Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn và cách khắc phục ngay: Từ A đến Z

Mục lục

Cha mẹ đang rất lo lắng về tình trạng con có chiều cao thấp hơn bạn cùng lứa tuổi. Liệu con có đang bị bệnh lùn? Mẹ hãy tìm hiểu về dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn và cách khắc phục ngay trong bài viết sau.

dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn

1. Lùn có phải một bệnh?

Mẹ cần phân biệt trẻ thấp hay đang bị bệnh lùn. Trẻ có tầm vóc thấp là chỉ có chiều cao nhỏ hơn chiều cao tiêu chuẩn và không mang bệnh lý. Trẻ bị bệnh lùn là có bệnh lý liên quan đến tăng trưởng.

Trước hết, mẹ hãy tham khảo bảng chiều cao tiêu chuẩn theo WHO sau đây:

bảng chiều cao chuẩn

Mẹ nên đo chiều cao của con và so sánh với bảng chiều cao chuẩn của WHO. Trẻ có thể nằm trong các trường hợp trong bảng sau:

Đánh giá Khoảng chiều cao của trẻ
Đạt chiều cao chuẩn trung bình trong khoảng TB
Chiều cao lý tưởng +SD đến +2SD
Chiều cao vượt trội: +3SD
Tầm vóc thấp -SD đến –2SD
Bị bệnh lùn -3SD

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng lùn là một chứng rối loạn gọi là hội chứng tăng sản, gây ra tầm vóc ngắn một cách không cân đối.

Nếu trẻ không may bị lùn bệnh lý, mẹ cần nhận diện bệnh lùn thuộc loại nào. Bệnh lùn chia thành 2 loại là:

– Lùn cân xứng: (lùn tuyến yên) Nguyên nhân của bệnh là do trẻ thiếu hormone tăng trưởng bẩm sinh hoặc mắc phải. Hậu quả là đầu, thân, các chi đều nhỏ nhưng vẫn cân xứng với nhau.

– Lùn không cân xứng: Trẻ có thể đang mắc hội chứng tăng sản gây loạn sản sụn hoặc loạn sản đầu xương và đốt sống. Triệu chứng có thể dễ dàng nhận biết đó là: thân trung bình và các chi rất ngắn hoặc thân ngắn và các chi dài.

2. Dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn

Bệnh lùn để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng nếu như không được nhận biết kịp thời. Chình vì vậy, mẹ cần phân biệt rõ triệu chứng của từng loại bệnh lùn như sau:

2.1. Dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn cân xứng

Thiếu hormone tăng trưởng GH do bẩm sinh hoặc mắc các bệnh u não, suy tuyến yên, suy giáp…Thiếu GH làm các chất không lắng đọng tại xương, tăng hủy xương. Các xương chỉ tăng trưởng ở mức dưới trung bình, trẻ thấp bé nhưng vẫn có tỉ lệ cân đối.

Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn bằng các triệu chứng sau:

– Chiều cao nằm trong hoặc dưới khoảng phân vị thứ 3 (-3SD) trong bảng tăng trưởng tiêu chuẩn của WHO.

– Da hơi vàng, có mỡ đọng dưới da, thân hình hơi mũm mĩm.

– Tốc độ tăng trưởng xương chậm, không thấy bé cao lên trong 3 tháng liên tiếp.

– Các cơ quan nội tạng đều bé nhưng không ảnh hưởng đến chức năng.

– Chậm phát triển giới tính trong tuổi dậy thì.

Trẻ bị bệnh lùn cân xứng vẫn có trí thông minh bình thường. Nếu mẹ phát hiện các dấu hiệu này và đưa trẻ đến điều trị sớm, phác đồ điều trị phù hợp thì trẻ vẫn có thể đạt được chiều cao bình thường trong tương lai.

dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn cân đối

Trẻ lùn cân xứng vẫn có tỉ lệ cơ thể cân đối

2.2. Dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn không cân xứng

Đối với trẻ bị bệnh lùn không cân xứng, có các dấu hiệu rõ ràng sau:

– Thân có kích thước bình thường hoặc ngắn, kèm theo cổ ngắn, ngực rộng, hông, xương chậu bị xoắn vặn.

– Dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn không tương xứng nhận biết rõ nhất là các chi rất ngắn, thấy rõ ở đùi và cánh tay.

– Bàn tay nhỏ, các ngón tay ngắn, ngón giữa và ngón đeo nhẫn có khoảng cách rộng hơn.

– Khớp khuỷu tay khó hoạt động.

– Đầu to rõ rệt.

– Đường nét trên mặt mất cân xứng: trán dô rộng, mất sống mũi hoặc mũi rất thấp, có thể hở hàm ếch.

– Chân vòng kiềng nặng.

– Các xương phát triển lệch khiến trẻ gặp khó khăn về hô hấp: khó thở, ngủ ngáy hoặc ngừng thở ngắn khi ngủ.

Hầu hết trẻ bị bệnh lùn cân xứng đều có trí tuệ phát triển bình thường. Tuy nhiên bệnh lý sẽ gây ra nhiều khó khăn từ khi còn thơ đến tuổi trưởng thành. Do đó, mẹ cần phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

trẻ chân vòng kiềng là dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn

Chân vòng kiềng có thể là dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn không cân xứng

Mẹ có thể tham khảo thêm: Top 8 nguyên nhân khiến trẻ bị lùn

3. Phương pháp chẩn đoán dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn

Để có phương pháp điều trị phù hợp, các bác sĩ sẽ có các cách chẩn đoán khác nhau. Cụ thể, có 4 các chẩn đoán thường gặp đó là:

3.1. Chẩn đoán sớm giai đoạn thai kỳ

Chẩn đoán dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn từ giai đoạn mang thai là vô cùng cần thiết. Bác sĩ sẽ đo chiều dài xương đùi, xét nghiệm mờ da gáy…để đảm bảo không có bất thường về phát quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ cần đi khám tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

3.2. Lưu ý tiền sử gia đình

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý, trẻ còn có thể bị lùn do nhiều yếu tố khác như: dinh dưỡng, di truyền, chế độ vận động, sinh hoạt…Để loại trừ các yếu tố này, bác sĩ sẽ hỏi chiều cao của các thành viên trong gia đình để xác định khoảng chiều cao.

Bên cạnh đó, các yếu tố về gen bệnh cũng có thể di truyền bệnh lùn cho con như: Mucopolysaccharidosis, Achondroplasia…

Hơn nữa, các mẹ cũng cần cung cấp về chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, môi trường sống…để bác sĩ xem xét có khả năng gây ra tầm vóc thấp bé của trẻ hay không.

3.3. Đo chiều cao, cân nặng, chu vi đầu

Đo chiều cao, cân nặng, chu vi đầu và so với chuẩn là cách nhanh nhất để xác định trẻ có đang bị bệnh lùn hay không. Bên cạnh đó, việc lập một biểu đồ theo dõi tốc độ phát triển của trẻ qua từng tháng cũng rất cần thiết để chẩn đoán bệnh lùn ở trẻ.

đo chu vi đầu để chẩn đoán dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn

 

Đo chu vi đầu, chiều cao, cân nặng để xác định trẻ có bị bệnh lùn không

3.4. Thực hiện các xét nghiệm

Sau khi chẩn đoán sơ bộ các bước trên, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để xác định. Những xét nghiệm để vừa để chẩn đoán, vừa là căn cứ để lập phác đồ điều trị cho trẻ:

– Xét nghiệm máu: đo nồng độ hormone tăng trưởng GH trong máu có đang ở mức bình thường hay không.

– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: thăm dò chức năng tuyến giáp, chẩn đoán bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp…gây bệnh lùn ở trẻ.

– Chụp X quang cánh tay: cụ thể ở bàn tay hoặc cổ tay để xem xương đã phát triển đúng độ tuổi chưa.

– Chụp CT tuyến yên: thăm dò chức năng tuyến yên có đang bị rối loạn gây giảm tiết GH.

4. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh lùn

Với những trường hợp mắc các bệnh lý về tăng trưởng, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ. Việc làm này nên thực hiện càng sớm thì sẽ việc chữa trị sẽ đạt hiệu quả nhất. Lúc này, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bằng Hormone phù hợp với từng trẻ.

Với những trẻ có tầm vóc thấp mà không liên quan đến bệnh lý, mẹ có thể yên tâm hơn. Bởi chiều cao của trẻ hoàn toàn có thể cải thiện bằng các biện pháp sau:

4.1. Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Mẹ cần hết sức chú trọng dinh dưỡng cho con để cải thiện tình trạng thấp lùn. Chế độ dinh dưỡng cần phù hợp với mỗi độ tuổi khác nhau. Cụ thể là:

4.1.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là đủ để trẻ phát triển khỏe mạnh. Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ theo nhu cầu, không nên bổ sung thêm bất kỳ chất lỏng nào khác. Tránh trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa gây suy dinh dưỡng, thấp còi.

4.1.2. Trẻ 6 – 12 tháng tuổi

Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ vẫn rất cần thiết nhưng không đủ cung cấp năng lượng cho bé. Mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ độ tuổi này. Mỗi ngày, mẹ nên kết hợp 3 buổi ăn chính và 3 – 4 cứ bú mẹ. Thành phần chuẩn 1 bữa cho bé như sau:

– Chất đạm: 20g từ thịt xay, trứng,…

– Chất béo: 2 thìa cà phê dầu thực vật

– Đường bột: 20g từ cháo…

– Vitamin và khoáng chất: 20g từ rau củ quả: khoai lang, chuối…

dinh dưỡng cho trẻ tránh bệnh lùn

Dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất giúp con ngăn ngừa bệnh lùn

4.1.3. Trẻ từ 1 – 2 tuổi

Mẹ vẫn có thể giữ thời điểm ăn như cũ, tuy nhiên lượng ăn lúc này cần tăng lên. Cụ thể là:

– Chất đạm: 20 – 25g, đặc biệt là sữa cần cung cấp 400 – 500 ml/ngày.

– Chất béo: 2 thìa cà phê dầu thực vật.

– Đường bột: 30g từ các thực phẩm đặc hơn như cơm, bánh mì

– Vitamin và khoáng chất: bổ sung thêm các vitamin quan trọng như vitamin D3, K2 cho trẻ cao lớn.

4.1.4. Trẻ từ 3 – 5 tuổi

Mẹ vẫn cần duy trì đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ cho trẻ. Tháp dinh dưỡng của trẻ 3 – 5 tuổi đó là:

– Đường bột: 40 – 50g tinh bột

– Chất đạm: 30 – 40 g thịt, tôm, trứng, cá…

– Chất béo: 2 muỗng cà phê dầu thực vật

– Vitamin và khoáng chất: khoảng 50 – 60g rau củ quả các loại.

4.2. Rèn cho trẻ nếp sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học cũng là yếu tố giúp tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ. Mẹ cần lưu ý một số điều giúp rèn cho trẻ lối sống lành mạnh, tăng trưởng tốt nhất:

– Đi ngủ trước 9h, ngủ đủ giấc, không thức khuya.

– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: điện thoại, ipad, ti vi…

– Đúng tư thế: đi, đứng, ngồi đều thẳng lưng, tránh gù, vẹo cột sống.

– Tạo môi trường sống tốt nhất: không khói thuốc, tránh ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước, thực phẩm bẩn…

4.3. Bổ sung Vitamin D3 K2 MK7 giải pháp tăng chiều cao toàn diện cho trẻ

Nếu canxi giúp xương phát triển dài và dày xương thì vitamin D3 và K2 là điều kiện quyết định có mang canxi đến xương hay không. Do đó, mẹ cần bổ sung đồng thời vitamin D3, K2 để hấp thu canxi trong thức ăn một cách hiệu quả. (Xem chi tiết công dụng MK7 tăng chiều cao)

BioAmicus vitamin D3K2 MK7 chính là giải pháp tăng chiều cao toàn diện cho trẻ. Sản phẩm có chứa 100 IU D3 và 4 µg K2 giúp tăng canxi tối đa vào xương. Mẹ chỉ cần bổ sung đúng liều lượng, trẻ sẽ có chiều cao lý tưởng:

– Trẻ 0 – 6 tháng: 3 giọt/ngày

– Trẻ 7 – 12 tháng: 4 giọt/ngày

– Trẻ 1 – 3 tuổi: 7 giọt/ngày

– Trẻ trên 4 tuổi: 10 giọt/ngày.

Với công nghệ bao kép độc quyền, vitamin K2 MK7 luôn giữ được tính ổn định. Do đó giữ nguyên trọn vẹn liều tác dụng tại đích mà không bị biến tính bởi môi trường. Bên cạnh đó, BioAmicus vitamin D3K2 MK7 còn an toàn với cả trẻ sơ sinh, được các chuyên gia hàng đầu thế giới khuyên dùng giúp.

BioAmicus vitamin d3k2

BioAmicus vitamin D3K2 giúp ngăn ngừa bệnh lùn hiệu quả

4.4. Khuyến khích trẻ tập luyện

Vận động đúng cách giúp tăng chiều cao của trẻ vượt bậc. Bởi vận động vừa giúp tăng tiết hormone GH, vừa giúp tăng trao đổi chất đến xương. Từ đó giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, linh hoạt hơn. Tùy thuộc vào độ tuổi, mẹ có thể cho trẻ vận động phù hợp như:

– Trẻ dưới 6 tháng: nên massage cho trẻ trước khi đi ngủ hoặc khi tắm.

– Trẻ 6 – 12 tháng: trẻ tập lẫy, bò, đứng…

– Trẻ 1 – 2 tuổi: khuyến khích trẻ chơi đùa: ném bóng, chạy nhảy…

– Trẻ 3 – 5 tuổi: cho trẻ đi bộ thường xuyên, tập thể dục…

Nếu mẹ đang nhận thấy con có dấu hiệu trẻ bị bệnh lùn, hãy liên hệ ngay với Hotline 1900.63.69.85. Các dược sĩ BioAmicus giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn miễn phí cho mẹ.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan