Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người, đặc biệt là khóc đêm ưỡn người làm cha mẹ vô cùng lo lắng, không biết con có đang gặp vấn đề gì không. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để lắng nghe chuyên gia Bioamicus phân tích nguyên nhân cũng như các giải pháp khắc phục tình trạng này!
Trẻ nhỏ hay khóc đêm ưỡn người, vặn mình biểu thị điều gì?
Trẻ sơ sinh chưa biết nói, do đó con thường dùng tiếng khóc và phản ứng của cơ thể để báo hiệu cho mẹ biết cơ thể đang gặp vấn đề. Trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người, đặc biệt là khóc đêm ưỡn người có thể đang muốn nói với mẹ một số điều sau:
Đầy hơi là tình trạng phổ biến ở hệ tiêu hóa còn non nớt ở trẻ sơ sinh. Một số trẻ có thể quấy khóc kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Đôi khi tình trạng này được gọi là đau bụng quặn thắt. Đây được coi là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến khóc ưỡn người ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh có thể cong lưng khi bị đầy hơi hoặc đau bụng. Việc cong lưng sẽ kéo căng dạ dày một chút và có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ thường nhận thấy trẻ cong lưng sau khi bú, khi cố gắng đi tiêu và thậm chí khi nằm xuống.
Trẻ bị đau bụng quặn thắt thường vui vẻ hơn vào ban ngày, nhưng tình trạng quấy khóc sẽ tồi tệ hơn vào ban đêm. Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ đang đau bụng quặn thắt:
Tình trạng đau bụng quặn thắt gây khóc ưỡn người ở trẻ
Tình trạng này hay gặp ở trẻ từ 4 – 6 tuần tuổi, nhưng may mắn thay, trẻ sơ sinh thường hết đau bụng quặn thắt khi được 4 tháng tuổi.
Đôi khi, trẻ không có vấn đề tiêu hóa mà chỉ đơn giản là khóc ưỡn người để giao tiếp với mẹ. Có thể là trẻ muốn được bế, trẻ không thích bế, tư thế nằm không thoải mái, trẻ nóng lưng hoặc muốn đi vệ sinh, hoặc cũng có thể trẻ đói nhưng ba mẹ không đáp ứng kịp...
Ban đầu, trẻ có thể chỉ ưỡn người, ngửa đầu ra sau, hoặc kèm tiếng khóc trầm, nhẹ để thu hút sự chú ý. Nhưng nếu vấn đề không được giải quyết, trẻ sẽ quấy khóc, nhõng nhẽo. Cuối cùng là khóc lớn, hét lên bực tức. Trẻ sẽ nín ngay khi được đáp ứng nhu cầu như: được bế, được cho đi vệ sinh,…
Phản ứng tự nhiên này thường mất khi con được 9 tháng tuổi (có bé kéo dài đến 2 tuổi), khi con bắt đầu học được giao tiếp theo các cách mới.
Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở trẻ từ sơ sinh đến khoảng 18 tháng tuổi.
Trào ngược ở trẻ sơ sinh xảy ra do cơ thắt thực quản dưới (vòng cơ giữa dạ dày và thực quản) vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Nếu trẻ sinh non có thể bị trào ngược nhiều hơn.
Khi trào ngược khiến bé khó chịu, bé có thể cong lưng vì điều này giúp giảm cảm giác trào ngược. Mẹ có thể nhận thấy điều này trong và sau khi bú, khi bé nằm xuống và thậm chí khi bé ngủ say.
Tình trạng hạ canxi máu ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến do thiếu vitamin D, làm giảm hấp thu canxi trong thức ăn. Trẻ trong giai đoạn phát triển cần ít nhất 400 IU/ngày vitamin D3, nhưng trong thức ăn và sữa mẹ không đủ đáp ứng gây thiếu hụt.
Trong trường hợp nặng, hạ canxi máu đột ngột, việc dẫn truyền thần kinh bị gián đoạn. Đồng thời, khả năng co bóp và nghỉ của cơ bắp cũng không được điều hòa. Điều này dẫn tới tình trạng trẻ co giật, cơ thể ưỡn lên, co cứng toàn thân, mắt trợn ngược.
Cơn co giật chỉ diễn ra trong khoảng 2 phút rồi trở lại bình thường. Tuy nhiên, trẻ có thể khóc đêm, rên rỉ nhiều giờ sau đó. Ngoài ra, ban ngày, trẻ còn có biểu hiện biếng ăn, nôn trớ, hơi sốt nhẹ.
Khi đã co giật, tình trạng thiếu canxi và D3 của trẻ đã nghiêm trọng. Mẹ cần đưa trẻ đến cơ quan y tế và tham khảo ý kiến chuyên gia về việc bổ sung các chế phẩm bổ sung chuyên biệt.
Phản xạ Moro khiến con khóc đêm ưỡn người, chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh
Phản xạ Moro là một trong những phản xạ tự nhiên đầu tiên của trẻ sơ sinh, như cảm giác giật mình ở người lớn. Có thể trẻ bị tác động bất ngờ bởi tiếng ồn, đột nhiên được nhấc bổng lên hoặc cảm giác bị ngã.
Phản xạ Moro của trẻ được thể hiện bao gồm các cử động tay và chân dang rộng sau đầu và đưa trở lại ngực. Đầu có thể bị giật mạnh về phía sau cùng với cơ thể ưỡn cong. Phản xạ Moro thường xuất hiện từ 2-4 tuần đầu tiên sau sinh và sẽ biến mất sau khoảng 3-5 tháng tuổi khi bé cảm thấy an toàn hơn.
