Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Vì sao trẻ 1 tuổi hay khóc đêm? Có ảnh hưởng thế nào đến con?

Mục lục

Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ luôn cố gắng nâng niu từ những điều nhỏ nhất cho con. Vì vậy mà khi trẻ 1 tuổi quấy khóc đêm thường khiến mẹ trở nên rất lo lắng. Vì sao trẻ 1 tuổi hay khóc đêm? Có ảnh hưởng gì đến con? Mẹ làm gì để con ngủ ngon hơn? Hãy để BioAmicus giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này. 

1. Nguyên nhân gây khóc đêm ở trẻ 1 tuổi

Những mẹ có con 1 tuổi sẽ thấy con thi thoảng khóc vào ban đêm. Để biết trẻ 1 tuổi khóc đêm có phải là bất thường hay không, mẹ cần nhận biết nguyên nhân con khóc.

Trẻ 1 tuổi hay cáu gắt, khóc đêm, khó dỗ

Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm, khó dỗ, khó ngủ trở lại

1.1. Do con nô đùa nhiều vào ban ngày

Mẹ có thể nhận thấy nếu ban ngày trẻ vui chơi quá nhiều, ban đêm con sẽ hay giật mình, gặp ác mộng, quấy khóc. Do hệ thần kinh còn non nớt, những kích thích mạnh thường không được xử lý hết vào ban ngày. Điều này khiến do con vẫn ở trạng thái kích thích ngay cả khi ngủ.

Vì vậy, khi chơi với con, mẹ nói tiếng vừa đủ, không nên nhấc bổng hoặc đung đưa con quá mạnh.

Thêm nữa, mẹ cần chú ý cho trẻ 1 tuổi ngủ 1-2 lần vào ban ngày, đảm bảo con ngủ đủ 12-14 tiếng/ngày.

1.2. Do tinh thần con nhạy cảm, dễ bị kích thích

Do thần kinh nhạy cảm mà trẻ 1 tuổi rất dễ bị tỉnh giấc. Trong lúc ngủ, con cũng có thể bị giật mình, khóc to nếu có âm thanh, ánh sáng, chuyển động truyền đến. Những hành động bình thường với bố mẹ như nói chuyện, đóng mở cửa mạnh,…nhưng lại khiến trẻ 1 tuổi khóc đêm.

Những lúc như vậy, mẹ có thể hát ru, vỗ về nhẹ nhàng, không lập tức bế thốc con lên. Con sẽ dần dần bình tĩnh và ngủ trở lại.

Đặc biệt, mẹ cũng cần tự ổn định tinh thần. Với thần kinh nhạy cảm, con có thể cảm nhận được sự tức giận, stress từ mẹ và khóc to hơn. Nếu thấy quá khó khăn, đừng ngần ngại tìm đến sự giúp sức từ ba chăm em bé.

1.3. Do trẻ 1 tuổi bị thiếu chất

thiếu vitamin D là một trong các nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm

Thiếu vitamin D là một trong các nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi hay khóc đêm

Rất nhiều mẹ không biết rằng trẻ 1 tuổi quấy khóc đêm có thể là do thiếu chất dinh dưỡng. Những chất như vitamin D, B12, canxi, kẽm, magie, protein, sắt rất quan trọng với sự phát triển thể chất, thần kinh và giấc ngủ của trẻ.

Trong đó canxi và vitamin D3 là 2 chất luôn cần bổ sung đầy đủ. Thiếu Canxi làm trẻ dễ bị kích thích hưng phấn thần kinh. Thiếu Vitamin D3 làm giảm tổng hợp Melatanin – chất đưa con vào giấc ngủ. Vì vậy thiếu một trong hai chất này, con dễ bị ảnh hưởng thần kinh, ngủ không ngon.

Để xác định trường hợp trẻ 1 tuổi hay khóc đêm do thiếu chất, hãy liên hệ tới hotline 1900 636 985. Đưa cho dược sĩ các biểu hiện của con và nhận lại giải pháp ngủ ngon cho trẻ.

Mời mẹ đọc thêm:

Trẻ khóc đêm do thiếu chất gì – Có phải do thiếu canxi?

1.4. Do bệnh lý hoặc trẻ cảm thấy khó chịu

Vì chưa biết nói nên trẻ 1 tuổi sẽ quấy khóc để biểu đạt cho bố mẹ biết rằng con đang không khỏe. Những biểu hiện bệnh lý và khó chịu hay gặp ở trẻ 1 tuổi khiến con quấy khóc ban đêm như:

– Rối loạn tiêu hóa: chướng bụng, đầy bụng,…

– Sốt, ho, nghẹt mũi,…

– Rối loạn giấc ngủ: Rất khó để nhận biết được trẻ 1 tuổi bị rối loạn giấc ngủ vì con chưa biết nói.  Bé thường có những biểu hiện như hay giật mình khi ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy nhiều lần.

