Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi ăn dặm, cha mẹ cần làm gì ?

Mục lục

Ăn dặm là một thử thách đối với hệ tiêu hóa của bé. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm có thể kéo dài hàng tuần và diễn biến nghiêm trọng hơn, khiến cả con lẫn mẹ đều rất vất vả. Để tránh trường hợp này, mẹ cần hiểu kỹ nguyên nhân cũng như nắm rõ các biện pháp hạn chế rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm.

1. Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa tuổi ăn dặm có thể trở thành cơn ác mộng của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên chỉ cần nắm được nguyên nhân gốc rễ của các bất thường này, chắc chắn rằng mẹ sẽ tìm được cách điều trị hiệu quả.

Giải thích cho rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân nằm ở:

– Thay đổi chế độ ăn: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm. Sự thay đổi từ sữa mẹ sang một chế độ ăn mới buộc hệ tiêu hóa phải thích nghi. Quá trình này kèm theo các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ,…

– Độ tuổi: Ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) có thể khiến dạ dày của trẻ hoạt động quá mức, dẫn đến các tổn thương hệ tiêu hóa.

– Chế độ ăn thừa đạm, tinh bột, thiếu chất xơ hoặc khẩu phần quá nhiều cũng có thể làm trẻ ăn dặm chướng bụng, đầy hơi.

– Trẻ bị ốm phải uống kháng sinh, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn tới táo bón, tiêu chảy.

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ ăn dặm

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm khá dễ nhận biết với những triệu chứng như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi, táo bón hay tiêu chảy. Đặc biệt, trong giai đoạn này, trẻ có khả năng bị đi ngoài phân sống (Mẹ có thể thấy rõ những hạt cơm, hạt ngô, đậu lổn nhổn có lẫn trong phân).

Trẻ ăn đồ quá đặc thường bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Việc không tiêu hóa được thức ăn cũng làm trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc vào buổi đêm.

3. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm thường kéo dài bao lâu ?

Để làm quen với thức ăn mới, trẻ thường mất từ 3 – 5 ngày. Rối loạn tiêu hóa chỉ là thời gian thích nghi tạm thời nên các triệu chứng thường sẽ biến mất sau vài tuần. Nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy cả tháng hoặc đi ngoài ra máu, phân đen như hắc ín thì bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài bao lâu?

Trẻ ăn dặm thường mất 3-5 ngày làm quen với thức ăn rắn

4. Cách đẩy lùi rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm

Sau đây là những điều mẹ nên làm để các bất thường về tiêu hóa ở tuổi ăn dặm nhanh chóng biến mất:

4.1. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý

Theo các chuyên gia, 1 bữa ăn cho trẻ ăn dặm cần phải có đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng sau:

– Tinh bột (Cơm, cháo, mì)

– Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, trứng, sữa, thực phẩm từ đậu.

– Chất béo (dầu mè, dầu oliu hoặc mỡ thực vật).

– Trái cây, rau củ

Mẹ nên nhớ: Quan trọng nhất không phải là số lượng mà là chất lượng. Con có thể ăn không nhiều nhưng phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, có nguồn gốc an toàn và hạn chế gia vị.

4.2. Lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp

Hiện nay có 4 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất. Tuy kiểu truyền thống được rất nhiều các bà các mẹ lựa chọn nhưng lại tồn tại một số nhược điểm nhất định. Nếu con ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể cân nhắc đổi sang các kiểu ăn dặm hiện đại hoặc kết hợp chúng với nhau.

4 phương pháp được áp dụng nhiều nhất là:

Phương pháp  Nguyên tắc Ưu điểm Nhược điểm
Kiểu truyền thống Bé sẽ ăn bột xay cùng các loại thực phẩm. Đến khi mọc răng thì sẽ là cháo xay với thức ăn – Bé dễ tiêu hoá, có thể ăn nhiều

– Mẹ không mất nhiều thời gian chuẩn bị

– Do xay lẫn lộn nên bé không cảm nhận được mùi vị của mỗi loại thực phẩm.

– Nếu con bị dị ứng với 1 trong số các thực phẩm, mẹ sẽ khó xác định được nguyên nhân

– Bé không có phản xạ nhai – nuốt.

Kiểu Nhật Bản – Tập cho bé ăn từ loãng đến đặc, hạn chế gia vị khi nấu.

– Các loại thức ăn để riêng bên ngoài, với độ thô tăng dần theo khả năng nhai của con

– Bé tập phản xạ nhai – nuốt

– Con có thể tự khám hương vị của từng loại thức ăn.

– Bé ăn ngoan, nghiêm túc, không quấy khóc

– Tốn thời gian: mẹ phải bỏ nhiều công sức, tiền bạc và thời gian để chuẩn bị bữa ăn.

– Bé không ăn nhiều: mẹ không được bắt ép hay dỗ trẻ ăn. Vậy nên thời gian đầu, bé sẽ không tăng cân nhanh như phương pháp truyền thống.

Kiểu Tự chỉ huy BLW Con ăn thô ngay từ đầu. Thức ăn được luộc/hấp mềm, không xay nhuyễn. Bé sẽ tự cầm thức ăn bằng tay/thìa dĩa. – Tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho mẹ hơn so với phương pháp của Nhật Bản

– Bé phân biệt được vị của từng loại thức ăn, tập khả năng cầm và nhai nuốt, không cần cha mẹ trợ giúp

– Thức ăn thô có thể làm bé nghẹn, hóc nên cần được cha mẹ giám sát.

– Bé tự cầm nên có thể rơi vãi ra bàn hay sàn nhà.

– Ban đầu khi chưa quen, bé có thể không ăn được nhiều.

Kiểu 3 trong 1 Kết hợp 3 phương pháp trên, dựa vào các nguyên tắc:

– Chỉ áp dụng phương pháp BLW khi bé đã cứng cổ, ngồi vững và có hệ tiêu hóa ổn định.

– Kết hợp linh hoạt: Nếu con ăn ít hay khó tiêu hóa đồ ăn thô, mẹ có thể đổi sang xay nhuyễn thức ăn theo kiểu truyền thống và đút cho bé ăn.

Ăn dặm 3 trong 1 có thể khắc phục nhược điểm và phát huy tốt các ưu điểm của các phương pháp trên.

4.3. Massage và chườm ấm bụng cho bé

Massage bụng giúp tăng tuần hoàn, kích thích nhu động ruột của bé. Đây là phương pháp được các bà các mẹ dùng nhiều nhất để giảm các rối loạn tiêu hóa.

Mẹ cần lưu ý:

– Thời điểm mát xa tốt nhất là buổi tối, sau khi bé vừa tắm xong.

– Lấy một chiếc khăn sạch, trải ra rồi đặt bé lên.

– Chuẩn bị dầu dừa massage, đổ 1 ít ra tay, xoa đều hai tay của mẹ đến khi tay mẹ ấm.

– Mẹ nên bắt đầu từ bàn chân. Duỗi và xoa các ngón chân. Nâng chân bé lên và nhẹ nhàng xoa bóp các cơ của bé. Rồi đến mắt cá chân.

– Tương tự với hai cánh tay. Cuối cùng là ngực và bụng. Mẹ nên massage theo chiều kim đồng hồ trên bụng bé.

Nếu bé ngủ thiếp đi trong quá trình massage, mẹ có thể tiếp tục xoa nhẹ nhàng hoặc ngừng lại.

Biện pháp chườm ấm bụng để giảm rối loạn tiêu hóa

Ngoài massage, mẹ cũng có thể áp dụng cách chườm ấm bụng khi bé nằm chơi hoặc khi bé ngủ. Chỉ cần chuẩn bị khăn sạch và nhúng vào nước ấm, sau đó đắp lên bụng bé tầm 3 – 5 phút. Phương pháp này không những giảm thiểu các rối loạn tiêu hóa mà còn giúp con ngủ ngon giấc hơn.

Masage giảm rối loạn tiêu hóa

Massage giúp thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện các rối loạn ở trẻ ăn dặm

4.4 Biện pháp cụ thể cho từng trường hợp trẻ ăn dặm rối loạn tiêu hóa

Với từng triệu chứng cụ thể, mẹ lại có những biện pháp giảm rối loạn tiêu hóa khác nhau. Nếu mẹ vẫn hoang mang không biết phải làm gì khi gặp các trường hợp cụ thể, mẹ có thể tham khảo gợi ý của BioAmicus trong bảng dưới đây:

Triệu chứng  Biện pháp
Nôn trớ – Áp dụng chế độ ăn dặm tự chỉ huy BLW

– Luôn để trẻ ngồi trong khi ăn và giữ nguyên tư thế này ít nhất 30 phút sau đó.

Chướng bụng đầy hơi – Chia thức ăn thành nhiều bữa, tránh cho con ăn quá nhiều trong 1 bữa

– Mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng.

– Đồ ăn cho bé nên nấu mềm, nhừ, dễ tiêu hóa.

– Chườm ấm bụng cho trẻ trước khi đi ngủ.

Tiêu chảy – Bù điện giải bằng dung dịch oresol hoặc hỗn hợp đường-muối, cho uống từng chút một.

– Cách 4 – 8 tiếng cho bé ăn một lần.

– Lưu ý là mẹ nên hạn chế nước trái cây. Hoặc mẹ có thể pha loãng nước ép trái cây với nước ấm.

Táo bón – Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước (200-300ml nước cho trẻ 6 tháng – 1 tuổi)

– Có thể bổ sung nước hoa quả nếu bé trên 1 tuổi

Trào ngược dạ dày – Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, cách nhau 2 – 3 tiếng

– Luôn bế trẻ thẳng đứng trong và sau bữa ăn ít nhất 30 phút

5. Những thực phẩm mà trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn và không nên ăn.

Có con bị rối loạn tiêu hóa, điều mẹ lo lắng nhất hẳn là cho con ăn gì. Dưới đây sẽ là những thực phẩm mẹ cần lưu ý để có thể chuẩn bị 1 thực đơn tốt nhất cho con.

