Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường có nguyên nhân do chế độ ăn uống và các vấn đề sinh lý. Các mẹo chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sau đây giúp giải quyết nguyên nhân, hỗ trợ tiêu hóa, cho con ăn khỏe, lớn nhanh.
Các triệu chứng nhẹ của rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể trị bằng một số mẹo dân gian, bố mẹ có thể tham khảo như sau:
Mẹo dùng lá ổi trị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa cực đơn giản
Lá ổi rất có ích trong điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng ở trẻ. Ngoài ra, lá ổi còn có công dụng giảm viêm dạ dày cấp và mãn tính.
Theo tây y, lá ổi có nhiều tanin, triterpen và alkaloid. Tanin có tác dụng làm săn se, giảm viêm, giúp thức ăn đi chậm hơn. Triterpen làm giảm cơn co thắt ruột và giảm cơn đau bụng. Alkaloid có khả năng kháng khuẩn, chống lại các tác nhân gây tiêu chảy như E.coli, S.aureus, Salmonela, virus rota…
Mẹo dùng lá ổi trị tiêu chảy đơn giản nhất là sắc búp ổi với nước. Mẹ chuẩn bị 15-20g búp hoặc lá ổi tươi, đem sắc cùng 500ml nước, để nguội và cho bé dùng ngày 2 lần. Nước lá ổi có vị chát nhẹ, mẹ có thể thêm vào một chút đường cho con dễ uống.
Lưu ý: Chỉ dùng khi con bị tiêu chảy, tránh dùng lâu ngày vì có thể khiến bé bị táo bón.
Bạc hà và hoa cúc đều có tính hàn, có khả năng thư giãn các thụ thể thần kinh ruột, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, nhất là táo bón. Trà bạc hà hoa cúc có tác dụng giảm thời gian tiêu hóa, giảm viêm nhờ tinh dầu và các thành phần chống viêm khác
Để làm ra món trà này, mẹ thêm vào ấm 2 thìa hoa cúc La Mã, 2 nhành bạc hà, sắc trong 300ml nước rồi thêm chút đường. Món trà thơm mùi hoa cúc, the mát vị bạc hà chắc chắn là một món con sẽ thích.
Lưu ý: Không sử dụng bạc hà cho trẻ dưới 2 tuổi do tinh dầu trong bạc hà có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa. Không dùng trà bạc hà cho trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các loại quả họ cam, chanh đều rất mọng nước và chứa lượng lớn chất xơ và pectin. Ăn cam, chanh giúp tăng giữ nước trong ống tiêu hóa, bôi trơn đường ruột.
Các lợi ích trên chỉ có được khi cho con ăn cả tép tươi. Việc mẹ xay, vắt sẽ bỏ lỡ những lợi ích trên của chất xơ.
Nước ép từ các loại quả này cũng có thể dùng làm gia vị tự nhiên cho món ăn. Vị chua ngọt tự nhiên từ các loại quả này kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Từ đó, chứng biếng ăn do rối loạn tiêu hóa cũng được cải thiện.
Các món sữa gừng, tràng gừng làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức
Từ lâu, gừng đã được biết đến là mẹo dân gian giải quyết hiệu quả các vấn đề tiêu hóa ở trẻ như:
– Giảm đầy chướng hơi
– Tăng cường chức năng gan
– Làm ấm bụng, giảm đau dạ dày
– Giảm buồn nôn
– Điều chỉnh chức năng gan
Từ, 9 tháng tuổi, trẻ ăn dặm có thể ăn thêm gừng. Các món sữa gừng, trà gừng làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Thêm gừng vào món ăn hằng ngày như thịt gà canh, thịt bò… giúp nâng cao khả năng tiêu hóa, hạn chế rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Giấm táo giúp giảm đầy hơi, chướng bụng và điều hòa acid dạ dày. Đặc biệt, giấm táo lên men tự nhiên chứa nhiều lợi khuẩn, bổ sung lợi khuẩn xây dựng hệ vi sinh khỏe mạnh.
Bé bị rối loạn tiêu hóa nên dùng 1 thìa giấm táo pha loãng với 200ml nước ấm sau hoặc trước khi ăn.
Lưu ý: không cho trẻ cuống trực tiếp giấm táo.