– Trẻ mọc răng: Trẻ bắt đầu mọc răng từ 5 tháng tuổi đến 3 tuổi. Mọc răng sữa thường khiến bé bị đau lợi, sốt, quấy khóc nhiều.

Trong trường hợp này, mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp với tình trạng của trẻ. Sau khi đã được điều trị, con sẽ không còn quấy khóc đêm.

1.5. Do con đang đói, khóc để mẹ cho ăn

Tiêu hóa ở trẻ 1 tuổi chưa phát triển đầy đủ. Các bữa ăn của con sẽ được chia ra thành nhiều lần trong ngày. Trẻ khóc vào ban đêm có thể là con đang cảm thấy đói. Con muốn khóc để mẹ biết và đáp ứng nhu cầu của mình.

Khi đó, mẹ hãy kiểm tra và cho trẻ ăn đêm theo nhu cầu của con. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên cho con ăn vừa đủ để tránh con quá no, khiến con khó ngủ tiếp. Mẹ cho trẻ bú 1-2 cữ bú đêm, mỗi lần khoảng 60-80ml sữa.

1.6. Quá nóng, quá lạnh hoặc đầy tã vào ban đêm

Với sự nhạy cảm của trẻ 1 tuổi chưa quen thuộc với môi trường bên ngoài, chỉ cần hơi nóng hoặc hơi lạnh, con sẽ thấy khó chịu. Bé sẽ khóc, không chịu ngủ yên. Lúc này, mẹ hãy kiểm tra chăm mềm, nhiệt độ xung quanh.

Tã bỉm đầy cũng khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Mẹ hãy giúp con thay tã bỉm mới, đảm bảo bỉm vừa vặn với độ tuổi của trẻ.

1.7. Trẻ 1 tuổi khóc đêm không rõ nguyên nhân

Như đã nói ở trên, nhiều trường hợp trẻ 1 tuổi khóc đêm không có nguyên nhân. Điều này sẽ thi thoảng xảy ra. Mẹ không cần lo lắng đi tìm ngay nguyên nhân đến con khóc đêm, mà hãy nhẹ nhàng ôm con vào lòng, dỗ con ngủ. Con cần sự an ủi âu yếm của mẹ vào lúc này.

2. Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm có nguy hiểm không, ảnh hưởng thế nào?

Những trường hợp trẻ 1 tuổi khóc đêm do nhu cầu như đói, đầy tã, nóng quá…là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu con quấy khóc đêm nhiều lần, kéo dài cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu. Những ảnh hưởng của trẻ 1 tuổi khóc đêm không dứt là:

Con thiếu cảm giác an toàn, sợ hãi trong mỗi giấc ngủ. Trẻ có biểu hiện: khó ngủ, ngủ hay giật mình, la hét, co người, nắm chặt tay khi ngủ. Lúc này, con rất cần có mẹ ở bên âu yếm, vỗ về.

Trẻ mệt mỏi, người uể oải, chán ăn. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Ngủ không ngon ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con ngày hôm sau. Khóc đêm thường xuyên, kéo dài con bị sa sút tinh thần, cơ thể mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng đến cảm giác muốn ăn của con, con bị chán ăn.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Trẻ quấy khóc đêm liên tục có nguy cơ dẫn đến các triệu chứng đường hô hấp như đau rát họng, ho khan, thở khò khè,…Trường hợp nặng trẻ có thể viêm họng, viêm thanh phế quản, mất tiếng.

Trẻ đối mặt với nguy cơ đột tử. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ 1 tuổi hay khóc đêm tăng nguy cơ đột tử. Do khi quấy khóc to, trẻ dễ rơi vào trạng thái ức chế hô hấp, ngừng thở.

Trẻ tăng trưởng chậm, thấp còi. Thời gian trẻ ngủ là lúc cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng. Việc trẻ thiếu ngủ dẫn tới thiếu hormone tăng trưởng. Các quá trình chuyển hóa khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Hậu quả là trẻ suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng.

3. Giải pháp cho trẻ 1 tuổi ngủ ngon, ít khóc đêm

Dù nguyên nhân là gì thì việc hay khóc đêm để lại rất nhiều nguy cơ cho trẻ. Vậy mẹ cần làm gì để con ngủ ngon?

3.1. Hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng xấu khi con ngủ

Những yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến giấc ngủ của con là từ tác động của ngoại cảnh, môi trường xung quanh . Mẹ có thể hạn chế những ảnh hưởng đó bằng cách tạo cho con không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ mát mẻ (khoảng 28 độ C).

cách dỗ trẻ 1 tuổi hay khóc về đêm

Giải pháp khắc phục tình trạng khóc đêm của trẻ 1 tuổi

3.2. Bổ sung canxi, ổn định thần kinh cho trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra bổ sung đủ canxi giúp khôi phục giấc ngủ bình thường với giấc ngủ sâu REM đúng chu kỳ. Bổ sung đủ canxi cũng đảm bảo thần kinh không bị kích thích quá mức khi ngủ. Từ đó, trẻ ngủ sâu hơn, ít giật mình, quấy khóc đêm.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ ít khi bị thiếu canxi do lượng canxi trong sữa mẹ tương đối lớn và dễ hấp thu. Tuy nhiên, với trẻ uống sữa công thức hoặc sinh non thiếu tháng, việc hấp thu canxi là tương đối khó khăn. Chuyên gia khuyên mẹ bổ sung D3 kèm K2 ngay từ những ngày đầu tiên để trẻ hấp thu tốt canxi từ sữa. Trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung canxi trực tiếp.

