Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bé đổ mồ hôi trộm: Nhận biết nguyên nhân và dấu hiệu

Mục lục

Đổ mồ hôi trộm (chứng đạo hãn) là hiện tượng phổ biến ở trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp nguyên nhân và dấu hiệu bé đổ mồ hôi trộm để mẹ có hướng xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ sinh lý và sự phát triển của trẻ. Xem ngay!

bé đổ mồ hôi trộm nguyên nhân và dấu hiệu

1. Mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

Mồ hôi trộm (chứng đạo hãn) là hiện tượng ra mồ hôi vào ban đêm ngay cả khi trời không nóng. Tình trạng này có thể diễn ra ở bất kì độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Thành phần của mồ hôi chủ yếu là nước, kèm một số muối khoáng. Nếu không nhanh chóng xử lý, có thể khiến cơ thể của trẻ mất một lượng nước và điện giải lớn. 

Mồ hôi trộm ở trẻ có thể chia thành 2 loại:

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Trường hợp này không gây nguy hại tới sức khỏe của trẻ. Chủ yếu là do sự trao đổi chất của bé diễn ra mạnh hơn so với người lớn.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Trường hợp này xảy ra ở trẻ mắc một số bệnh như còi xương, thiếu vitamin D, canxi, rối loạn nội tiết... 

2. Nhận biết dấu hiệu mồ hôi trộm ở trẻ

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ thường xảy ra sau khi ngủ sâu. Phổ biến nhất là khoảng 5 giờ sáng, hoặc 1-2 giờ trước khi thức dậy. Lượng mồ hôi tiết ra có thể ít hoặc nhiều, đôi khi mồ hôi tạo thành giọt, thành dòng nhìn thấy được. Nếu bé đổ mồ hôi trộm do bệnh lý, tình trạng đổ mồ hôi sẽ biến mất sau khi con thức dậy.

Các vị trí ra mồ hôi trộm ở trẻ mà mẹ hay phát hiện thấy là:

  • Đầu, gáy, cổ
  • Lòng bàn tay, bàn chân
  • Lưng

Bé ra mồ hôi nhiều, khiến thân nhiệt giảm nên khi sờ vào da của con, mẹ sẽ cảm thấy da ẩm, lạnh, đặc biệt là ở đầu và cổ. Đổ mồ hôi nhiều cũng khiến bé khó ngủ và thường xuyên thức giấc vào ban đêm. 

dấu hiệu bé đổ mồ hôi trộm

trẻ đổ mồ hôi trộm ở đầu, ngực, cổ, lưng, khuỷu tay chân

Mẹ cũng có thể nhận ra chứng mồ hôi trộm vào ban đêm ngay cả khi trẻ đã thức dậy bằng cách kiểm tra quần áo, ga gối của trẻ. Nếu thấy chúng thường xuyên bị ướt, mốc và có mùi khó chịu, rất có thể trẻ đã trải qua một đêm khó ngủ với chứng ra mồ hôi trộm.

Bên cạnh hiện tượng đổ mồ hôi, chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ còn có các biểu hiện khác đi kèm như:

  • Chậm tăng cân, chậm phát triển thể chất
  • Hay quấy khóc, lười vận động vào ban ngày
  • Hay thở nhanh, mệt mỏi
  • Hay giật mình khi ngủ, khó ngủ
  • Trẻ bị rụng tóc vành khăn
  • Trẻ khóc hay tím tái, ngưng thở khi ngủ
  • Trẻ thức dậy có môi khô, mắt trũng
  • Hay mắc viêm phổi và các bệnh đường hô hấp

3. Nguyên nhân bé đổ mồ hôi trộm

Chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ do một số nguyên nhân sau:

3.1. Không gian ngủ bí bách

Khi ngủ trong phòng kín, nhiệt độ cao, trẻ dễ bị đổ mồ hôi hơn trong giấc ngủ. Đặc biệt là vào mùa hè hoặc khi sử dụng quá nhiều thiết bị điện trong phòng ngủ.

3.2. Trẻ mặc quá nhiều quần áo

Quần áo nhiều lớp khiến trẻ bí bách, hơi nhiệt từ cơ thể trẻ không thể thoát ra ngoài do đó trẻ đổ mồ hôi để giảm thân nhiệt.

mặc quá nhiều quần áo khi ngủ khiến bé dễ đổ mồ hôi

Mặc quá nhiều quần áo khi đi ngủ khiến con nóng bức, đổ mồ hôi

3.3. Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm do có thân nhiệt cao hơn người lớn và các quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ. Trẻ tăng tiết mồ hôi để cân bằng nhiệt độ. Các yếu tố dẫn tới tình trạng này có thể do di truyền, môi trường sống, rối loạn tiết tố...

Ngoài ra, hệ thống điều hòa thân nhiệt của bé chưa hoàn thiện có thể dẫn đến việc đổ mồ hôi quá mức khi ngủ.

3.4. Thiếu hụt canxi và vitamin D3

Trẻ đổ mồ hôi trộm ở đầu, rụng tóc vành khăn, hay vặn mình quấy khóc đêm là do con thiếu hụt canxi và vitamin D3.