Khi trẻ quen với thời gian nằm sấp, trẻ cũng sẽ phát triển cơ lưng và cổ khỏe hơn. Trẻ đã học cách ngẩng đầu lên và nhận ra rằng càng di chuyển nhiều, trẻ càng có thể nhìn xung quanh nhiều hơn.
Vì vậy, trẻ có thể cong lưng khi nằm sấp hoặc khi nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để vào tư thế tốt hơn để khám phá thế giới. Một số trẻ cong lưng khi cố gắng lăn người hoặc di chuyển về phía trước.
Nhiều trẻ vừa khóc vừa cong lưng có thể là do trẻ cố thay đổi tư thế nhưng không được, hoặc do bé đã thay đổi tư thế nhưng không đạt được nhu cầu của bé.
Các nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng ưỡn người ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh và não, bao gồm: suy dinh dưỡng, thiếu máu từ trong bào thai, viêm não, độc tố thần kinh, di truyền…
Ngoài tình trạng ưỡn người, trẻ còn thường xuyên bị co giật, gồng cơ không thể kiểm soát cả ban ngày và ban đêm. Trẻ có thể khóc nhiều không dứt, khóc khàn tiếng, phản xạ chậm, mắt lờ đờ…
Tổn thương dây thần kinh và não thường gặp ở trẻ dưới 4 tháng tuổi và có thể để lại di chứng nghiêm trọng.
Một trong những bệnh mà mẹ cũng cần chú ý khi thấy con khóc ưỡn người chính là bại não. Nếu mẹ thấy bé khóc ưỡn người cong lưng thường xuyên mà không rõ lý do, ngay cả khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo bại não. Bại não ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và phối hợp các cơ.
Nếu trẻ vừa khóc vừa ưỡn người nhẹ nhàng, chỉ diễn ra vài lần trong ngày và mẹ có thể dễ dàng dỗ dành, đưa trẻ vào giấc ngủ thì không phải vấn đề nghiêm trọng. Vì đây có thể là biểu hiện vấn đề sinh lý, con có thể tự hết khi được đáp ứng nhu cầu hoặc lớn lên.
Tuy nhiên, nếu tiếng khóc biểu hiện bệnh lý như khóc thét, dỗ không nín, khó ngủ lại giữa đêm thì có thể là biểu hiện có tổn thương thần kinh, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt chất… Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: suy nhược, thấp bé nhẹ cân, sa sút trí tuệ,…
Trẻ khóc đêm nếu có di chứng về thần kinh, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ
Nếu có di chứng về thần kinh, việc phục hồi và điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Do đó, khi thấy các biểu hiện sau mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:
Để dỗ trẻ mau nín khóc, đặc biệt là khóc đêm, nhanh chóng đi vào giấc ngủ, mẹ nên tuân thủ đúng nguyên tắc luôn bên cạnh trẻ và tạo môi trường yên tĩnh. Cụ thể, mẹ cần thực hiện dỗ trẻ khóc đêm ưỡn cong lưng như sau:
Nếu nguyên nhân khóc đêm do các vấn đề về tiêu hóa, các chuyên gia khuyến cáo bổ sung men vi sinh cho con giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, giúp bé êm bụng, ngủ ngon xuyên đêm.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra men vi sinh đa chủng mang lại nhiều hiệu quả cho đường tiêu hóa hơn men đơn chủng. Trong đó men 10 chủng Bioamicus được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ tin dùng, đồng thời cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực của các mẹ bỉm.
Bổ sung men 10 chủng giúp trẻ ngủ ngon
Để con có giấc ngủ trọn vẹn, cần đảm bảo con được cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng như: Canxi, Magie, Kẽm, Sắt, Vitamin B12… Bởi đây đều là các vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh.
Đặc biệt, trẻ cần bổ sung đầy đủ canxi, không chỉ ổn định thần kinh còn giúp phát triển xương, răng, giúp trẻ cao lớn. Nguồn canxi từ sữa mẹ tuy dồi dào nhưng lại không đủ D3 làm trẻ hấp thu khó khăn. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm vitamin D3 K2 để tăng hấp thu canxi từ thức ăn.
Bổ sung đủ D3K2 cho bé ngủ ngon, giảm khóc đêm ưỡn người
BioAmicus Vitamin D3K2 là sản phẩm bổ sung D3K2 tinh khiết cho trẻ được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng. Với các ưu điểm:
Nhờ bổ sung BioAmicus Vitamin D3K2, con có thể hấp thu tối đa canxi từ sữa mẹ. Từ đó canxi dẫn truyền thần kinh ổn định, khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm ưỡn người.
Trên đây là những giải đáp về tình trạng trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người. Hi vọng những thông tin này giúp mẹ hiểu được con hơn và biết cách xử trí khi con gặp vấn đề này. Nếu cần tư vấn thêm, mời mẹ liên hệ tới hotline 1900 636 985 hoặc chat trực tiếp trên website bioamicus.vn mẹ nhé!
1. Possible causes of back arching in babies
https://www.healthline.com/health/baby/baby-arching-back#causes2. What to Know About Back Arching in Babies
https://www.webmd.com/parenting/baby/what-to-know-about-back-arching-in-babies