Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Biếng ăn bệnh lý là gì? Phân biệt biếng ăn sinh lý và bệnh lý

Mục lục

Trẻ biếng ăn khiến ba mẹ vô cùng lo lắng, không biết liệu rằng con đang trong thời kỳ biếng ăn sinh lý hay con có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không. Để hiểu hơn về biếng ăn bệnh lý cũng như phân biệt biếng ăn sinh lý - bệnh lý, mời mẹ tham khảo bài viết chi tiết dưới đây nhé!

biếng ăn bệnh lý là gì

Biếng ăn bệnh lý là gì?

Biếng ăn bệnh lý là tình trạng thường gặp khi các bé bị ốm hoặc mắc phải một bệnh lý nào đó. Khi trẻ bị bệnh sẽ sinh ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn do không thấy ngon miệng.

Nếu không điều trị kịp thời khiến tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như: chậm tăng cân, sức đề kháng và hệ miễn dịch kém, hay ốm vặt, dễ mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa và hệ hô hấp.

biếng ăn bệnh lý là tình trạng thường gặp khi các bé bị bệnh
Biếng ăn bệnh lý là tình trạng thường gặp khi các bé bị bệnh

Phân biệt biếng ăn sinh lý và bệnh lý

Trẻ biếng ăn có thể do sinh lý hoặc các nguyên nhân bệnh lý. Việc phân biệt được rõ 2 nhóm nguyên nhân này giúp cha mẹ có những cách xử lý thích hợp hơn. Mẹ hãy tham khảo bảng dưới đây để nhận biết bé đang bị biếng ăn sinh lý hay bệnh lý nhé.

  Biếng ăn sinh lý Biếng ăn bệnh lý
Triệu chứng Trẻ lười bú ngay những tháng đầu sau sinh hoặc trong những giai đoạn thay đổi sinh lý. Bé biếng ăn nhưng vẫn sinh hoạt bình thường. Biếng ăn kèm theo các triệu chứng khác như: mọc răng, đau họng, sốt, rối loạn tiêu hóa…(tùy thuộc vào nguyên nhân).
Thời gian Thường diễn ra trong thời gian ngắn 1-2 ngày hoặc kéo dài 7-10 ngày Tùy thuộc vào nguyên nhân và tiến triển của bệnh. Thường trẻ hết bệnh sẽ ăn ngon trở lại
Mức độ ảnh hưởng Ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu mẹ xử trí không đúng cách khiến biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng... Ảnh hưởng xấu tới quá trình ăn uống, hấp thu và phát triển của trẻ.
Một số nguyên nhân

- Quá trình mang bầu mẹ ăn uống không đầy đủ dẫn tới bé bị thiếu chất từ trong bào thai.

- Những thay đổi sinh lý trong giai đoạn phát triển: lật, bò, tập đi, bắt đầu đi nhà trẻ.

- Các nguyên nhân vùng miệng họng: Nấm lưỡi, mọc răng, viêm VA…

- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đầy chướng bụng, nôn trớ.

- Nguyên nhân khác: Viêm đường hô hấp, viêm ruột, thiếu vi chất, do thuốc.

Giải pháp - Chia nhỏ bữa ăn.

- Đa dạng thực đơn.

- Tạo tâm lý thoải mái khi ăn uống, tuyệt đối không ép trẻ ăn.

- Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa của bé.

- Tìm hiểu và điều trị tốt nguyên nhân.

- Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa cho bé.

Nguyên nhân gây ra biếng ăn bệnh lý

Để có thể đưa ra được phương pháp điều trị hợp lý nhất cho trẻ biếng ăn bệnh lý thì việc tìm hiểu rõ nguyên nhân là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là những nguyên nhân gây ra biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một bệnh lý thường tái đi tái lại nhiều lần ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này ở trẻ như:

Hệ tiêu hóa còn non nớt

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn có hại xâm nhập qua đồ ăn, nước uống.

Khi hệ tiêu hóa bị tổn thương có thể dẫn đến các triệu chứng điển hình như: nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu, đau quặn bụng, tiêu chảy, bỏ ăn…

Hệ thống miễn dịch kém

Theo nghiên cứu 80% tế bào miễn dịch của cơ thể nằm ở hệ tiêu hóa. Khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các lợi khuẩn có mặt trong đường tiêu hóa.

Chính vì lý do này khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, khả năng hấp thu và tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng đầy bụng, chướng hơi, kém ăn, lười ăn.

Môi trường sống ô nhiễm

Môi trường sống nhiễm bẩn và chứa nhiều ổ vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của bé. Khi bé tiếp xúc với những ổ vi khuẩn sau đó đưa lên miệng, vi khuẩn có thể thâm nhập vào đường tiêu hóa công thêm sức đề kháng chưa hoàn thiện càng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

Điều này sẽ làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.

Tùy thuộc vào từng bệnh mà trẻ có các biểu hiện khác nhau như ho sốt, đau họng (viêm đường hô hấp) hoặc đau quặn bụng, nôn trớ, khó tiêu (viêm dạ dày, viêm ruột), mệt mỏi, chán ăn...

Sử dụng kháng sinh bừa bãi

Sử dụng kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng kháng sinh dài ngày dễ gây ra tình trạng loạn khuẩn đường tiêu hóa. Bởi kháng sinh ngoài tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh cũng tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.

Khi bị loạn khuẩn, trẻ cũng sẽ biếng ăn, lười ăn, thậm chí là bỏ ăn.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây biếng ăn bệnh lý

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ là bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra những tổn thương ở một vị trí nào trên đường hô hấp như: tai, mũi, họng, thanh quản, khí quản, phổi...

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ gặp phải các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, quấy khóc, khó thở, tiêu chảy, không bú, bú ít hoặc không ăn uống gì. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng bé còn gặp phải các tình trạng như: nôn, co giật, tím tái, ngủ li bì, suy dinh dưỡng nặng.

Nhiễm ký sinh trùng

Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể do bị nhiễm các loại giun đũa, giun kim, giun tóc, các loại sán… Quá trình lây nhiễm chủ yếu là qua đường miệng hoặc do thức ăn không được nấu chín.

Khi nhiễm phải những loại ký sinh trùng như giun hoắc sán, mẹ sẽ thấy bé có một số triệu chứng như: mệt mỏi, đau bụng, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy… Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng giun hoặc sán lạc chỗ khiến trẻ bị hen suyễn, mẩn ngứa,…

Vấn đề liên quan đến răng miệng

Khi trẻ gặp phải các vấn đề về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng, áp xe quanh chân răng, viêm loét miệng… có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Bởi khi gặp phải tình trạng này trẻ sẽ bị đau nhức và ê buốt răng, sốt, khó chịu, chảy máu… Kiểm tra miệng có thể thấy mảng trắng khó làm sạch (nấm lưỡi) hoặc phần lợi sưng đỏ (viêm nhiễm khi mọc răng), miệng hôi.

Chính tình trạng này đã làm giảm khả năng ăn uống của trẻ, đôi khi mẹ còn thấy bé chán ăn hoặc bỏ ăn. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn bệnh lý.

vấn đề về răng miệng gây biếng ăn ở trẻ

Trẻ gặp phải vấn đề về răng miệng cũng gây ra tình trạng biếng ăn

Thiếu vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển về thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng và phòng chống bệnh tật.

Nếu cơ thể bé bị thiếu vitamin và khoáng chất sẽ gây ra tình trạng chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, trẻ hay ốm vặt, rụng tóc, quấy khóc, biếng ăn hoặc bỏ ăn.

Cách điều trị cho trẻ biếng ăn

Để cải thiện vấn đề biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ, mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau đây.

Đưa trẻ đi khám

Khi trẻ bị biếng ăn kèm theo trình trạng sốt, mệt mỏi, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng xử trí hợp lý và kịp thời, hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.

Đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân biếng ăn bệnh lý

Đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây biếng ăn bệnh lý

Sử dụng men vi sinh đa chủng

Đối với trường hợp biếng ăn do rối loạn tiêu hóa, việc sử dụng men vi sinh là cách cải thiện nhanh và tốt nhất. Men vi sinh cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tạo hàng rào bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại. Từ đó, giúp cải thiện được tình trạng đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón và biếng ăn ở trẻ.

Trong các dòng men vi sinh đa chủng, men 10 chủng BioAmicus được nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Sản phẩm được nhập khẩu từ Canada chính là giải pháp “vàng” dành cho bé biếng ăn.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Đối với trẻ biếng ăn do thiếu dưỡng chất, việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, sắt, kẽm, đồng, selenium, acid folic… có thể cải thiện được tình trạng này.

Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ nâng cao hệ thống miễn dịch ở trẻ, ngăn ngừa tình trạng ốm vặt, rối loạn tiêu hóa. Từ đó, hạn chế được các nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn do bệnh lý.

Thiết kế bữa ăn đa dạng

Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ mẹ có thể thiết kế bữa ăn đa dạng và bắt mắt hơn. Chính sự thay đổi trong bữa ăn sẽ kích thích sự tò mò của bé về những món mình được ăn.

Nhờ có sự tò mò và hứng thú tìm hiểu sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, ăn nhanh hơn và tạo được cảm giác thú vị trong mỗi bữa ăn.

Không làm bé căng thẳng

Khi bị ốm, cơ thể và tâm lý của trẻ đều yếu ớt. Nếu bị mẹ quát mắng, bé sẽ bị căng thẳng và mệt mỏi hơn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì thế, khi bé bị biếng ăn do bệnh lý mẹ không nên quát mắng hay đánh bé. Thay vào đó, mẹ hãy quan tâm và ở bên cạnh bé nhiều hơn. Nhờ có sự chăm sóc của mẹ mà bé nhanh khỏi bệnh hơn và có thể ăn uống trở lại như bình thường.

Không quát mắng trẻ khi trẻ bị bệnh

Không quát mắng trẻ khi trẻ bị bệnh

Khen ngợi bé

Một lời khen ngợi đúng lúc của cha mẹ sẽ mang lại tác động tích cực đối với bé biếng ăn. Khi bé đang mệt mỏi vì bị bệnh, bé ăn được một chút nhưng lại nhận được lời khuyến khích của mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ và có sức khỏe tinh thần để có ăn thêm.

Chính sự động viên của mẹ đã tạo động lực thôi thúc trẻ tiếp tục tin tưởng vào bản thân “mình sẽ làm được”, “mình sẽ cố ăn thêm được”.

Trên đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ biếng ăn bệnh lý cùng với cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc, mẹ có thể liên hệ với dược sĩ Bioamicus thông qua hotline 1900 636 985 hoặc chat trực tiếp trên website bioamicus.vn.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan