủ. Vừa khiến con khó cử động, bí bách vừa làm con nóng không ngủ được.
– Tránh đeo bao tay, bao chân khi ngủ, gây bức bối và đổ mồ hôi chân cho trẻ.
– Đặc biệt, với trẻ dưới 1 tuổi, chuyên gia khuyến cáo không cần cho con ngủ với nhiều chăn, gối xung quanh để tránh ngạt.
Nhiệt phòng 26-28 độ C phù hợp cho giấc ngủ của trẻ
Khi bị ra mô hôi, da của trẻ luôn ẩm ướt. Là điều kiện để vi khuẩn phát triển gây bệnh. Hoặc trẻ có thể bị cảm lạnh do chính mồ hôi của mình. Vì thế, mẹ cần lau người trẻ thật sạch bằng khăn mềm khi trẻ ra mồ hôi. Đặc biệt ở các vị trí: lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ, gáy, lưng…
Ngoài ra, mẹ nhớ tắm rửa đều đặn hàng ngày cho trẻ. Da sạch giúp trẻ thoải mái hơn, tránh vi sinh vật gây bệnh.
Trong mồ hôi chứa tới 98-99 % là nước, 10% là muối và các chất khác. Khi trẻ bị ra mồ hôi trộm nhiều, kéo dài có thể gây ra tình trạng mất nước và điện giải. Dẫn đến trẻ mệt mỏi và suy kiệt cơ thể.
Do đó, mẹ cần theo dõi dấu hiệu mất nước và điện giải ở trẻ, gồm:
– Môi, lưỡi và da khô, lạnh
– Trẻ cảm thấy khát nước
– Trẻ tiểu ít, tã không bị ướt trong thời gian dài (2-3 tiếng)
– Có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ
– Khóc không ra nước mắt
Nếu trẻ mất nước – điện giải mức độ nặng thường kèm theo ngủ li bì, không chịu uống nước, nếp véo da lâu mất đi khi bị véo…
Trẻ ra mồ hôi nhiều mẹ cần bổ sung đủ nước cho con. Khi con có biểu hiện mất nước nghiêm trọng, cần mang trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Theo dõi dấu hiệu mất nước và điện giải để bổ sung kịp thời cho trẻ
Nếu tình trạng ra nhiều mồ hôi trộm do thiếu vi chất, mẹ cần bổ sung đủ cho con. Khi hàm lượng vi chất được duy trì đủ, tình trạng ra mồ hôi trộm cũng sẽ thuyên giảm dần.
Mẹ có thể bổ sung các bổ sung vi chất qua các thực phẩm sau:
– Canxi: sữa, phô mai, nước cam, hải sản, hạnh nhân, khoai lang, bông cải xanh…
– Vitamin B12: thịt bò, ngao, cá mòi, cá hồi, trứng…
– Sắt: Thịt gia súc, gia cầm, đậu, cải bó xôi, trứng, hạt bí ngô, đậu hà lan, đậu phụ…
Riếng với vitamin D3, các chuyên gia nhi khoa khuyên mẹ nên bổ sung bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BioAmicus Vitamin D3&K2 là sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Canada. Kết hợp 2 vitamin cần thiết cho trẻ phát triển khỏe mạnh là D3 và K2.
– Mỗi giọt chứa 2,5µg vitamin D3 và 4µg vitamin K2. Hàm lượng cao, dạng giọt dễ uống giúp trẻ dễ uống, dễ tiếp thu, hiệu quả tối ưu.
– Công thức kết hợp D3 và K2 mang lại tác dụng kép. Vừa giúp trẻ ngủ ngon, không lo mồ hôi trộm vừa tăng phát triển xương tối đa. Đây chính là giải pháp được công nhận trên hơn 30 quốc gia.
BioAmicus Vitamin D3K2-MK7 là giải pháp tuyệt vời hỗ trợ giải quyết khóc đêm, ra mồ hôi trộm ban đêm. Cho con có một giấc ngủ ngon, phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, kết hợp với K2 tăng cường canxi vào xương cho con cao lớn mỗi ngày.
Trẻ khóc đêm ra mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc thiếu vi chất ở trẻ. Mẹ cần xử trí sớm cho trẻ để con có giấc ngủ ngon, phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ còn thắc mắc nào cần giải đáp hãy truy cập BioAmicus hoặc gọi đến số hotline 1900 636 985 để được tư vấn tận tình.
1. Night sweats in children: prevalence and associated factors
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21427123/