Cam thảo cũng có thể được sử dụng trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Cam thảo là thảo dược giúp giảm đau, giảm acid dạ dày, chống viêm, kháng khuẩn và kháng acid.
Mẹ có thể nấu cam thảo thành trà hoặc thêm cam thảo vào món gà tần, nấu lên cho bé.
Lưu ý: Không nên cho con ăn quá 20g cam thảo đen mỗi ngày và không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Đu đủ chứa nhiều chất xơ, giúp bôi trơn niêm mạc đường tiêu hóa, giảm táo bón.
Thêm vào đó, đu đủ có chứa Papain- một loại protease. Do đó, ăn đu đủ giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn.
Cả đu đủ xanh và đu đủ chín đều rất tốt để trị rối loạn tiêu hóa. Đối với đu đủ xanh, mẹ sử dụng để ninh xương, ngon không kém món xanh khoai hoặc bí đỏ. Đối với đu đủ xanh, ẹ cho con ăn trực tiếp hoặc xay thành sinh tố đều ngon.
Trong lá mơ lông có hợp chất Carbon disulfide có tác dụng giải độc, kháng viêm. Vì thế được dùng để điều trị triệu chứng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, kiết lị, viêm đại tràng… Tanin trong lá mơ lông cũng góp phần giảm co thắt ruột, giảm cứng bụng và đau bụng.
Món trứng lá mơ thơm ngon chính là mẹo dùng lá mơ lông trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Để làm món này, lá mơ sau khi được rửa sạch đem ngâm với một chút muối, sau đó băm nhỏ, chiên với trứng.
Lá mơ chỉ điều trị triệu chứng, mẹ cần có những giải pháp lâu dài hơn cho rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Chuối tiêu xanh được nghiên cứu là có khả năng cải thiện rối loạn tiêu hóa
Chuối tiêu xanh là nguồn nhiều chất xơ, tinh bột kháng và vitamin K. Lương chất xơ và tinh bột này có khả năng làm giảm tình trạng hội chứng ruột kích thích và táo bón. Vitamin K có vai trò làm giãn mạch, giảm đau tuyệt vời.
Nhìn chung, chuối xanh rất dễ chế biến. Các món hấp, luộc, xào, chiên bột hoặc chuối xanh kho ốc, cá, thịt đều là các món quen thuộc dễ làm.
Lưu ý: Mẹ không nên cho con ăn chuối xanh chưa chế biến. Chuối chưa chế biến còn nhiều nhựa, chất làm săn se, ăn nhiều có thể khiến bé bị táo bón.
Gạo vốn nhiều vitamin B và tinh bột. Gạo lứt còn chứa nhiều loại vitamin hơn, nhiều chất xơ hơn mà lại ít calo. Cho trẻ ăn gạo lứt, mẹ đẩy lùi rối loạn tiêu hóa và không lo nguy cơ thừa cân, béo phì.
Mẹ có thể dùng gạo lứt thay thế gạo ăn hằng ngày. Bánh gạo lứt, sữa gạo lứt rang cũng là những món ăn vặt ngon nghẻ mỗi ngày.
Nhựa quả hồng xiêm chứa nhiều tanin. Chất này có khả năng làm đông tụ protein, giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, tạo lớp màng bao quanh bảo vệ niêm mạc ruột. Đo đó, hồng xiêm được mẹ dùng để hỗ trợ tiêu hóa ở trẻ.
Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn nhiều hồng xiêm cùng một lúc để tránh táo bón, dính ruột.
Cà rốt rất tốt cho quá trình tiêu hóa của con
Cà rốt hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa của con. Chúng thúc đẩy hoạt động các cơ quan tiêu hóa và làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề đường ruột.
Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, cà rốt là một món ăn dặm hoàn hảo, ít calo, màu sắc đẹp lại ngon.
Các món chế biến từ cà rốt cho mẹ tham khảo là: Salad rau củ, súp gà cà rốt, cà rốt xào bông cải xanh, sinh tố cà rốt…
Sử dụng men vi sinh là biện pháp hỗ trợ rối loạn tiêu hóa dựa vào 3 tác động:
Loại men vi sinh được bác sĩ khuyên dùng cho trẻ rối loạn tiêu hóa là men vi sinh 10 chủng BioAmicus. Đây là dòng men nhập khẩu chính hãng từ Canada.
Men 10 chủng, hiệu quả vượt trội cho tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Ưu điểm lớn nhất của dòng men này là sự kết hợp 10 chủng lợi khuẩn. Mỗi chủng lại có một vai trò khác nhau trên đường tiêu hóa. Điều này mang lại lợi ích tổng hợp chưa có sản phẩm nào trên thị trường sánh kịp.
Cả 10 chủng lợi khuẩn trên đều được phân lập tới cấp chủng, trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo phát huy tối đa công dụng trên hệ tiêu hóa. Với độ sống sót lên tới 95%, Men 10 chủng đảm bảo chuẩn liều hỗ trợ điều trị theo khuyến cáo của WHO, nhanh chóng đưa hệ vi sinh về ngưỡng cân bằng.
Ngoài ra, sản phẩm rất an toàn khi sử dụng cho trẻ tại nhà do chỉ chứa thành phần lợi khuẩn và dầu hướng dương. Mẹ không cần lo lắng về các tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài.
Hầu hết các mẹo dân gian trên chỉ điều trị triệu chứng. Muốn cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ cần kết hợp với các mẹo dưới đây, đề phòng rối loạn tiêu hóa tái phát.
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và nguyên liệu cho các cơ quan tiêu hóa. Đặc biệt, các nguyên tố vi lượng đảm bảo sản xuất đủ các men tiêu hóa và các enzym khác cho hoạt động tiêu hóa.
Vệ sinh tay sạch sẽ là cách phòng rối loạn tiêu hóa cực kì đơn giản đối đối với trẻ
Đa phần nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là do ăn uống. Thức ăn không hợp vệ sinh có thể chứa các mầm bệnh như S.aureus, phẩy khuẩn tả, ký sinh trùng và virus.
Do đó, mẹ cần đảm bảo con ăn uống hợp vệ sinh bằng cách:
– Chỉ cho trẻ ăn đồ ăn chín
– Dạy con không tự ý nhặt thức ăn dưới sàn, mút tay, cắn đồ chơi
– Có giờ ăn cụ thể, không ăn linh tinh ngoài giờ ăn
– Hạn chế đồ ăn vỉa hè, chiên rán, đồ ăn nhanh
Mầm bệnh gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể tồn tại trên mặt đất, đồ chơi, phân, chất nôn, thậm chí là tay của bé. Do đó, luôn luôn cần vệ sinh môi trường sống của trẻ.
Vệ sinh tốt môi trường, trẻ cũng ít mắc bệnh hơn, từ đó có cơ hội cao lớn, hoàn thiện chức năng hệ tiêu hóa tốt hơn.
Sữa mẹ là nguồn thực phẩm “sạch” và chứa lượng dinh dưỡng cao. Khi mới sinh, nên cho con bú mẹ để tận dụng triệt để các lợi ích này.
Thêm vào đó, việc cho trẻ bú mẹ giúp bổ sung lượng lớn kháng thể từ mẹ cho con, giúp nâng cao sức đề kháng. Từ đó, khả năng nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng giảm đáng kể.
Có thể mẹ quan tâm
7 nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ |
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không? |
Mặc dù các mẹo dân gian được truyền tai nhau về hiệu quả chữa rối loạn tiêu hóa cho bé, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó.
Bố mẹ có thể áp dụng thử với bé của mình, tuy nhiên bố mẹ cần theo dõi phản ứng của con. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa không được cải thiện, hãy thay đổi phương pháp hoặc đưa bé đến bệnh viện để thăm khám.
Khi nào cần đưa trẻ rối loạn tiêu hóa đi khám bác sĩ
Đối với các triệu chứng nhẹ, mẹ có thể cho bé ở nhà và áp dụng các mẹo bên trên.
Tuy nhiên khi gặp các triệu chứng nặng, cần phải đưa đi khám bác sĩ như:
Đọc xong bài viết trên, hy vọng bố mẹ biết thêm nhiều mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bé. Nếu còn băn khoăn về các phương pháp trên, hãy liên hệ tới hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin tại website BioAmicus để được tư vấn miễn phí.