5.1. Thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm có thể làm nghiêm trọng hơn những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, khi lên thực đơn mỗi bữa cho con, mẹ cần lưu ý tránh những đồ sau:

– Chứa nhiều đạm (sữa bò, sữa công thức, đậu nành và trứng)

– Thực phẩm dễ gây dị ứng (cá biển, sữa, trứng, lúa mì và đậu nành,  đậu phộng)

– Mật ong: Trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong có thể bị ngộ độc do vi khuẩn C. botulinum. Vì vậy mẹ cần tuyệt đối lưu ý.

– Các loại trứng sống hoặc mayonnaise.

– Ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm thô của người lớn

– Nước ép trái cây, trà, cà phê: Thay vì ép hoa quả thành nước, mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây theo miếng. Mẹ lưu ý chỉ cho bé ăn vài miếng mỗi lần.

5.2. Trẻ ăn dặm NÊN ăn thực phẩm gì để giảm rối loạn tiêu hóa ?

Đây có lẽ là điều các mẹ quan tâm nhất. Mẹ hãy áp dụng các thực phẩm sau để đẩy lùi các rối loạn tiêu hóa:

Thực phẩm Lợi ích Cách chế biến
Hoa quả: Chuối, táo, bơ, đào, mận, lê Trong hoa quả có:

– Nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Giúp tăng cường co bóp ruột, ngăn ngừa táo bón.

– Pectin: kích thích dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn…

– Bơ: Giàu sắt, kali, vitamin D, chất xơ và các chất béo có lợi.

Mẹ có thể nghiền/cắt nhỏ trái cây, cho bé ăn cùng sữa chua, sữa mẹ/sữa công thức.

Món từ gạo, khoai lang Kiểm soát và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ví dụ: khoai hấp, khoai nướng, cháo, cơm dẻo,…
Thịt gà Nhiều protein, vitamin A, B1, PP, E, C và khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho. Giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt. 1 số món ăn từ thịt gà: thịt gà luộc xé nhỏ, đùi gà nướng,…
Ngũ cốc

cho trẻ nhỏ

Khác với ngũ cốc nguyên hạt thông thường, ngũ cốc dành riêng cho trẻ được giảm lượng đường, muối và các chất béo khác, giúp phù hợp với các bé.

Ngũ cốc có rất nhiều chất xơ, vitamin, protein giúp bảo vệ toàn diện hệ tiêu hóa của bé.

1 bát ngũ cốc hoà với sữa tươi hoặc sữa chua vào mỗi buổi sáng.
Cà rốt, rau xanh Có nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, giúp tăng đề kháng, bảo vệ đại tràng. mẹ nên thái nhỏ và luộc cho mềm để con ăn.
Sữa chua không đường Chứa các lợi khuẩn như Lactobacillus giúp giảm tiêu chảy, táo bón ở trẻ ăn dặm. Bé có thể ăn sữa chua vào các bữa phụ hoặc trước bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng

5.3. Bổ sung men vi sinh đa chủng củng cố hệ tiêu hóa

Thông thường, trẻ bắt đầu ăn dặm khi 6 tháng tuổi – thời điểm mà hệ vi sinh trong đường tiêu hóa của bé còn rất yếu ớt.

Phải thích nghi với thức ăn rắn và đối mặt với vi khuẩn ngoài môi trường đã khiến lượng lợi khuẩn của bé suy giảm. Chính vì vậy, các bác sĩ Nhi khoa luôn khuyến khích mẹ dùng Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete. Dưới đây là 1 số ưu điểm giúp BioAmicus Complete trở nên ưu việt:

– Là dòng men đa chủng, cung cấp lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất là Bifidobacterium và Lactobacillus. Chúng đã được nghiên cứu chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

– Mỗi liều Bioamicus có chứa 1 tỷ lợi khuẩn, giúp thiết lập cân bằng lợi khuẩn – hại khuẩn trong đường tiêu hóa của bé.

– Thành phần lành tính gồm lợi khuẩn và dầu hướng dương, vừa dễ uống vừa an toàn cho trẻ ăn dặm.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete – chiếc áo giáp bảo vệ trẻ khỏi rối loạn tiêu hóa

Qua bài viết trên, mong rằng các mẹ sẽ tìm ra phương pháp để trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm. BioAmicus còn rất nhiều bí mật thú vị khác, xứng với tên gọi “Giải pháp toàn diện cho các vấn đề tiêu hóa”. Để tìm hiểu thêm, mẹ có thể để lại thông tin cá nhân hoặc gọi đến hotline 1900 636 985 nhé.

Mời mẹ đọc thêm:

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để khỏi nhanh
Rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi ăn dặm, cha mẹ cần làm gì?

 



Bài viết liên quan