Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

9 cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ em KHÔNG tái phát

Mục lục

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng tiêu hóa không ổn định, trẻ hay tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ. Trong một số trường hợp, tình trạng này liên tục lặp đi lặp lại, gây nên nhiều khó chịu cho trẻ. Bài viết dưới đây cung cấp cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ, giúp  con tiêu hóa tốt, lớn nhanh.

1. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn tới 6 tháng tuổi

cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ cho trẻ bú mẹ

Sữa mẹ dễ tiêu vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng mà lại hạn chế đầy chướng bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa. 

Sữa mẹ chứa tỷ lệ protein, chất béo, vi chất và nước cân đối. Vì thế, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn, cũng dễ hấp thu hơn sữa bò và sữa công thức.

Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh. Sữa mẹ dễ tiêu vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng mà lại hạn chế đầy chướng bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

Thêm vào đó, sữa mẹ chứa kháng thể IgG và các chất kháng viêm, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ..

Cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ bú mẹ là

– Mẹ uống đủ nước, không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, không dùng cà phê, chất kích thích.

– Thường xuyên vệ sinh sạch bình đựng sữa, núm vú.

– Không cho trẻ uống sữa đã có mùi chua, hôi, biến chất, ngả màu.

– Không cho trẻ uống sữa đã bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh quá 48 giờ.

2. Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo lứa tuổi

cần cho trẻ ăn đủ chất để phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Để trẻ khỏe mạnh, con cần được ăn đầy đủ dinh dưỡng theo tuổi.

Do lo sợ thức ăn gây ra rối loạn tiêu hóa, nhiều mẹ liên tục ép con ăn rau, hoặc ăn quá nhiều thịt cá, trứng. Điều này là không đúng. Để trẻ khỏe mạnh, con cần được ăn đầy đủ dinh dưỡng theo tuổi.

– Khi con được 6 tháng, bé có thể bắt đầu học ăn dặm. Các món ăn dặm nên được chế biến mềm, dễ tiêu để phù hợp với hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương của trẻ.

– Khi con trên 1 tuổi, mẹ tăng độ thô của thức ăn và tăng lượng thức ăn mỗi bữa theo nhu cầu của con.

– Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là bữa ăn cung cấp cân bằng các chất dinh dưỡng:

+ Chất đạm (Protein): là nguyên liệu xây dựng hệ cơ chắc khỏe.

+ Chất đường bột (Carbohydrate) : là nguồn cung cấp lượng lớn năng lượng

+ Chất béo (Lipid): kích thích phát triển não bộ, là nguyên liệu tổng hợp nhiều hormon, chất chuyển hóa cần thiết khác.

+ Vitamin và khoáng chất: tham gia vào các hoạt động trao đổi chất hàng ngày

Tất nhiên, tránh trẻ ăn món gây dị ứng cũng là cần thiết. Nếu thực sự con rối loạn tiêu hóa do một món ăn, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện sau khi con ăn 30-60 phút. Lúc này, mẹ cần dùng phương pháp loại trừ để khẳng định chính xác loại thức ăn nào khiến con rối loạn tiêu hóa.

3. Đảm bảo ăn chín uống sôi

Ăn chín uống sôi đảm bảo giết chết vi khuẩn, mầm bệnh có trong thức ăn. Từ đó, nguy cơ rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng được giảm đi đáng kể.

Khi lên thực đơn hàng ngày cho trẻ, mẹ hạn chế các món gỏi, nộm tươi sống. Kể cả những món ngon được nhiều người lớn thích như tiết canh, gỏi thịt, trứng cá sống,…

4. Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ cho trẻ

cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là vệ sinh sạch sẽ tay chân

Vệ sinh tay để giảm khả năng lây nhiễm virus, vi khuẩn, giun sán từ môi trường.

Mầm bệnh khiến trẻ rối loạn tiêu hóa có thể tồn tại trên sàn nhà, tay nắm cửa, đồ chơi. Môi trường xung quanh sạch sẽ là cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Nhờ đó, mẹ hạn chế khả năng lây nhiễm virus, vi khuẩn, giun sán từ môi trường. Con ít đau bệnh sẽ không tái phát rối loạn tiêu hoá.

Hãy vệ sinh môi trường xung quanh, lau dọn nhà cửa, đồ chơi của trẻ định kỳ hàng ngày bằng dung dịch tẩy rửa an toàn cho trẻ. Nhất là khi trẻ nôn trớ, đi ngoài ra sàn nhà, đồ chơi.

Bàn tay con cũng là một ổ vi khuẩn lớn, nhất là với trẻ tuổi tập bò và trẻ 3-4 tuổi. Dạy trẻ rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho bé thoải mái cầm, nắm thức ăn mà không lo rối loạn tiêu hóa.

5. Không cho trẻ ăn quá nhiều mỗi bữa

Khi con ăn quá no, dạ dày và ruột đều phải giãn ra hết mức, khả năng co bóp đàn hồi cũng yếu đi. Chưa kể, lượng men tiêu hóa tiết ra không đủ để tiêu hóa hết thức ăn nạp vào. Thức ăn không được tiêu hóa sẽ ùn ứ, gây táo bón hoặc đi ngoài phân sống. Đây chính là lý do con bị rối loạn tiêu hóa.

Mẹ cần hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của con và lên kế hoạch ăn uống cho bé. Không cần ép con ăn quá no.

– Đối với trẻ sơ sinh, ăn dặm: Mẹ hãy chia nhỏ thức ăn, tăng số bữa ăn trong ngày nếu muốn con ăn nhiều hơn.

– Đối với trẻ lớn hơn: Hãy để con ăn theo sở thích, nhu cầu của bản thân. Con có quyền từ chối thức ăn khi con đã no. Mẹ nên tôn trọng quyết định ăn hay không ăn của con.

6. Cho trẻ uống đủ nước

cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là uống đủ nước

Uống nước giúp trẻ hạn chế mất nước, làm mềm phân khi trẻ táo bón.

Uống nhiều nước là cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Uống nước là biện pháp bù nước tốt khi trẻ rối loạn tiêu hóa bị tiêu chảy, nôn mửa. Uống nước giúp trẻ hạn chế mất nước, làm mềm phân khi trẻ táo bón.

Uống nước giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa, loại bỏ chất độc tồn tại trong ruột. Vì vậy, uống thêm nước là biện pháp khắc phục và ngăn ngừa không cho rối loạn tiêu hóa tái phát.

Nước mẹ cho bé uống nên là nước sạch, đã đun sôi hoặc sữa, nước ép, nước dừa, Tổng nước nước cần bổ sung theo lứa tuổi của trẻ được cho trong bảng sau:

Độ tuổi Lượng nước
6-12 tháng

12-24 tháng

2-5 tuổi

700-900 ml/ngày

900-1100 ml/ngày

1100-1400 ml/ngày

7. Tẩy giun định kỳ cho trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm giun sán do thói quen mút tay, đưa đồ chơi lên miệng. GIun sán ký sinh nhiều trong ruột gây đau bụng, tắc ruột, nôn trớ, cản trở hấp thu dưỡng chất. Tẩy giun định kỳ là biện pháp đơn giản, hiệu quả diệt sạch giun và trứng giun. Từ đó, tẩy giun ngăn ngừa giun sinh sôi, cạnh tranh chất dinh dưỡng và gây bệnh cho con yêu.

Nếu không có chỉ định riêng, thời gian giữa 2 lần tẩy giun cho bé là 6 tháng. Loại thuốc tẩy giun có thể lựa chọn sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi là albendazole (400 mg) và mebendazole (500 mg).

Song song với việc tẩy giun, mẹ nhớ cắt móng tay cho con và giữ gìn môi trường sống sạch sẽ.

Mời mẹ tham khảo thêm

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cực đơn giản
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

8. Bổ sung chất xơ hòa tan cho trẻ

Fibradis phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Fibradis là lựa chọn hàng đầu trong các dòng chất xơ cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Chất xơ tuy không được hấp thu nhưng nó giúp thức ăn được tiêu hóa đúng cách. Sau khi vào đường ruột, chất xơ nhanh chóng tạo thành một lớp gel xung quanh niêm mạc ruột và khối thức ăn và thể hiện các tác động:

– Hút nước, hạn chế tiêu chảy, nôn trớ.