Với trẻ đã ăn dặm, nguồn thực phẩm chứa canxi có thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ: tôm, cua, cá, giá đỗ, rau cải xoăn,… Việc thiếu canxi chủ yếu đến từ việc thiếu vitamin D3 và K2. Bổ sung canxi cần đi đôi với bổ sung vitamin D3 cho trẻ.

Mời mẹ tham khảo thêm

Cách chữa trẻ hay giật mình khóc đêm
Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là làm sao?

3.3. Bổ sung D3 điều hòa chu kỳ thức – ngủ

Bổ sung đủ vitamin D3 giúp con hết khóc đêm qua 2 yếu tố:

– Tăng tổng hợp Melatonin điều hòa chu trình thức- ngủ

– Tăng cường hấp thu Canxi từ thức ăn vào máu, từ đó giảm kích thích thần kinh khi ngủ

Việc bổ sung đủ vitamin D3 đã được nhận định là phương pháp tốt để điều chỉnh nhịp sinh học. Ổn định giấc ngủ như giúp con ngủ sâu, dễ ngủ trở lại sau quấy khóc, điều chỉnh giờ ngủ phù hợp.

Thiếu vitamin D3 rất dễ xảy ra do D3 không có nhiều trong thực phẩm và không phải mẹ nào cũng có thời gian, không gian cho trẻ tắm nắng. Trong khi đó, nhu cầu vitamin D3 của trẻ, nhất là trẻ từ 0-5 tuổi luôn ở mức cao.

Mẹ đừng lo lắng. Vitamin tinh khiết D3K2 – MK7  BioAmicus sẽ thay mẹ bổ sung đủ vitamin D3 cho con.

Vitamin tinh khiết D3K2- MK7 BioAmicus cho trẻ 1 tuổi giấc ngủ trọn vẹn, bớt khóc đêm

Có BioAmicus Vitamin D3K2 tinh khiết, trẻ ngủ ngon, chóng lớnVitamin tinh khiết D3K2 – MK7 BioAmicus bổ sung đủ vitamin D3 và K2 cho giấc ngủ trọn vẹn

Vitamin D3K2 -MK7 BioAmicus là sản phẩm bổ sung đồng thời 2 loại vitamin D3 và K2. Vitamin K2 dưới dạng MK7 là bạn đồng hành cùng với D3 làm tăng hấp thu và dự trữ canxi trong xương và răng. Từ đó, vitamin K2 giúp giảm liều vitamin D3 khi dùng chung với nhau.

Vitamin D3K2- MK7 BioAmicus là sản phẩm an toàn cho trẻ 1 tuổi. Các thành phần lành tính như dầu hướng dương, không chứa phụ gia, chất gây dị ứng và GMO. Sản phẩm rất phù hợp để bổ sung lâu dài cho trẻ 1 tuổi và cả trẻ sơ sinh.

Vitamin D3K2 – MK7 BioAmicus hiện đã có mặt tại hơn 5000 nhà thuốc và điểm bán hàng trên cả nước. Mẹ có thể mua tại bất kỳ điểm bán nào hoặc đặt hàng qua hotline 1900 636 985 và website BioAmicus.

4. Khi nào trẻ 1 tuổi khóc đêm cần đến sự chăm sóc y tế

Trẻ 1 tuổi khóc đêm cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề khi  kèm theo những dấu hiệu bất thường như:

– Sốt, mệt mỏi, mất nước

– Nôn trớ, ọc sữa

– Quấy khóc nhiều, khóc to dữ dội, khóc dai dẳng

– Khó thở, thở khò khè

Mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám và xử lý kịp thời.

Tóm lại, trẻ 1 tuổi khóc đêm có thể là khóc đêm thông thường (đói, đầy tã, quá nóng,…) hoặc do bệnh lý (thiếu vitamin D3, ốm, thần kinh nhạy cảm,…). Dù là nguyên nhân gì, trẻ khóc trong một thời gian dài cũng gây ảnh hưởng không tốt. Khi đã tìm được nguyên nhân, hãy giải quyết khóc đêm sớm nhất có thể.

Tiếp tục theo dõi BioAmicus để cập nhật các kiến thức chăm sóc con đầy đủ, hiện đại mẹ nhé!



Bài viết liên quan