Giai đoạn đầu phát triển, con có tốc độ tăng trưởng vượt trội gây thiếu hụt nhiều dinh dưỡng trong đó có canxi và D3. Mà quá trình chuyển hóa canxi và D3 lại diễn ra vào ban đêm khiến trẻ ra mồ hôi, trằn trọc và khó ngủ.

Thiếu canxi còn kích thích hệ thần kinh dẫn đến việc điều hòa thân nhiệt không ổn định.

thiếu vitamin d3 canxi khiến trẻ ra mồ hôi, rụng tóc vành khăn

Thiếu Vitamin D3, canxi là nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn

3.5. Một số bệnh lý bất thường

Còi xương có thể gây ra mồ hôi trộm ở trẻ. Khi trẻ bị còi xương, nhu cầu canxi tăng cao, đặc biệt vào ban đêm, làm trẻ khó ngủ và ra nhiều mồ hôi.

Ngoài ra, các nguyên nhân ít gặp hơn như rối loạn nội tiết, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm khuẩn, hoặc các bệnh lý di truyền cũng có thể là nguyên nhân. Nếu trẻ hay ra mồ hôi vào ban đêm kèm theo các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, thở khò khè, biếng ăn hoặc ít vận động, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Cách khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm vào ban đêm

4.1. Thay đổi không gian ngủ

Một không gian thoải mái, thoáng mát sẽ giúp giảm tình trạng bé đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Nên chọn ga trải giường và gối có chất liệu thoáng khí, giữ nhiệt độ phòng ở mức dễ chịu. Việc giảm ánh sáng và tiếng ồn cũng góp phần tạo giấc ngủ sâu hơn cho con.

4.2. Nới lỏng quần áo, tã bỉm

Việc mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ sẽ giúp cơ thể dễ dàng tản nhiệt hơn. Đối với trẻ nhỏ, nên chọn tã bỉm phù hợp, không quá chật chội để tránh tình trạng tích tụ nhiệt. Điều này giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong giấc ngủ.

Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn xô để thấm hút, lau sạch mồ hôi cho bé, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

4.3. Bổ sung vitamin D3

Bổ sung vitamin D3 qua thực phẩm bổ sung hoặc tắm nắng thường xuyên giúp tăng cường hấp thu canxi, giảm tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ.

Ngoài ra, bổ sung vitamin D3 còn mang lại nhiều tác dụng như:

  • Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi
  • Cải thiện cơ bắp
  • Tăng chiều cao
  • Cải thiện hệ miễn dịch

bổ sung vitamin D3 cho trẻ hay ra mồ hôi trộm

Lợi ích của việc bổ sung vitamin D3 cho trẻ hay ra mồ hôi trộm

4.3. Tắm nước lá cho trẻ ra mồ hôi trộm

Trẻ ra mồ hôi trộm có thể tắm các loại lá cây như lá trà xanh, lá trầu, lá tía tô... Chúng có tác dụng làm mát cơ thể và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu. Ngoài ra, nước lá còn có tác dụng thư giãn, giúp trẻ dễ ngủ hơn, từ đó giảm tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ.

Mời mẹ xem thêm: Trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì?

4.4. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất sẽ hỗ trợ sức khỏe và hệ miễn dịch. Hạn chế thức ăn cay nóng và thực phẩm chứa nhiều đường, thay vào đó, nên bổ sung rau củ, trái cây tươi để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm hiệu quả hơn.

5. Trẻ hay ra mồ hôi trộm có sao không?

Chứng ra mồ hôi trộm thường chỉ kéo dài tới 5 tuổi và có thể cải thiện nếu mẹ áp dụng hiệu quả các hướng dẫn ở trên. Do đó, đây là một triệu chứng không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, bé ra mồ hôi trộm vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Mồ hôi ra nhiều, gặp lạnh có thể khiến bé bị nhiễm lạnh, thường xuyên mắc viêm phổi, ho... Do đó, ngay khi phát hiện em bé đổ mồ hôi trộm, ba mẹ cần lau sạch mồ hôi cho con.

Vitamin D3K2 BioAmicus - Giải pháp khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi trộm

BioAmicus D3K2 là một trong số những sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng khi trẻ gặp tình trạng thiếu hụt vitamin D3 và canxi như: Ra mồ hôi tộm, quấy khóc đêm, rụng tóc vành khăn...

khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi trộm với D3k2 bioamicus

BioAmicus D3K2 khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi trộm, cho giấc ngủ trọn vẹn

Sản phẩm này giúp mẹ bổ sung cho trẻ đồng thời 2 loại vitamin D3 và K2 - Hai vitamin quan trọng nhất trong việc hấp thu và chuyển hóa canxi.

Sản phẩm chứa vitamin tinh khiết, đảm bảo sự an toàn với 5 KHÔNG: không màu, không mùi, không vị, không chất bảo quản, không chất biến đổi gen. Mẹ có thể an tâm bổ sung cho bé hằng ngày ngay từ giai đoạn sơ sinh.

D3K2 BioAmicus hiện đã có mặt tại hơn 10.000 điểm bán hàng, nhà thuốc, bệnh viện trên cả nước.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ thêm thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu của đổ môi trộm ở trẻ. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận được tư vấn của đội ngũ dược sĩ.



Bài viết liên quan