– Làm khối thức ăn di chuyển từ từ và trơn tru trong ống tiêu hóa.

– Làm dịu ổ viêm, bảo vệ niêm mạc ruột khỏi vi khuẩn, virus, các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan là “thức ăn” ưa thích của lợi khuẩn. Các lợi khuẩn sẽ tiêu hóa chất xơ, tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và vitamin.

Chất xơ có trong các loại hoa quả và rau xanh. Xong, trẻ rối loạn tiêu hóa lại không thể ăn quá nhiều rau củ, tránh tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Vì thế, sản phẩm bổ sung chất xơ Fibradis ra đời, là giải pháp chất xơ hòa tan hiện đang được nhiều mẹ ưa chuộng.

9. Bổ sung men vi sinh đa chủng cho trẻ

Cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ không thể thiếu bổ sung men vi sinh. Đây là những sinh vật sống có khả năng ổn định đường ruột và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa tái phát.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, men vi sinh hỗ trợ trẻ giải quyết các ổ viêm và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Tiêu hóa tốt, bụng bé khỏe, con không tiêu chảy, không táo bón. Tiêu hóa tốt, con hết đầy chướng, ăn ngon, ít nôn trớ.

Mẹ có thể bổ sung các lợi khuẩn từ thức ăn như sữa chua, dưa chua, đậu lên men. Tuy nhiên, lợi khuẩn từ các nguồn này thường không rõ chủng loài, số lượng, và có thể mang các mầm bệnh làm nặng hơn tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Do đó, chuyên gia khuyên mẹ nên cẩn thận lựa chọn sản phẩm bổ sung men vi sinh dùng hàng ngày.

Rối loạn tiêu hóa thường là tổng hợp của nhiều vấn đề trên đường ruột. Do đó, mẹ nên lựa chọn men vi sinh đa chủng để giải quyết được toàn bộ các vấn đề trên.

Men 10 chủng BioAmicus Complete – giải pháp hỗ trợ dứt điểm rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus Complete - giải pháp dứt điểm rối loạn tiêu hóa 

Men 10 chủng BioAmicus Complete – giải pháp hỗ trợ dứt điểm rối loạn tiêu hóa 

Tự hào sản phẩm sản xuất trên dây truyền hiện đại từ Canada, men 10 chủng BioAmicus Complete đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của Mỹ, Anh, châu Âu.

– 10 chủng men được lựa chọn kỹ càng, thuần chủng cùng kết hợp trong 1 sản phẩm. BioAmicus Complete là sức mạnh tổng hợp của cả 10 chủng lợi khuẩn, giải quyết và phòng ngừa toàn diện các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở bé.

– Mỗi liều bổ sung chuẩn 1 tỷ lợi khuẩn giúp gây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lượng lợi khuẩn lớn, lại bền vững (tới 95%) nhanh chóng đưa hệ vi sinh tới trạng thái cân bằng. Các lợi khuẩn liên tục tấn công và kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ niêm mạc ruột.

– Có thể dùng hàng ngày để phòng chống rối loạn tiêu hóa. Men 10 chủng cam kết không chứa chất dễ gây dị ứng, chất biến đổi gen, chất tạo mùi và tạo vị, được đánh giá là an lành như sữa mẹ.

Song song song với các biện pháp vệ sinh và thay đổi lối sống, các chuyên gia khuyên mẹ bổ sung 5-10 giọt BioAmicus Complete để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa tái phát.

Các cách phòng chống rối loạn tiêu hoá ở trẻ phía trên hy vọng phần nào giải đáp được thắc mắc của mẹ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ nên áp dụng đồng thời các biện pháp. Đặc biệt, hãy gây dựng đường ruột khoẻ mạnh cho con bằng men vi sinh đa chủng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn bởi đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể truy cập BioAmicus để tìm hiểu thêm những chia sẻ của chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc bé yêu.



Bài viết liên quan