Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

8 cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết

Mục lục

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi thường xuyên nôn trớ do các vấn đề sinh lý. Tình trạng này không đáng lo ngại xong gây ra nhiều khó khăn cho việc chăm con ăn, bú. Bài viết dưới đây chỉ cho mẹ 8 cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn. Đừng bỏ qua thông tin quan trọng này mẹ nhé!

cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

1. Chia nhỏ lượng sữa mỗi lần bú cho trẻ sơ sinh

Một cách giảm trớ sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản là chia nhỏ lượng sữa mỗi lần bú. Nhiều trẻ bú quá nhanh nên không cảm nhận được bản thân đã no. Mẹ cần kiểm soát lượng sữa con bú mỗi lần sao cho không lớn hơn sức chứa dạ dày. Như thế, sữa sẽ không bị trào ngược ra ngoài và bé sẽ không bị trớ sữa.

Đối với mẹ cho con dùng sữa công thức, thể tích sữa được đong dễ dàng theo khuyến cáo. Khuyến cáo đưa ra lời khuyên cho thể tích sữa mỗi lần bú so với tuổi. Nếu không gây trớ sữa, việc trẻ ăn nhiều hơn hoặc ăn ít hơn khuyến cáo là điều bình thường.

Tuổi 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 tuần 5 tháng 6 tháng
Thể tích sữa mỗi lần bú 7-13 ml 30-60 ml 60-120ml 120 ml 180-210 ml 180-240ml

Thể tích sữa mỗi lần bú so với tuổi

Đối với mẹ cho con bú sữa mẹ, cần quan sát các biểu hiện của con như tay thả lỏng, khuôn mặt thư thái và cảm nhận bầu ngực của mẹ mềm hơn, không còn căng tức.

Song song với việc giảm lượng sữa mỗi lần bú, mẹ cần cho con bú nhiều lần để đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.

cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh là cho trẻ bú đúng lượng

Hãy tính toán lượng sữa trẻ bú mỗi lần để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Không để trẻ sơ sinh nằm ngay sau khi bú sữa

Trẻ hay bị nôn trớ phải làm sao để sau khi bú, sữa mẹ không bị chảy ngược ra ngoài theo tư thế. Muốn vậy, đừng để trẻ sơ sinh nằm ngay trong vòng 20 phút sau khi bú.

Mẹ có thể dùng một số loại nôi chuyên dụng có phần đầu cao hơn để đặt trẻ sau khi bú sữa. Đơn giản hơn, hãy bế trẻ áp vào bả vai mẹ hoặc bế trẻ ở tư thế đưa nôi, đầu cao hơn bụng khoảng 30 độ.

3. Cho bé bú đúng cách

Cho trẻ bú đúng cách giải quyết câu hỏi trẻ hay nôn trớ phải làm sao. Bú đúng cách làm giảm lượng hơi bé nuốt phải, giảm tình trạng chướng bụng, buồn nôn. Thêm vào đó, khi được cho bú đúng cách, trẻ bắt vú hiệu quả hơn, sữa xuống được dạ dày và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Đối với bé bú mẹ, bế hoặc để trẻ nằm ở tư thế nghiêng sang trái, đầu cao hơn thân. Nếu muốn cho con bú đều cả hai bầu sữa, mẹ nên cho con bú phía bên ngực trái trước, sau đó chuyển sang phải. Trong quá trình bú, mặt con luôn ở đối diện núm vú. Trẻ bắt vú đúng là khi miệng bé ngậm vào núm vú và cằm chạm vào bầu sữa mẹ.

Đối với trẻ bú bình, cần loại hết không khí ở đầu núm bú. Mẹ cầm nghiêng lọ sữa góc 45 độ để đảm bảo sữa lấp đầy khoảng trống ở phần núm ngậm. Điều này hạn chế lượng khí đi vào dạ dày trong quá trình bú. Đầu của bé cũng nên được đặt cao hơn thân trong khi bú bình.

cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh là cho trẻ ngẩng cao đầu

Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Giữ đầu trẻ cao hơn thân, nằm nghiêng về bên trái

4. Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Vỗ ợ hơi làm giảm lượng khí trong đường tiêu hóa, giúp trẻ không bị chướng bụng, nôn trớ. Lượng hơi này tích tụ do bé nuốt vào trong lúc bú và hại khuẩn đường ruột sinh ra. Vỗ ợ hơi được thực hiện sau mỗi cữ bú hoặc trước khi chuyển con sang bú bầu ngực thứ hai.

