Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Chất xơ là tên gọi chung của một số polisaccarit, oligosaccarid, lignin và các chất tương tự. Từ lâu, sử dụng chất xơ cho bé bị táo bón là phương pháp được các mẹ truyền tai nhau. Bài viết dưới đây cung cấp cái nhìn khoa học về vai trò của chất xơ đối với táo bón và cách bổ sung chất xơ hiệu quả cho trẻ.
Lợi ích của chất xơ cho bé bị táo bón đến từ 3 vai trò chính như sau:
Chất xơ có trong các loại rau củ, ngũ cốc, có vai trò quan trọng hỗ trợ việc đi tiêu
Tóm lại, bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón là rất cần thiết. Chúng trực tiếp giải quyết việc trẻ khó đi tiêu, chậm đi tiêu và gián tiếp kích thích nhu động ruột qua quá trình nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn.
Các chất xơ khác nhau có những tác động khác nhau đối với trẻ táo bón. Nhìn chung, có thể chia chất xơ thành chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chúng được phân biệt dựa trên những điểm khác nhau như:
Tiêu chí | Chất xơ hòa tan | Chất xơ không hòa tan |
Nguồn gốc | Các loại rau, trái cây, đặc biệt là các loại quả mọng, rau nhớt khi nấu | Có nhiều trong phần vỏ của lúa mì, lúa mạch và ngũ cốc |
Tính chất | Tan được ở trong nước, dịch tiêu hóa tạo thành gel | Không tan được trong nước |
Cơ chế giảm táo bón chính | Nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn, làm mềm khối phân và tăng khối lượng phân | Làm tăng khối lượng phân |
Ngoài tác dụng làm giảm táo bón, chất xơ hòa tan còn có khả năng liên kết với muối mật, làm tăng khả năng tiêu hóa, cho trẻ ăn tốt hơn. Hiện nay, chất xơ hòa tan đang được nghiên cứu với nhiều công dụng khác cho sức khỏe như ổn định huyết áp, đường huyết, kiểm soát béo phì.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, lượng chất xơ nên bổ sung hàng ngày dao động theo độ tuổi, cân nặng, trung bình khoảng 20-15g/người/ngày.
Rau củ quả là các nguồn chất xơ chủ yếu. Rau mồng tơi, rau đay, quả cam, bưởi, mơ… đều chứa chất xơ trong thịt quả và vỏ quả.
Trong đó, các tế bào rau, củ, quả chủ yếu chứa chất xơ không tan như Cellulose và các chất tương tự. Do đó, ăn nhiều rau củ quả thường chỉ có tác dụng tăng khối lượng phân là chính. Đây cũng là nguyên nhân đôi khi mẹ cố gắng cho con ăn nhiều rau nhưng tình trạng táo bón không giảm, thậm chí còn nặng thêm.
Chỉ có một số ít loại rau như rau chân vịt, mồng tơi, có chứa chất xơ hòa tan. Tuy nhiên, các rau này thường chỉ mọc theo mùa. Sau khi nấu, chúng làm món ăn bị nhớt, khiến nhiều bé khó chịu, không muốn ăn.
Khó khăn trong việc bổ sung chất xơ vì con trẻ thường không thích ăn rau
Tùy vào tình trạng táo bón mà trẻ đang mắc phải, việc bổ sung chất xơ sẽ có hiệu quả nhanh hay chậm. Nếu chỉ bổ sung chất xơ đơn lẻ, thường mất khoảng 3 – 5 ngày để trẻ đi tiêu bình thường. Trong trường hợp táo bón nặng, thời gian điều trị có thể lên tới trên 1 tuần.
Nếu kết hợp bổ sung chất xơ cùng Men 10 chủng, thời gian điều trị có thể được rút ngắn. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế nguy cơ táo bón nặng thêm, sớm làm giảm các áp lực lên ruột, nâng cao hiệu quả điều trị táo bón.
Bổ sung chất xơ và men 10 chủng - Bí quyết cho trẻ hết táo bón
Để tránh táo bón tái đi tái lại, nên bổ sung chất xơ cho trẻ thường xuyên. Chất xơ hòa tan được khuyến khích dùng thêm ít nhất 3 tháng sau khi đi tiêu bình thường.
Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ cái nhìn từ chuyên gia về vấn đề bổ sung chất xơ cho bé bị táo bón. Để có thêm những giải đáp chi tiết hơn về tình trạng táo bón của con, mẹ vui lòng liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin tại website BioAmicus.
Mời mẹ đọc thêm:
Khoai lang trị táo bón cho trẻ có được không? |
Cách uống dầu mè trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ |