Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ cai sữa khóc đêm có sao không? Lời khuyên cho mẹ

Mục lục

Sau cai sữa, trẻ có nhiều thay đổi về thói quen và dinh dưỡng gây khó chịu. Đặc biệt, vào ban đêm trẻ hay quấy khóc, làm mệt mỏi cho cả mẹ và bé. Vậy trẻ cai sữa khóc đêm phải làm sao? Hãy cùng chuyên gia Bioamicus hướng dẫn chi tiết qua bài viết dưới đây!

trẻ cai sữa khóc đêm

1. Nguyên nhân bé cai sữa xong hay khóc đêm

Trẻ hay khóc đêm sau cai sữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: hay ốm vặt, suy nhược tinh thần do thiếu ngủ… Mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp, tránh để lại hậu quả.

5 nguyên nhân chính gây tình trạng bé hay khóc đêm sau cai sữa:

Trẻ bị đói hoặc khát

Trẻ có thể đang quen với việc được cho bú sữa vào ban đêm, vì vậy khi cai sữa đột ngột, trẻ có thể sẽ bị đói hoặc khát vào ban đêm nên dễ quấy khóc. Nếu bữa tối trẻ ăn ít hoặc vận động nhiều trước khi ngủ, đến đêm trẻ sẽ dễ bị đói.

Trẻ thiếu melatonin từ sữa mẹ

Melatonin là hormon trong sữa mẹ giúp điều hòa giấc ngủ, tăng thời gian ngủ sâu. Khi cai sữa, trẻ không nhận được nguồn melatonin tự nhiên từ sữa mẹ, cơ thể cũng chưa thích ứng tự sản sinh melatoin. Từ đó trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình quấy khóc giữa đêm.

Ngoài ra, thời gian bú mẹ thường là lúc trẻ được xoa dịu và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Khi cai sữa, con gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh và tự xoa dịu để đi vào giấc ngủ.

Trẻ rối loạn tiêu hóa do thiếu hụt kháng thể

Sau cai sữa, trẻ không nhận được lượng kháng thể tự nhiên trong sữa mẹ. Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập gây ốm vặt, mệt mỏi, quấy khóc.

Chưa thích nghi được với đồ ăn mới

Thức ăn mới có thể gây biếng ăn, rối loạn tiêu hóa với trẻ có hệ tiêu hóa yếu. Từ đó, trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D3K2 làm giảm hấp thu canxi, gây rối loạn giấc ngủ của trẻ.

Thiếu cảm giác an toàn

Cai sữa đêm là một sự thay đổi lớn đối với trẻ. Trẻ bú mẹ không chỉ được cung cấp dinh dưỡng mà còn tạo cảm giác an toàn và gần gũi. Sau khi cai sữa, giai đoạn đầu trẻ có thể có cảm giác bất an, khó thích nghi, dẫn đến việc quấy khóc đêm.

Ngoài ra, nếu mẹ chọn cai sữa khi con đang ốm, thích nghi với người chăm sóc mới, đang trải qua cột mốc phát triển quan trọng, con đang mọc răng... càng khiến con lo sợ, dễ quấy khóc, đặc biệt vào ban đêm.

nguyên nhân bé cai sữa khóc đêm

Nguyên nhân bé cai sữa khóc đêm

2. Độ tuổi thích hợp để cai sữa

Khi cai sữa cho trẻ, mẹ cần hết sức chú ý thời điểm phù hợp với sự phát triển của trẻ, tránh cai sữa quá sớm khiến trẻ giảm đề kháng, rối loạn tiêu hóa. Cho đến nay chưa có một giới hạn nào về thời gian bú mẹ, miễn là mẹ và bé thoải mái.

Sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng, do đó mẹ nên đảm bảo con được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Sau đó, mẹ có thẻ cai dần sữa cho bé, theo độ tuổi của con và sức khỏe của mẹ.

2.1. Giai đoạn 6-12 tháng: Bắt đầu cai sữa đêm

Lúc này là thời điểm mẹ cho trẻ ăn dặm, trẻ không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa mẹ. Do đó, trẻ sẽ không bị đói đêm nữa. Nếu trẻ đòi ăn giữa đêm là do quen giấc, không phải bị đói.

Do đó mẹ có thể giảm dần cữ bú đêm cho bé, sau đó cai ti đêm hoàn toàn.

2.2. Giai đoạn 18-24 tháng: Cai sữa hoàn toàn

Đây là giai đoạn mà năng lượng của bé được nạp chủ yếu thông qua ăn dặm. Nếu mẹ có đủ sức khỏe và điều kiện, mẹ có thể cho bé bú mẹ thêm đến 24 tháng. 

Nếu mẹ gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác mà không thể tiếp tục cho con bú, giai đoạn 18-24 tháng là thời điểm thích hợp để cai ti mẹ hoàn toàn.

Thời điểm cai sữa để bé không quấy khóc đêm

Các mốc thời gian cai sữa để trẻ đỡ quấy khóc đêm

2.3. Trường hợp cai sữa sớm hơn

Ngoài ra, trong 1 số trường hợp như: mẹ ốm, phải dùng thuốc, không thể cho bú thì trẻ bắt buộc phải cai sữa mẹ. Nhưng sẽ khó khăn hơn do sữa ngoài không cung cấp đủ các thành phần cần thiết cho trẻ như: kháng thể, men lactacse…

3. Trẻ hay khóc đêm sau cai sữa có nguy hiểm hay không?

Quấy khóc sau cai sữa không nguy hiểm trong trường hợp trẻ khóc trong thời gian ngắn khoảng 15 – 30 phút do thói quen đòi bú. Tình trạng này chỉ diễn ra trong 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, tiếng khóc có thể cảnh báo một số khó chịu ở trẻ. Trẻ khóc dữ dội, khóc thét lên, không thể dỗ dành là dấu hiệu trẻ đang có vấn đề khó chịu, đau đớn. Bên cạnh đó, trẻ có biểu hiện đỏ mặt, gồng mình, tay chân siết chặt.

Lúc này, không còn là tình trạng khóc đêm sinh lý bình thường mà tiềm ẩn bệnh lý. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ:

  • Trẻ thường xuyên khóc đêm gây mệt mỏi, mất ngủ. Nếu kéo dài hơn sẽ gây kiệt sức, suy kiệt, làm giảm nhận thức, trí tuệ của trẻ.
  • Trẻ khóc đêm, ngủ không sâu giấc, khó ngủ khiến hormon GH không được tổng hợp đầy đủ gây còi xương, thấp bé, thiếu cân.
  • Tình trạng kéo dài gây suy giảm sức đề kháng, con giảm khả năng chống chịu bệnh tật, dễ ốm vặt, cảm cúm…
  • Trẻ khóc đêm do rối loạn tiêu hóa có thể kéo dài từ 1- 2 tuần đến khi hết các triệu chứng khó chịu như: đầy bụng, ợ hơi, đau bụng…

Do đó, cần rút ngắn tối đa quãng thời gian khủng hoảng sau cai sữa vừa tốt cho con, vừa thoải mái cho mẹ.

Mời mẹ tham khảo thêm:

Vì sao trẻ 1 tuổi hay khóc đêm?
Trẻ khóc đêm ưỡn người biểu thị điều gì?

4. Nguyên tắc cai sữa để con không khóc đêm

Con cai sữa khóc đêm gây mệt mỏi cho cả mẹ và bé. Do đó, mẹ cần nắm kỹ những nguyên tắc cần thiết để con dễ cai sữa, không khóc đêm:

nguyên tắc cai sữa để trẻ tránh quấy khóc đêm

Trẻ hay khóc đêm sau cai sữa – Lời khuyên cho mẹ

4.1. Cai sữa từ từ để trẻ làm quen dần

Nguyên tắc đầu tiên mẹ cần nắm là nên cai sữa một cách linh hoạt, tránh ngừng sữa đột ngột. Nếu dừng cho trẻ bú sữa đột ngột có thể gây khủng hoảng cả về tinh thần và thể chất. Trẻ bị mất nguồn kháng thể và melatonin khiến tình trạng khóc đêm càng trầm trọng.

Cách giảm thời gian bú và lượng sữa giúp bé thích nghi dần:

  Cách giảm Ví dụ
Trẻ bú mẹ Giảm thời gian bú mỗi lần 2 phút

Khi thời gian bú mỗi cữ còn 5 phút thì dừng bú mẹ

Mẹ cho trẻ bú 30 phút, bữa 2 giảm còn 28 phút, bữa thứ 3 giảm còn 26 phút…
Trẻ bú bình Giảm lượng sữa mỗi lần 20 ml

Khi lượng sữa bé bú còn 60ml thì dừng bú bình.

Bình sữa 250ml, giảm bữa thứ 2 còn 230ml, giảm bữa thứ 3 còn 210ml…

Sau khi giảm dần các cữ bú, mẹ nên bổ sung ăn dặm cho bé giữa các cữ bú để đảm bảo dinh dưỡng:

  • Cứ mỗi 2 giờ, mẹ có thể cho trẻ ăn một lần, kéo dài cữ bú từ 3 giờ đến 4 – 5 giờ.
  • Trẻ thường quen với món ăn có vị ngọt tương đương với sữa mẹ, nên mẹ có thể cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn, từ loãng đến đặc.
  • Kết hợp các loại sữa khác như: sữa công thức, sữa bò… tùy thuộc vào trẻ có bị dị ứng hay không.

4.2. Đảm bảo bé đủ no trước khi đi ngủ

Để đảm bảo trẻ không bị đói giữa đêm khiến trẻ khóc đòi ăn, mẹ cần căn chỉnh lượng thức ăn nạp vào trước đi ngủ. Trẻ cần nạp khoảng 45 – 88 ml sữa trước khi đi ngủ. Lúc này, trẻ không bị đói cũng không quá no làm cho việc tiêu hóa khó khăn trong lúc ngủ.

Nếu con đã cai sữa hoàn toàn, có thể cho con ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa hạt, sữa bò trước khi ngủ.

4.3. Không thỏa hiệp với nhu cầu đòi bú vào ban đêm

Do thói quen bú đêm chưa thể lập tức bỏ, mẹ cần phải kiên nhẫn và bình tình với việc này. Những đầu, trẻ có thể chống đối bằng cách khóc lớn hơn, dỗ lâu nín khóc hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần bao dung dỗ dành trẻ qua 3 – 5 ngày, trẻ sẽ quen dần và không còn khóc đêm sau cai sữa nữa.

4.4. Sử dụng núm vú giả/ gối ôm

Trẻ hay khóc đêm sau cai sữa có thể do thích ngậm ti khi ngủ. Khi dùng núm vú giả, mẹ có thể đánh lừa giác quan của trẻ, đáp ứng phản xạ bú tự nhiên giúp trẻ ngừng khóc nhanh. Hơn nữa, theo nghiên cứu, sử dụng núm vú giả có thể làm giảm nguy cơ SIDS (chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

Bé yêu đã quen với việc mẹ dỗ dành, ôm ấp cho bú mỗi đêm. Do đó, việc sử dụng gối ôm tạo cảm giác an toàn cho trẻ giúp trẻ ngủ ngon và tránh giật mình. Mẹ có thể xếp gối ôm xung quanh trẻ, hoặc quấn khăn xung quanh giúp trẻ thoải mái nhất.

5. Bộ đôi BioAmicus – Cai sữa nhàn tênh, bé ngủ ngon, ăn khỏe

Men 10 chủng và vitamin D3K2 BioAmicus dành cho trẻ khóc đêm

Bộ đôi BioAmicus – Cai sữa nhàn tênh, bé ngủ ngon, ăn khỏe

Men 10 chủng BioAmicus cho con tiêu hóa tốt, sẵn sàng với chế độ ăn mới

Men 10 chủng BioAmicus là biện pháp hoàn hảo giúp giảm nhanh tần suất các cơn khóc đêm sau cai sữa. Do được bổ sung 10 chủng lợi khuẩn từ 2 nhóm Bifidobacterium và Lactobacillus, 2 nhóm lợi khuẩn chiếm hơn 80% hệ vi sinh đường ruột của trẻ có 2 tác dụng chính:

  • Cải thiện rối loạn tiêu hóa: tăng cường 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều làm giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, đau bụng…Giúp giấc ngủ của trẻ không bị làm phiền bởi các triệu chứng này.
  • Thúc đẩy cơ thể tăng cường đề kháng nhờ kích thích tăng các tế bào sinh IgA, IgG, tăng đáp ứng và nhạy cảm của tế bào lympho T. Khi đó, giảm tình trạng ốm vặt, giật mình giữa đêm khi mất nguồn kháng thể từ sữa mẹ.

TPBVSK BioAmicus Complete
TPBVSK BioAmicus Complete
480.000đ

Vitamin D3K2 BioAmicus giúp con ngủ ngon, hành trang bước vào giai đoạn mới

Trẻ cai sữa sẽ mất nguồn canxi hữu cơ dễ hấp thu, dễ gây thiếu canxi làm trẻ hay giật mình, vặn mình. Để hấp thu tốt canxi từ các nguồn thức ăn, bổ sung vitamin D3 K2 là cách nhanh và hiệu quả nhất.

Vitamin D3K2 BioAmicus giúp đảm bảo lượng vitamin D3 và K2 luôn ổn định và tinh khiết. Từ đó trẻ có thể hấp thu canxi từ thức ăn một cách tối ưu.

TPBVSK Bioamicus Vitamin K2 & D3
TPBVSK Bioamicus Vitamin K2 & D3
330.000đ

Vitamin tinh khiết D3K2 – MK7 BioAmicus giải quyết đồng thời 2 vấn đề:

  • Tăng cường hấp thu canxi, bù lại lượng canxi dễ hấp thu trong sữa mẹ nay không còn. Nồng độ canxi trong máu, xương và răng luôn ổn định, giúp trẻ luôn ngon giấc, phát triển toàn diện.
  • Hỗ trợ tăng cường sản xuất melatonin, bù lại lượng melatonin trong sữa mẹ. Bổ sung đủ vitamin D3 được công nhận tác dụng xây dựng chu kỳ thức – ngủ ổn định.

Bộ đôi Men vi sinh 10 chủng và Vitamin D3K2- MK7 BioAmicus là bộ sản phẩm an toàn với các thành phần lành tính, không chứa chất gây kích ứng và thành phần biến đổi gen.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có những kiến thức hữu ích áp dụng trong việc chăm sóc con. Để nhận được thông tin chi tiết hơn về vấn đề trẻ hay khóc đêm sau cai sữa, mẹ có thể liên hệ ngay với Hotline: 1900 636 985.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan