Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Đổ mồ hôi trộm ban đêm khiến trẻ quấy khóc, ngủ không tròn giấc, từ đó sụt cân, chậm lớn. Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ các cách trị mồ hôi trộm cho bé, tổng hợp từ những kinh nghiệm dân gian cho tới giải pháp khoa học. Xem ngay!
Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng bé bị ra nhiều mồ hôi dù không vận động nhiều và thời tiết mát mẻ. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều vào ban đêm, ở vùng đầu, lưng, hai nách và lòng bàn tay, bàn chân.
Cùng với việc ra mồ hôi, trẻ cũng thường xuyên có biểu hiện rùng mình, sởn da gà, đỏ bừng mặt hoặc toàn thân... Đổ mồ hôi trộm khiến con quấy khóc giữa đêm, khó ngủ vì mồ hôi ướt đẫm gây khó chịu.
Đổ mồ hôi trộm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trên những trẻ khoẻ mạnh. Theo thống kê, có tới hơn 38% trẻ từ 18 - 20 tháng gặp phải tình trạng này. Đổ mồ hôi trộm đa phần là do sinh lý hoặc môi trường, sức khoẻ. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:
Ông bà ta từ lâu đã biết đến tình trạng trẻ bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm và truyền tai nhau các mẹo dân gian trị tình trạng này. Theo đó, trẻ bị ra mồ hôi trộm nên tắm các loại nước lá như lá đinh lăng, lá lốt, uống nước mát như nước đậu đen, rau diếp cá hoặc ăn cháo trai, cháo hến.
Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng có vị đắng tính mát nên rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt giải độc, tinh thông huyết mạch, chống dị ứng. Trong lá đinh lăng còn chứa các thành phần dưỡng chất như saponin, alkaloid, tanin,... giúp chữa các bệnh nấm ngứa da, kháng khuẩn, làm hạn chế chứng mồ hôi trộm và rôm sẩy do ra mồ hôi nhiều.
Tắm lá đinh lăng trị mồ hôi trộm cho bé
Do lành tính, an toàn với trẻ nhỏ, loại dược liệu này đã trở thành bài thuốc dân gian quen thuộc trong điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ. Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần:
Lưu ý: mẹ nên tắm cho trẻ ở nơi kín gió và kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm để tránh làm trẻ bị bỏng.
Lá lốt có tính ấm, vị cay, chứa các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm nên trong dân gian thường được dùng để trị chứng ra mồ hôi, nhất là ra mồ hôi trộm ở trẻ em.
Cách thực hiện đơn giản và tương tự như lá đinh lăng, mẹ lấy 200g thân và lá lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo rồi đun sôi với 2 lít nước. Mẹ cũng loại bỏ phần bã và pha nước tắm cho bé với nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh công dụng chữa mồ hôi trộm, tắm nước lá lốt còn giúp sạch khuẩn, ngăn ngừa các bệnh phát sinh do cơ thể ra nhiều mồ hôi như nấm ngứa, rôm sẩy, viêm da...
Ngoài ra, mẹ có thể dùng lá lốt để xông hơi hoặc nấu cháo, kết hợp điều trị cả trong lẫn ngoài để đạt hiệu quả cao nhất.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, trẻ bị ra mồ hôi trộm là do khí dương hỏa từ trong người bốc ra. Trong khi đó, nước đậu đen có tính mát, có thể thanh giải nhiệt độc. Bởi vậy, quan niệm dân gian cho rằng trẻ uống nước đậu đen sẽ hết ra mồ hôi trộm.
Thực hiện, mẹ chỉ cần rang khoảng 50g đậu đen cho đến khi thơm và đều màu, cho vào nồi cùng long nhãn, bí đao. Sau đó thêm 300ml nước, đun nhỏ lửa, khi nước cạn còn 200ml. Lọc lấy nước chia làm 4 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Uống nước đậu đen thanh nhiệt, trị ra mồ hôi trộm
Bên cạnh nước đỗ đen, rau diếp cá cũng nổi tiếng là loại rau giúp thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt, tiêu viêm và chữa tình trạng ra mồ hôi đêm hiệu quả.
