Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời với các biểu hiện như tiêu chảy, nôn ói, táo bón, biếng ăn... Nhiều mẹ thắc mắc "Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không?". Hãy cùng dược sĩ Bioamicus giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể gây sốt
Sốt là phản ứng của cơ thể khi gặp phải các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng thường gặp khi bé bị rối loạn tiêu hóa mà thường là dấu hiệu để cảnh báo cơ thể đang bị viêm.
Nguyên nhân dẫn tới sốt là do phản ứng của cơ thể trước tác nhân xâm nhập vào đường tiêu hóa như:
Đây là các tác nhân gây ra rối loạn tiêu hóa điển hình, có sẵn trong nguồn nước, thức ăn, phân. Sau khi vào cơ thể, chúng gây nôn, tiêu chảy, đau bụng, đặc biệt là sốt.
Ngoài ra, các bệnh rối loạn tiêu hóa cũng gây những cơn sốt vô căn như:
Đối với những trẻ sốt nhẹ và có sức đề kháng tốt thì chỉ khoảng 2-3 ngày là hết sốt. Hiện tượng này không nguy hiểm và không để lại di chứng nguy hiểm cho cơ thể trẻ.
Rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt sẽ nguy hiểm nếu sốt kéo dài, đặc biệt sốt cao. Điều này thường gặp khi trẻ có sức đề kháng yếu hoặc độc tính của vi khuẩn, virus quá mạnh. Trẻ rối loạn tiêu hóa kèm sốt kéo dài có thể dẫn đến:
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kèm sốt có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời gian và nguyên nhân trẻ sốt. Hãy áp dụng các biện pháp hạ sốt, chấm dứt rối loạn tiêu hóa ở trẻ càng sớm càng tốt.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kèm sốt có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời gian và nguyên nhân trẻ sốt
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây sốt có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác và giữa các thành viên trong gia đình nếu nguyên nhân gây sốt là virus.
Chúng có chủ yếu trong phân hoặc chất nôn của trẻ bị bệnh. Khi trẻ sốt (> 38 độ C) là lúc con có khả năng làm lây lan virus cao nhất. Khả năng lây lan giảm đi khi cơn sốt hạ xuống và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện.
Vì vậy, mẹ cần làm sạch tay ngay sau khi tiếp xúc với phân hoặc bãi nôn của trẻ để tránh lây nhiễm.
Khi trẻ rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt, mẹ cần bình tĩnh để xử lý từng vấn đề. Đầu tiên, mẹ cần cắt cơn sốt cho trẻ trước, sau đó mới xử lý vấn đề rối loạn tiêu hóa.
Mục tiêu chính của mẹ là hạ sốt từ từ cho bé. Mách mẹ 4 cách hạ sốt cho trẻ:
Bù nước có vai trò rất quan trọng đối với trẻ bị sốt
Trẻ sốt cao thường ra mồ hôi nhiều, Uống nước từ từ giúp bù nước và hạ thân nhiệt nhanh chóng.
Loại nước mẹ nên bổ sung cho con lúc này là nước chanh muối, orezol hoặc thức ăn dạng lỏng như soup, cháo.
Lưu ý: Mẹ chỉ cho con uống nước để hạ nhiệt khi trẻ còn tỉnh táo. Tuyệt đối không ép con ăn hay uống gì khi con sốt cao, co giật.
“Ấm” ở đây có nghĩa là ấm hơn tay người khỏe mạnh (37 độ C) và mát hơn cơ thể bé đang sốt.
Chườm ấm hạ sốt nhờ làm giãn lỗ chân lông, cho nhiệt thoát ra dễ dàng.
Khi con bắt đầu toát mồ hôi sau cơn sốt, mẹ tiến hành chườm ấm cho con. Mẹ sử dụng khăn mềm, thấm ướt, chườm từ bẹn, nách trẻ đầu tiên, sau đó tới cổ, trán. Nếu con sốt quá cao (trên 39 độ), mẹ hạ nhiệt bằng cách đặt con trong nước ấm trong 5-10.
Nới rộng quần áo giúp nhiệt thoát ra nhanh đồng thời con hô hấp dễ dàng hơn.
Khi trẻ lên cơn sốt, tốt nhất, mẹ nên đặt con nằm thoải mái trong phòng kín gió, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi.
Thuốc hạ sốt nhanh chóng làm cắt cơn sốt nhưng có thể gây hại tới gan của trẻ. Vậy nên, thuốc hạ sốt chỉ dùng khi sốt trên 38.5 độ.
Liều dùng thuốc hạ sốt tính theo dược chất Paracetamol là 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4 giờ. Dùng không quá 4 lần mỗi ngày.
Nếu trẻ không hạ sốt ngay sau liều đầu tiên, hãy đưa con đi gặp bác sĩ. Đừng tự ý nâng liều hay cho con uống thêm 1 liều nữa.
Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Thực đơn đảm bảo con có đủ dinh dưỡng mà hệ tiêu hoá không quá tải
Khi cơn sốt đã qua đi, mẹ tập trung vào cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Công việc rất đơn giản, bao gồm:
Xây dựng thực đơn cân đối: Thực đơn nhỏ bé sẽ đảm bảo con có đủ dinh dưỡng mà hệ tiêu hoá không quá tải.
Hình thành và duy trì thói quen ăn uống đúng giờ: Ăn uống đúng giờ, dịch tiêu hoá tiết ra đều đặn, ruột vận hành trơn tru. Từ đó, trẻ tiêu hoá tốt hơn, đi tiêu đều hơn, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá.
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Duy trì vệ sinh tốt, mẹ bảo vệ đường ruột của con khỏi virus, vi khuẩn xâm nhập. Đường ruột khoẻ, rối loạn tiêu hoá không còn.
Vệ sinh môi trường sống sạch: Trẻ rối loạn tiêu hoá có thể nôn, ị khắp nhà. Hãy vệ sinh ngay khi con vừa nôn, ị, tránh để virus tiếp tục lây lan từ phân, bãi nôn của con.
Bổ sung men vi sinh đa chủng cho trẻ: Men vi sinh đa chủng có vai trò bổ sung lợi khuẩn làm ổn định hệ tiêu hóa. Chúng vừa giải quyết nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, vừa làm giảm triệu chứng cho bé yêu. Men vi sinh cũng xây dựng hàng rào vi sinh bảo vệ trẻ không cho virus, vi khuẩn xâm nhập.
Mẹ có thể đọc thêm bài viết: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì?
Men 10 chủng BioAmicus Complete được các chuyên gia khuyên dùng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt. Đây là loại men đa chủng có mặt tại hơn 30 quốc gia, trong đó có các thị trường khắt khe như Anh, Mỹ, Nhật.
Ưu điểm chính của dòng men này là sự kết hợp 10 chủng lợi khuẩn trong một sản phẩm. Các chủng lợi khuẩn trực tiếp xử lý các vấn đề trong đường tiêu hóa, đem lại sức mạnh tổng hợp đẩy lùi rối loạn tiêu hóa, giúp:
Ngoài ra, chúng hỗ trợ nhau, tạo nên một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh với đa dạng lợi khuẩn. Từ đó, men đa chủng hạn chế tình trạng nhiễm trùng, viêm đường tiêu hóa.
BioAmicus Complete còn có nhiều ưu điểm khác như:
Trên đây là toàn bộ bài viết rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không. Nếu vẫn còn lo lắng về cơn sốt ở trẻ rối loạn tiêu hóa, gọi ngay hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí. Trang web BioAmicus cũng sẽ liên tục cập nhất các kiến thức về rối loạn tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ, mời mẹ đón đọc.
1. All you need to know about irritable bowel syndrome (IBS)
https://www.medicalnewstoday.com/articles/370632. What to know about SIBO and its treatment
https://www.medicalnewstoday.com/articles/3244753. Fever and Gastroenteritis: What’s the Connection?
https://www.healthline.com/health/low-grade-fever-gastroenteritis