Cách làm giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ thực hiện vỗ ợ hơi theo các bước sau:

– Đặt trẻ nằm đúng tư thế chuẩn bị vỗ ợ hơi. Các tư thế vỗ ợ hơi được mô tả theo kiểu tựa vai, kiểu ngồi và kiểu nằm.

– Một tay cha mẹ giữ chân, đầu hoặc ngực bé.

– Tay còn lại hơi khum, vỗ nhẹ vào khoảng giữa lưng trẻ từ dưới lên. Mẹ cũng có thể dùng tay còn lại xoa lưng trẻ ngược chiều kim đồng hồ.

– Nếu thực hiện trong 10-15 phút mà con vẫn chưa ợ hơi, mẹ chuyển tư thế và thực hiện lại các thao tác trên.

cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Tư thế vỗ ợ hơi và cách khum tay vỗ ợ hơi cho trẻ

5. Không quấn tã quá chặt cho trẻ sơ sinh

Nới lỏng tã làm giảm áp lực lên dạ dày, từ đó giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Quấn tã đúng cách còn tạo điều kiện phát triển xương hông và giảm nguy cơ ngạt khi trẻ ngọ nguậy.

Mẹ thực hiện quấn tã theo các bước:

 – Bước 1: Trải rộng tã trên một mặt phẳng, gấp chéo 1 đầu.

 – Bước 2: Đặt trẻ nằm thoải mái trên miếng tã, mép gấp nằm ở phía cổ của bé.

 – Bước 3: Để chân trẻ thẳng, gấp tã từ bên trái sang bên phải. Nhấc tay trái của bé lên, đặt mép tã thừa xuống dưới lưng bé. Lúc này, con được quấn trong ½ miếng tã.

 – Bước 4: Gấp mép tã phía dưới lên trên, phần tã thừa nhồi dưới phần tã đầu tiên. Gấp sao cho hai chân của con được duỗi thẳng thoải mái.

 – Bước 5: Cuốn nốt phần tã từ bên phải sang bên trái. Cuốn chặt tay nhưng không bó cứng vào rốn hoặc cổ bé.

cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ nôn trớ nên làm gì: Các bước quấn tã cho trẻ sơ sinh

6. Cho trẻ sơ sinh uống nhiều chất lỏng hơn

Nếu bé bị nôn nhiều, điều quan trọng là bé phải uống nhiều nước để ngăn mất nước. Nên bổ sung chất lỏng từ từ. Uống quá nhiều khi bụng khó chịu có thể gây nôn nhiều hơn.

Các chất lỏng giúp giữ cho bé đủ nước và có thể làm dịu cơn buồn nôn có thể bao gồm:

– Nước Oresol

– Nước

– Bé cũng có thể ngậm đá bào hoặc kem que để giữ nước

cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Các loại kem, nước mát, trà giúp trẻ bù nước hiệu quả

Nếu bác sĩ chẩn đoán bé bị mất nước do nôn mửa, bác sĩ có thể chỉ định truyền tĩnh mạch (IV) cho bé.

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ: Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ

Giải pháp cho trẻ bị ọc khi uống sữa công thức

7. Dùng thuốc chống nôn làm giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Điều trị triệu chứng nôn trớ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Trừ khi mẹ biết chính xác nguyên nhân gây nôn, cần tránh dùng thuốc mà không có chỉ định của chuyên gia y tế.

Thuốc thuốc chống nôn không kê đơn (OTC) đôi khi có thể được sử dụng để làm giảm đau bụng, buồn nôn và nôn. Những loại thuốc này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm nôn mửa do ngộ độc thực phẩm.

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào để điều trị buồn nôn và nôn, hãy cân nhắc những điều sau:

– Chỉ dùng theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn sản phẩm.

– Không dùng nhiều hơn một loại thuốc chống nôn cùng lúc, vì chúng có thể có hoạt chất tương tự nhau.

– Đọc kỹ đối tượng sử dụng của thuốc chống nôn. Có nhiều loại thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ sơ sinh

– Không cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị cúm hoặc thủy đậu dùng các sản phẩm bismuth subsalicylate, vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye .

– Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tương tác thuốc có thể xảy ra nếu bé dùng thuốc OTC hoặc thuốc kê đơn khác, chẳng hạn như thuốc chống đông máu.

– Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem thuốc chống nôn có an toàn không nếu bé mắc một số bệnh cơ bản, chẳng hạn như bệnh tim, hen suyễn hoặc bệnh tuyến giáp.

Có rất ít thuốc bác sĩ có thể kê để chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh, trong đó có Metoclopramide:

– Thuốc chống nôn cho trẻ Metoclopramide: Sử dụng cho trẻ sơ sinh trên 1 tuổi với liều lượng 0,1-0,15mg/1kg cân nặng.

8. Sử dụng men vi sinh cải thiện tiêu hóa cho trẻ

Men vi sinh là phương pháp cải thiện tiêu hóa cho trẻ hiệu quả và an toàn. Men vi sinh là những lợi khuẩn xây dựng hệ vi sinh khỏe mạnh trong đường tiêu hóa của trẻ. Khi các lợi khuẩn này hoạt động, chúng là giảm đáng kể tình trạng đầy hơi, nôn trớ. Lợi khuẩn giúp phân hủy thức ăn và tạo ra một số loại vi chất thiết yếu.

Chúng cũng cạnh tranh với những vi sinh vật gây bệnh trên đường tiêu hóa. Trẻ sơ sinh được khuyên dùng men vi sinh để cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.

Tại các nhà thuốc hiện có nhiều sản phẩm men vi sinh. Mẹ cần cân nhắc lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho trẻ.

Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete

bioamicus - cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete 

Men vi sinh đa chủng Bioamicus Complete được chứng minh có hiệu quả giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Các lợi khuẩn trong Bioamicus Complete sẽ bổ sung cho hệ vi sinh thiếu hụt ở con. Hệ vi sinh khỏe mạnh giúp con hết đầy hơi trướng bụng, hấp thu tốt, tăng cân và giảm hẳn ọc sữa.

Sản phẩm chứa 5 tỷ lợi khuẩn với 10 chủng lợi khuẩn tự nhiên trong đường tiêu hóa. Các lợi khuẩn được phân lập đến cấp chủng, tinh khiết và đảm bảo an toàn trong từng giọt sản phẩm. Với độ bền lên tới 95% trong dịch vị dạ dày và muối mật, sản phẩm cung cấp chuẩn liều điều trị cho trẻ nôn trớ.

Trẻ sơ sinh bao nhiêu tháng thì hết tình trạng nôn, trớ sữa

Tùy từng mức độ và nguyên nhân, tình trạng nôn trớ có thể kết thúc nhanh hoặc kéo dài. Đối với nôn trớ sinh lý, trẻ từ 7 – 12 tháng sẽ hết nôn trớ. Lúc này, các cơ quan tiêu hóa của con đã hoàn thiện hơn. Thêm vào đó, trẻ cũng đã thành thạo kỹ năng ngậm, bú. Do vậy, nếu bé duy trì được các thói quen ăn uống tốt, không có bệnh lý, con cũng sẽ hết nôn trớ.

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị nôn trớ đi gặp bác sĩ

Gọi cho bác sĩ khi:

– Dịch nôn có màu, mùi lạ: dịch nôn lẫn máu, nôn ra dịch xanh, vàng

– Bé có các dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như tiểu ít, nước tiểu sẫm màu và khô miệng.

– Nôn trớ kéo dài hơn một tháng.

– Trẻ sụt cân, cân nặng không đạt chuẩn

Khi tình trạng nôn mửa kèm các biểu hiện sau, cần đưa bé đi bệnh viện:

– Đau ngực

– Đau bụng nặng

– Mờ mắt

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu

– Sốt cao

– Da sần sùi, nhợt nhạt

– Nôn trớ liên tục, trẻ không thể bú hoặc ăn trong 12 giờ

Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh không khó để giải quyết. Hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn khi con gặp vấn đề nôn trớ. Đừng quên theo dõi Website BioAmicus để nhận được hướng dẫn cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900 63 69 85 nếu mẹ cần đội ngũ Dược sĩ tư vấn, giải đáp các thắc mắc của mình.



Bài viết liên quan