Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

7 nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần chú ý

Mục lục

Rối loạn tiêu hoá là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khiến mẹ lo lắng. Vậy vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Hãy cũng chuyên gia Bioamicus tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hoá trong bài viết dưới đây nhé!

nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

1. Hệ tiêu hóa của trẻ con non yếu

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy tại sao hệ tiêu hóa non yếu dễ bị rối loạn tiêu hóa:

  • Với trẻ sơ sinh, dạ dày nằm ngang khiến bé dễ bị nôn trớ, lượng men tiêu hoá tiết ra ít nên việc tiêu hoá thức ăn diễn ra chậm, con dễ bị đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân sống.
  • Đồng thời, hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ chưa hoàn chỉnh, chưa đủ mạnh để bảo vệ cơ thể. Do đó trẻ sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Để giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá và giúp hệ tiêu hoá của con hoạt động tốt hơn, mẹ thực hiện các biện pháp sau:

  • Cho bú đúng tư thế để phòng tình trạng nôn trớ.
  • Sau khi bú, mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi cho bé.
  • Với những bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu từ những thực phẩm lỏng, dễ tiêu (cháo, súp) và chia làm nhiều bữa trong ngày để hệ tiêu hoá của bé dần thích nghi.
  • Bổ sung men vi sinh để cung cấp cho đường ruột các vi khuẩn có lợi, giúp hệ tiêu hoá của con hoạt động và hấp thu tốt hơn.

nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện

Cấu trúc dạ dày nằm ngang khiến trẻ dễ bị nôn trớ

2. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, khẩu phần ăn không hợp lý

Nhiều mẹ thắc mắc: Tôi cho con ăn đồ ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi mà trẻ vẫn hay gặp tình trạng tiêu hóa.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do ba mẹ chưa có một chế độ dinh dưỡng khoa học, một khẩu phần ăn không cân bằng sẽ khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là buồn nôn và nôn.

Một số sai lầm mẹ thường gặp trong việc xây dựng thực đơn cho trẻ bao gồm:

  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm: Các chuyên gia khuyến cáo, cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Trẻ ăn dặm quá sớm sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân sống do lúc này hệ thống men tiêu hoá và hệ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ chưa đầy đủ để tiêu hoá được hết thức ăn.
  • Chế độ ăn không cân bằng các nhóm dưỡng chất: Trẻ ăn nhiều các thực phẩm khó tiêu (món ăn nhiều dầu mỡ, món ăn quá cứng) thường bị đau bụng, đầy bụng. Chế độ ăn ít chất xơ khiến bé thường bị táo bón.
  • Trẻ bị dị ứng với thức ăn: Những bé thiếu hụt men lactase sẽ bị đầy hơi, tiêu chảy khi uống sữa và các thực phẩm từ sữa. Ngoài ra, một số thức ăn cũng có khả năng gây dự ứng cao cho bé như tôm, cua, hải sản, đậu phộng, hạt óc chó…

Tất cả những sai lầm tưởng chừng vô hại này của ba mẹ lại là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Để khắc phục tình trạng trên, mẹ nên:

  • Cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn cân đối giữa 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Với những bé bất dung nạp lactose hoặc dị ứng thức ăn, mẹ ngừng bổ sung các thực phẩm này cho con.

3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo thống kê, 20% trẻ bị tiêu chảy sau khi uống thuốc kháng sinh. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ dưới 2 tuổi.

Khi vào cơ thể, thuốc kháng sinh tiêu diệt đồng thời cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có lợi. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như: đau bụng, tiêu chảy, viêm ruột…

Những kháng sinh có dễ gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ bao gồm: cephalosporin, ampicillin, erythromycin…

Vì thế, trong thời gian uống kháng sinh, mẹ cho bé bổ sung thêm men vi sinh (đặc biệt là men 10 chủng) để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh trong ruột. Nhờ đó, cải thiện nhanh chóng tình trạng bé tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh.

4. Ngộ độc thức ăn

Khi bị ngộ độc thức ăn, hệ tiêu hoá của trẻ phải nhận độc tố từ vi khuẩn, hóa chất gây ra. Các độc tố này kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tổn thương niêm mạc ruột gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn trớ, đau bụng vùng trên rốn.

Đồng thời, ruột cũng tăng co bóp để đào thải nhanh chóng các chất trên dẫn tới việc bé đi ngoài nhiều lần, đau bụng từng cơn dữ dội.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường nôn nhiều và tiêu chảy khiến cho con có nguy cơ cao bị mất nước, mất điện giải. Vì thế, trong trường hợp này, mẹ nên chú ý bổ sung nước, điện giải cho bé bằng oresol. Đồng thời, mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế để con được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.

5. Môi trường sống ô nhiễm

Môi trường sống ô nhiễm, nguồn nước bẩn là nguyên nhân hàng đầu trong việc lây nhiễm giun sán, ký sinh trùng ở trẻ nhỏ.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hoá do giun sán như: buồn nôn, đau bụng quanh rốn, ăn kém, khó ngủ, chậm lớn, mẩn ngứa không rõ lý do, ngứa hậu môn, có thể quan sát thấy giun ở hậu môn…

Với những bé rối loạn tiêu hoá do nhiễm giun sán, mẹ hãy thực hiện tẩy giun nếu con trên 12 tháng tuổi. Trong trường hợp bé dưới 12 tháng tuổi nghi ngờ nhiễm giun sán, con cần được xét nghiệm tầm soát và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

trẻ bị nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, biếng ăn và chậm lớn

6. Do trẻ bị viêm đường hô hấp

Các bệnh lý viêm đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Trẻ mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… thường có đờm trong đường hô hấp.

Tuy nhiên, bé chưa có phản xạ khạc nhổ đờm ra ngoài mà thường tự nuốt. Khi đó, vi khuẩn từ đờm sẽ xâm nhập và gây bệnh trong hệ tiêu hoá.

trẻ bị rối loạn tiêu hoá do viêm đường hô hấp

Nhiễm khuẩn hô hấp có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ

7. Do bé mắc bệnh đường tiêu hóa

Trẻ mắc các bệnh lý đường tiêu hoá như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm đại tràng… cũng thường xuyên có các triệu chứng rối loạn tiêu hoá.

Trong trường hợp bé mặc các bệnh lý trên, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị triệt để, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hoá và các biến chứng khác.

Mời mẹ tham khảo thêm

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không?
6 lưu ý khi chăm sóc rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non

Trên đây là 7 nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ và những giải pháp giải quyết các nguyên nhân này. Nếu còn thắc mắc, ba mẹ hãy để lại thông tin hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn. 



Bài viết liên quan