Cách hữu hiệu nhất là cho bé uống nước ép rau diếp cá hoặc ăn sống rau diếp cá. Nếu trẻ sợ mùi tanh, mẹ có thể đun hỗn hợp 50g lá rau diếp cùng với đậu xanh khoảng 30 phút và cho thêm chút đường để bé dễ uống.
Ăn cháo hến cũng là một trong các cách trị mồ hôi trộm cho bé. Trai, hến, ngao đều có tính hàn, giúp giải độc mát gan, thanh nhiệt cơ thể.
Ngoài ra, trong hến có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho trẻ như protein, các nguyên tố vi lượng, Vitamin B13, Omega - 3 và canxi. Bổ sung đủ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng giúp bé ngủ ngon hơn.
Cách nấu cháo hến cho bé:
Cho trẻ ăn chào hến trị mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu vitamin D, hoặc do các chứng như tăng tiết mồ hôi, ngưng thở khi ngủ hay bệnh tim bẩm sinh, hội chứng SIDS... Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà có thể có những biện pháp cải thiện khác nhau.
Thiếu hụt vitamin D khiến mồ hôi bài tiết nhiều hơn ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng để bổ sung vitamin D.
Thời gian cho trẻ tắm nắng tốt nhất là vào khoảng 8-9h trong vòng 30 phút. Khi tắm nắng, mẹ nên cho bé sử dụng kính râm để hạn chế ảnh hưởng đến mắt.
Ngoài ra, có thể kết hợp việc tắm nắng với các hoạt động thể thao ngoài trời để tăng cường thể lực cho bé.
Bổ sung Vitamin D3 là cách bổ sung vitamin D hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyến cáo. Phương pháp này cũng là biện pháp an toàn, hầu như không ghi nhận tác dụng phụ, có thể thay thế biện pháp tắm nắng truyền thống.
Lựa chọn vitamin D3 cho trẻ, mẹ nên ưu tiên những sản phẩm kết hợp với K2, an toàn, phù hợp với mọi lứa tuổi như BioAmicus D3K2. Sản phẩm có độ tinh khiết cao, mỗi 1 giọt chứa 100IU vitamin D3, dễ dàng bổ sung cho trẻ theo nhiều cách như: thêm vào thức ăn, nước uống hoặc sử dụng trực tiếp.
BioAmicus D3K2 chính là người bạn đồng hành không thể thiếu trong hành trình khôn lớn của con, giúp hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm, khóc đêm, chậm lớn...
Vitamin D3K2 BioAmicus cho giấc ngủ trọn vẹn
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, thân nhiệt của trẻ thường lớn hơn 0,5 độ C so với người lớn. Vì vậy, việc sợ bé lạnh và mặc nhiều quần áo ấm, kèm quấn tã ủ chăn cho bé vào ban đêm là một sai lầm thường gặp.
Thay vào đó, nên giữ cho cơ thể trẻ luôn mát và thoải mái bằng cách mặc quần áo thoáng khí, tạo không gian ngủ đủ rộng, bật điều hòa vừa đủ.
Ngoài vitamin D, đổ mồ hôi trộm hay quấy khóc về đêm, chậm mọc răng,... cũng là một trong những biểu hiện của trẻ thiếu canxi. Cha mẹ hoàn toàn có thể bổ sung canxi cho trẻ vào khẩu phần ăn hàng ngày bằng các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, tôm, cua...
Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách trị mồ hôi trộm cho bé. Thông qua đó, hi vọng mỗi mẹ đều “bỏ túi” cho riêng mình những phương pháp để giấc ngủ của con được ngon giấc và khô thoáng hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ 1900 636 985 để Dược sĩ tư vấn trực tiếp. Để biết thêm nhiều mẹo hay chăm sóc trẻ, hãy theo dõi những chia sẻ từ chuyên gia trên website BioAmicus.vn.