Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trí thông minh di truyền từ ai? Từ bố hay từ mẹ?

Mục lục

Các yếu tố về gen quyết định tới 40-60% trí thông minh, chỉ số IQ và EQ của trẻ. Thế nhưng, các gen này di truyền từ ai? Gen của bố hay mẹ ảnh hưởng nhiều hơn? Hãy cùng BioAmicus tìm hiểu trí thông minh di truyền từ ai trong bài viết sau đây.

trí thông minh di truyền từ ai

1. Trí thông minh di truyền từ ai?

Trí thông minh của một đứa trẻ được di truyền từ cả cha lẫn mẹ. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng có thể gen của mẹ đóng vai trò lớn hơn trong việc di truyền lại trí thông minh.

Theo đó: Gen liên quan đến nhận thức nằm nhiều trên nhiễm sắc thể X. Vì phụ nữ có hai nhiễm sắc thể X, trong khi nam giới chỉ có một nên khả năng di truyền trí thông minh từ mẹ sang con cao hơn gấp đôi.  

Theo một phân tích tại Scotland, yếu tố dự báo trí thông minh tốt nhất là chỉ số trí thông minh của mẹ. Trên thực tế, chỉ số trí thông minh của trẻ chỉ chênh lệch 15 điểm so với trí thông minh của mẹ họ.

Ngoài ra, ảnh hưởng của gen bố và mẹ đến bé trai và bé gái cũng khác nhau. Con trai là sự kết hợp NST X (của mẹ) và Y (của bố), con gái là sự kết hợp NST X (của mẹ) và X (của bố). Do đó, con trai (NST XY) phần nhiều sẽ thừa hưởng trí thông minh của mẹ. Còn con gái (NST XX) sẽ thừa hưởng trí thông minh của của bố lẫn mẹ.

2. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Gen và các yếu tố di truyền không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Thực tế, gen chỉ cung cấp tiềm năng phát triển cho trẻ. Môi trường, yếu tố dinh dưỡng và tương tác giữa ba mẹ và bé mới là chìa khóa để thúc đẩy các tiềm năng sẵn có.

2.1. Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để cấu tạo nên cấu trúc hệ thần kinh và duy trì chức năng não bộ trong suốt cuộc đời của trẻ. Yếu tố này đặc biệt quan trọng trong 2 năm đầu đời, khi tốc độ phát triển não bộ của trẻ diễn ra nhanh nhất.

8 yếu tố dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến trí thông minh là:

  • Axit béo Omega-3 (DHA): Trẻ em có nồng độ DHA cao thường có khả năng nhận thức tốt hơn. 
  • Choline: Choline giúp tạo ra acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến trí nhớ và học tập
  • Sắt: Sắt là một khoáng chất cần thiết cho quá trình vận chuyển oxy đến não và hỗ trợ quá trình sản xuất myelin, chất bao bọc và bảo vệ dây thần kinh 
  • I-ốt: Thiếu i-ốt trong giai đoạn mang thai và đầu đời có thể gây ra thiểu năng trí tuệ và suy giảm nhận thức.
  • Vitamin B: Sản xuất năng lượng và hỗ trợ chức năng thần kinh
  • Protein: Cung cấp các axit amin cần thiết cho việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh
  • Chất chống oxy hóa (vitamin E, vitamin C, và các Omega-3): Bảo vệ não khỏi tổn thương do stress oxy hóa và viêm nhiễm, hỗ trợ duy trì chức năng não khỏe mạnh.
  • Kẽm: Cần thiết cho sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh trung ương

2.2. Tương tác giữa ba mẹ và trẻ

Tương tác giữa ba mẹ và trẻ là yếu tố quyết định nuôi dưỡng tinh thần, cảm xúc và hình thành thói quen cho bé. 

Không chỉ là tấm gương để con trẻ “bắt chước” theo, việc ba mẹ thường xuyên tương tác với con, dành cho con những cử chỉ yêu thương giúp trẻ cảm thấy an toàn về mặt cảm xúc. Những em bé này dễ dàng học hỏi, khám phá, phát triển khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có mối quan hệ tương tác tích cực thường có kết quả tốt hơn về mặt học thuật và phát triển trí tuệ.

Sự hiện diện và tham gia tích cực của ba mẹ trong cuộc sống hàng ngày của trẻ là yếu tố quan trọng giúp phát triển trí thông minh toàn diện của bé

2.3. Môi trường sinh sống của bé

Môi trường sinh sống của trẻ (bao gồm môi trường tự nhiên, các mối quan hệ xã hội và yếu tố căng thẳng) có thể làm thay đổi cách mà các gen liên quan đến trí thông minh được biểu hiện.

Môi trường giáo dục phong phú, khuyến khích sự học hỏi, có thể làm tăng sự biểu hiện của các gen liên quan đến trí thông minh và cải thiện chức năng nhận thức. Ngược lại, môi trường thiếu thốn về mặt giáo dục và xã hội có thể dẫn đến sự suy giảm về mặt nhận thức.

VIệc bà mẹ thường xuyên tiếp xúc với căng thẳng, ô nhiễm khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học hỏi và trí thông minh của trẻ.

3. Cách phát triển trí thông minh của trẻ

Phát triển trí thông minh của trẻ là một quá trình toàn diện, đòi hỏi sự kết hợp giữa môi trường sống, dinh dưỡng, giáo dục, và tình cảm gia đình. Dưới đây là một số cách hiệu quả để hỗ trợ phát triển trí thông minh cho trẻ:

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Trẻ được ăn đa dạng các loại thực phẩm, và bổ sung dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi.
  • Giáo dục sớm và kích thích trí tuệ cho trẻ bằng các trò chơi trí tuệ, khuyến khích trí tò mò và cùng con đọc sách, nghe nhạc
  • Tích cực giúp con tăng các tương tác xã hội bằng cách khuyến khích con chơi với bạn bè và tham gia các hoạt động nhóm
  • Xây dựng môi trường sống an toàn, hạnh phúc và khuyến khích con trẻ tự do khám phá và tự giải quyết vấn đề
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ, giúp con gọi tên các cảm xúc và hạn chế các yếu tố căng thẳng.
  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên và tiếp xúc nhiều với môi trường tự nhiên.
  • Cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ một cách hợp lý và có kiểm soát

Những hành động trên cần được thực hiện bởi cả ba và mẹ, để con được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Bài viết trên đã chia sẻ cho mẹ những thông tin liên quan đến trí thông minh di truyền từ ai. Cho dù một đứa trẻ có trí thông minh bẩm sinh, ba mẹ cũng đừng quên nuôi dưỡng con với những thử thách mới, để trí thông minh không ngừng được cải thiện. 

Theo dõi BioAmicus để liên tục cập nhật những mẹo chăm con cao lớn - thông minh - khỏe mạnh. Liên hệ ngay 1900 636 985 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.



Bài viết liên quan