Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ trốn bò

Mục lục

Con đến tuổi học bò nhưng lại có dấu hiệu trẻ trốn bò, nhiều mẹ cho rằng việc trẻ trốn bò là một hành động tự nhiên và không ảnh hưởng đến sự phát triển. Vậy điều này có đúng không? Mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

trẻ mấy tháng biết bò? dấu hiệu trẻ trốn bò

1. Trẻ mấy tháng biết bò

Trẻ thường bắt đầu bò vào khoảng 6-10 tháng tuổi. Bé quá 10 tháng mà vẫn không chịu bò có thể được coi là một dấu hiệu trẻ trốn bò.

Mỗi trẻ có một quá trình phát triển riêng biệt. Mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây để xác định thời gian trẻ sắp biết bò.

  • Tăng cường vận động và cải thiện cơ bắp: Bé bắt đầu đẩy người bằng tay và đầu gối, nâng mông, đá chân hoặc giữ cơ thể cân bằng khi nằm sấp.
  • Thử nghiệm di chuyển: Bé cố gắng trườn về phía trước hoặc lùi lại, có thể di chuyển chậm bằng cách đẩy chân hoặc kéo mình bằng tay.
  • Tăng thời gian nằm sấp: Bé thường xuyên nằm sấp, lung lay cơ thể, và thay đổi tư thế như đang tập luyện.
  • Sự tò mò và khám phá: Bé hào hứng với đồ vật xung quanh và cố gắng di chuyển để với lấy chúng.

2. Dấu hiệu trẻ trốn bò

Hầu hết trẻ trải qua các mốc lẫy, trườn, bò, ngồi, đứng, đi để phát triển vận động. Tuy nhiên, một số trẻ chậm hoặc bỏ qua giai đoạn bò, chuyển thẳng sang đứng và đi. Dưới đây là dấu hiệu trẻ trốn bò hoặc gặp khó khăn trong việc bò.

2.1. Không thích nằm sấp

Trẻ khó chịu, quấy khóc khi nằm sấp, không cố gắng nâng đầu hoặc ngực. Đây là dấu hiệu khung xương của trẻ chưa đủ cứng cáp. Việc nằm sấp khiến trọng lượng toàn cơ thể đè lên lồng ngực, có thể khiến bé khó thở, khó chịu.

Trẻ khó chịu khi nằm sấp

Trẻ trốn bò thường khó chịu khi nằm sấp

2.2. Không đẩy người lên

Thông thường, trẻ 6 có thể dùng hai tay hoặc đầu gối để đẩy người lên phía trước (trườn). Nếu con đến tuổi không có biểu hiện này, rất có thể bé sẽ trốn bò.

Khi được đặt vào tư thế chuẩn bị bò, trẻ chỉ giữ đầu ngẩng cao, sau đó nằm xuống mà không có tư thế chuẩn bị bò, trườn cũng là dấu hiệu bé trốn bò.

Tất cả những biểu hiện trên được cho là dấu hiệu của sự thiếu phối hợp tay - chân và sức mạnh cơ bắp.

2.4. Chuyển sang các cách di chuyển khác

Trẻ có thể ưa thích các cách di chuyển khác hơn bò, có thể kể đến như lăn hoặc trườn. Trẻ trốn bò cũng thích đứng lên hoặc bám vào vật hỗ trợ thay vì bò bằng tay và chân.

Đôi khi, cách di chuyển của con là quấy khóc và bắt cha mẹ bế.

2.5. Không tò mò hay cố di chuyển

Bé không hứng thú với việc tiếp cận các đồ vật xung quanh hoặc không thử di chuyển về phía chúng. Khi được đặt đồ chơi trước mặt, bé cũng tỏ ra thờ ơ và không có hành động với tay, tiesn lại phía đồ vật.

em bé cố di chuyển tới gần đồ chơi

Trẻ 6 tháng ưa khám phá đồi chơi xung quanh, trẻ trốn bò thì không

3. Nguyên nhân trẻ trốn bò

Trẻ trốn bò hoặc bỏ qua giai đoạn bò có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sự phát triển tự nhiên cho đến các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường và sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không bò hoặc gặp khó khăn trong việc bò. 

3.1. Yếu tố bẩm sinh hoặc sức khỏe

  • Trương lực cơ yếu: Cơ bắp chưa đủ khỏe khiến trẻ khó nâng người để bò.
  • Vấn đề về xương khớp: Bất thường như chân cong hoặc cứng khớp có thể làm trẻ ngại bò.
  • Dinh dưỡng không đầy đủ: Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chân tay thiếu lực
  • Trọng lượng cơ thể lớn: Trọng lượng quá lớn, vượt quá khả năng nâng đỡ của khung xương khiến con khó khăn để học bò
  • Chậm phát triển thần kinh: Các vấn đề liên quan đến thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng phối hợp tay chân.

3.2. Ảnh hưởng của tâm lý và thói quen sinh hoạt

Trẻ trốn bò đôi khi chi đơn giản là do không cần thiết phải bò, hoặc không được tạo điều kiện để bò.

  • Ít thời gian nằm sấp (tummy time): Trẻ không được tập luyện cơ lưng và cơ bụng đủ khi nằm sấp.
  • Thiếu không gian vận động: Môi trường chật hẹp hoặc không an toàn làm trẻ ít có cơ hội tập bò.
  • Thói quen dùng thiết bị hỗ trợ: Xe tập đi hoặc ghế bouncer khiến trẻ phụ thuộc, làm giảm nhu cầu bò.
  • Không thấy hứng thú: Trẻ có thể bỏ qua bò nếu nhận thấy đi đứng thú vị hơn.
  • Phát triển vận động khác biệt: Một số trẻ chọn cách khác để di chuyển, như trườn hoặc lăn.
  • Không được ba mẹ khuyến khích: Nếu trẻ không được khuyến khích bò, con cũng không có hứng thú với việc bò và tập bò

3.4. Ảnh hưởng di truyền

Nếu bố mẹ hoặc người thân từng bỏ qua giai đoạn bò, trẻ cũng có khả năng di truyền xu hướng này.

4. Trẻ trốn bò có sao không?

Việc trẻ bỏ qua giai đoạn bò và chuyển thẳng sang đứng hoặc đi là một phần của sự phát triển tự nhiên, không phải lúc nào cũng là dấu hiệu bất thường. Trẻ trốn bò thường không ảnh hưởng đến khả năng đi, đứng và sức khỏe sau này nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định về những khía cạnh như vận động, ngôn ngữ, tư duy...

Cụ thể, một em bé trốn bò có thể không nhận được những lợi ích như: 

  • Tăng cường sự phát triển cơ bắp và phối hợp

Bò tăng cường các kỹ năng vận động thô và tinh (chuyển động lớn và tinh tế), thăng bằng, phối hợp tay-mắt và sức mạnh tổng thể. Sự phát triển và tinh chỉnh các kỹ năng này sẽ hỗ trợ bé sau này trong các hoạt động như chạy, nhảy, viết, buộc quần áo và ném bóng. 

  • Cải thiện thăng bằng và cảm giác không gian

Khi bò, trẻ học cách duy trì thăng bằng và định hướng cơ thể trong không gian. Điều này giúp phát triển khả năng cảm nhận không gian và thăng bằng, những kỹ năng quan trọng cho các hoạt động vận động sau này.

lợi ích của học bò đúng với giai đoạn phát triển

Trẻ học bò đúng với giai đoạn phát triển giúp kích thích hệ thần kinh vận động

  • Thúc đẩy sự phát triển tư duy và khả năng nhận thức

Bò không chỉ là một kỹ năng vận động mà còn hỗ trợ sự phát triển não bộ. Bằng cách di chuyển và sử dụng các kỹ năng vận động phức tạp, trẻ thúc đẩy các kết nối thần kinh, giúp não phát triển.

  • Giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và cảm xúc

Bò không chỉ giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh mà còn thúc đẩy sự phát triển nhận thức và cảm xúc. Khi tiếp cận đồ vật, trẻ học cách xác định khoảng cách, vị trí và điều chỉnh tầm nhìn, buộc mắt làm việc phối hợp để tập trung. Những kỹ năng này hỗ trợ quan trọng cho các hoạt động sau này như bắt bóng, lái xe, hoặc sao chép từ trên bảng.

5. Cách khuyến khích trẻ tập bò 

Bỏ qua bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc bắt kịp các kỹ năng so với bạn bè cùng trang lứa. Mẹ có thể khuyến khích trẻ tập bò bằng các cách sau.

5.1. Tạo môi trường rộng rãi và an toàn để bé khám phá

Tạo một khu vực an toàn trên sàn nhà với đồ chơi và vật dụng thú vị để bé khám phá. Nếu sàn nhà nhẵn, mặc áo dài tay và quần dài cho bé sẽ giúp giảm ma sát, khiến bé dễ dàng trườn và di chuyển hơn.

5.2. Khuyến khích nằm sấp

Từ khi bé còn nhỏ, hãy cho bé thời gian nằm sấp mỗi ngày, vì điều này giúp phát triển cơ cổ, lưng và tay, là nền tảng để bò. Nếu bé không thích nằm sấp, hãy làm cho thời gian này thú vị hơn bằng cách chơi với bé hoặc đặt đồ chơi gần bé.

5.3. Sử dụng đồ chơi hấp dẫn

Đặt đồ chơi yêu thích của bé gần bé nhưng không quá gần, để bé phải di chuyển hoặc bò để với tới đồ chơi. Điều này sẽ kích thích bé tự cố gắng bò về phía trước.

khuyến khích trẻ học bò bằng đồ chơi

Sử dụng đồ chơi để khuyến khích bé học bò

5.4. Tạo sự kích thích và khích lệ, kiên nhẫn

Bạn có thể khuyến khích bé tập bò bằng cách vỗ tay, khen ngợi hoặc cười vui mỗi khi bé thử di chuyển. Những phản hồi tích cực này giúp bé thêm tự tin và hào hứng. Hãy nhớ rằng mỗi bé đều có tốc độ phát triển riêng, vì vậy đừng quá lo lắng nếu bé chưa bò ngay. Quan trọng là tạo môi trường an toàn để bé thoải mái khám phá.

Ngoài ra, mẹ có thể nhẹ nhàng đỡ tay bé, giúp bé di chuyển từng chút một để bé làm quen với cảm giác bò và cảm thấy dễ dàng hơn khi tập luyện.

5.5. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hệ cơ, xương khớp của trẻ phát triển khỏe mạnh, vững chắc. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn bé học lẫy, bò, đi, đứng. Ngoài việc cho trẻ bú mẹ, mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung D3K2 cho trẻ trong ít nhất 2 năm đầu đời. 

Vitamin D3K2 giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi, hỗ trợ quá trình xây dựng bộ khung xương chắc khỏe. Đây cũng là hai vitamin quan trọng nhất thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương, điều hòa giấc ngủ, để bé có một nèn tảng thể chất vưng chắc.

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm D3K2 BioAmicus để bổ sung hằng ngày cho bé. Sản phẩm có độ tinh khiết cao, vượt qua các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. BioAmicus D3k2 là giải pháp bổ sung D3, K2 an toàn và phù hợp cho trẻ từ sơ sinh.

BioAmicus Vitamin D3K2-MK7
BioAmicus Vitamin D3K2-MK7
330.000đ

Hy vọng bài viết “Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ trốn bò” sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của bé. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp từ đội ngũ dược sĩ, có mặt 24/7.



Bài viết liên quan