Uống kẽm và Omega-3 (DHA) cùng lúc được không?

Mục lục

Gần đây, một mẹ đã gửi tin nhắn cho chuyên gia Bioamicus rằng:

"Bé nhà mình đang sử dụng DHA Bioamicus từ sơ sinh. Mấy hôm nay, mình đang thấy con bị xước móng rô nên mua thêm kẽm cho con uống. Vậy cho mình hỏi, uống kẽm và DHA cùng lúc được không, nếu không thì uống cách nhau bao lâu?"

Nếu mẹ cũng có thắc mắc như trên thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để được chuyên gia giải đáp chi tiết nhé!

bổ sung kẽm và DHA cho bé như thế nào

1. Kẽm và Omega-3 (DHA) uống cùng nhau được không?

Kẽm và Omega-3 hay DHA có thể uống cùng nhau, hoàn toàn an toàn, không gây tác dụng phụ cho bé. Cho đến nay, chưa ghi nhận bất cứ tương tác bất lợi nào của 2 vi chất này. Cả hai chất này đều bổ sung các lợi ích quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Lợi ích khi bổ sung kẽm và Omega-3 (DHA) cùng nhau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Omega-3 (DHA) có tác dụng chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn, từ đó nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Omega-3 nổi tiếng với khả năng giảm triglyceride, hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trong khi đó, kẽm góp phần duy trì sức khỏe tim mạch thông qua việc hỗ trợ hoạt động của các enzyme và protein cần thiết cho hệ tuần hoàn.
  • Cải thiện sức khỏe não bộ: Omega-3 là thành phần thiết yếu của màng tế bào não, giúp tăng cường chức năng nhận thức, cải thiện trí nhớ. Kẽm cũng tham gia vào quá trình truyền tín hiệu thần kinh, hỗ trợ khả năng học tập và duy trì sức khỏe tinh thần.
  • Hỗ trợ sức khỏe da và tóc: Kẽm giúp duy trì độ khỏe mạnh của da, tóc và móng bằng cách tham gia vào quá trình tái tạo tế bào. Đồng thời, omega-3 (DHA) giúp giảm viêm da, cải thiện độ ẩm và mang lại làn da mịn màng hơn.
  • Đặc biệt các nghiên cứu đã chỉ ra: Đối với các trẻ tăng động giảm chú ý, kẽm và Omega 3 (DHA) còn hiệp đồng tác dụng, giúp cải thiện đáng kể triệu chứng và các đặc điểm lâm sàng của ADHD.

Tuy nhiên, thời điểm để kẽm và DHA phát huy tác dụng tối ưu có thể khác nhau:

  • Kẽm không nên uống lúc đói vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, mẹ nên bổ sung cách bữa ăn 1-2 giờ để tránh tương tác với thức ăn.
  • DHA là acid béo, ưu tiên dùng cùng bữa ăn để hấp thu tốt nhất. Khuyến cáo nên bổ sung cùng bữa tối giúp hỗ trợ bé ngủ ngon hơn.

KẾT LUẬN: Mẹ có thể cho bé sử dụng kẽm và DHA cùng lúc để tiện lợi, tranh quên liều, hoặc mẹ cũng có thể lựa chọn uống cách xa nhau để tối ưu tác dụng của từng sản phẩm.

2. Cách bổ sung kẽm và DHA cho trẻ

2.1. Bổ sung qua chế độ ăn hằng ngày

Mẹ có thể bổ sung kẽm và DHA cho trẻ ngay trong chế độ ăn hằng ngày. Một chế độ ăn phong phú và đa dạng nên được bắt đầu ngay từ quá trình ăn dặm.

Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt đỏ, đậu và sản phẩm từ sữa… Đặc biệt, giá đỗ hay mầm đậu nành là loại thực phẩm có giá thành rẻ nhưng chứa rất nhiều kẽm cho bé.

Để bổ sung DHA từ thực phẩm, mẹ có thể lựa chọn các loại cá béo (Cá hồi, cá thu, cá mòi…), dầu cá, trứng và sữa. Đây là các nguồn bổ sung trực tiếp DHA. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung DHA gián tiếp qua các Omega thực vật như dầu hạt lanh, hạt chia, bơ…

Bổ sung kẽm và DHA cho trẻ qua chế độ ăn hằng ngày có ưu điểm là chủ động. Mẹ có thể linh hoạt phối hợp các món ăn. Tuy nhiên nhược điểm chính của cách bổ sung này là không đảm bảo chuẩn liều, đặc biệt là liều dùng DHA.

2.2. Bổ sung qua thực phẩm bổ sung

Bổ sung DHA kẽm cùng lúc cho bé

Thực phẩm bổ sung DHA BioAmicus và Kẽm Biolizin

Bổ sung kẽm và DHA qua các thực phẩm bổ sung chuyên biệt giúp đảm bảo chuẩn liều khuyến cáo:

  • Dung dịch dầu cá chứa DHA: Phù hợp với trẻ từ sơ sinh có chia liều theo thể tích
  • Viên nang chứa dầu cá: Phù hợp với trẻ đã có thể nhai nuốt tốt, liều dùng cho trẻ 1-2 viên/ ngày
  • Siro bổ sung kẽm: Có vị ngọt, dễ uống, có thể dùng cho trẻ sơ sinh
  • Viên uống kẽm: Phù hợp với trẻ từ bốn tuổi trở lên, giúp bổ sung kẽm liều cao.

Lựa chọn các sản phẩm bổ sung kẽm và DHA cho trẻ, hãy ưu tiên các sản phẩm tinh khiết, có dạng dùng phù hợp và dễ hấp thu.

2.3. Bổ sung từ thực phẩm tăng cường

Các thực phẩm tăng cường dinh dưỡng như bánh dinh dưỡng, các loại hạt được bổ sung dinh dưỡng có chứa kẽm và DHA. Mẹ cho bé ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất và hàm lượng thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm.

Sữa công thức cũng có thể là giải pháp bổ sung kẽm và DHA. Trung bình mỗi 100ml sữa công thức có chứa 0,5 mg kẽm và 5-10mg DHA. 

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và duy trì đến hai tuổi.

bé ăn bánh dinh dưỡng bổ sung kẽm và dha

Bổ sung Kẽm và DHA cho bé từ bánh, sữa và thực phẩm tăng cường

3. Lưu ý khi bổ sung kẽm và DHA để đạt hiệu quả cao

Dù bổ sung kẽm và DHA cùng nhau được cho là an toàn, tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh những bất lợi có thể xảy ra:

  • Tuân thủ liều dùng, tuyệt đối không sử dụng vượt quá liều khuyến cáo: Bổ sung kẽm và DHA quá liều có thể gây ra phản ứng phụ không mong muốn.
  • Thời gian uống: Uống DHA trong bữa ăn và uống kẽm sau 1-2 giờ để tối ưu hóa hấp thụ.
  • Quan sát phản ứng: Theo dõi phản ứng của bé sau khi uống để phát hiện sớm bất kỳ biểu hiện bất thường nào.
  • Kết hợp với vitamin C: Uống cùng vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ kẽm.

Trên đây là những giải đáp chi tiết cho mẹ về thắc mắc "Uống kẽm và Omega-3 (DHA) cùng lúc được không?". Nếu cần thêm tư vấn thêm, hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin ngay tại BioAmicus.vn.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí



Bài viết liên quan