Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

DHA động vật và DHA thực vật - Loại nào tốt hơn cho bé?

Mục lục

DHA từ động vật đã không còn xa lạ với các mẹ trong hành trình nuôi con. Tuy nhiên gần đây, DHA thực vật cũng dành được sự quan tâm của nhiều người. Vậy DHA thực vật và DHA động vật cái nào tốt hơn? Nên lựa chọn loại nào cho bé. Cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây:DHA động vật và DHA thực vật - nên chọn loại nào cho bé

1. Phân biệt các khái niệm Omega-3, DHA từ thực vật và động vật

Omega-3 là một nhóm các acid béo không no. Chúng có mặt trong chất béo của các loài động, thực vật với thành phần và tỷ lệ khác nhau.

Trong đó, 3 acid béo omega 3 quan trọng nhất:

  • ALA (Lipoic Acid) có nhiều trong Omega-3 thực vật
  • DHA (DocosaHexaenoic Acid) và EPA (EicosaPentaenoic Acid) có nhiều trong Omega-3 động vật

Khi nhắc đến DHA động vật, thường bao gồm các sản phẩm như dầu cá, dầu tảo, hoặc dầu nhuyễn thể giàu DHA cao. 

Trong khi đó, DHA thực vật là một phần của hỗn hợp với các loại Omega-3 khác nhau được chiết xuất từ thực vật, thành phần DHA trong đó ít được nhấn mạnh hơn.

2. So sánh DHA động vật và DHA thực vật

Nguồn gốc chiết tách DHA dẫn đến các sản phẩm có thành phần, tỷ lệ thành phần và ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng so sánh hai loại DHA này trong 6 tiêu chí sau đây:

2.1. Về nguồn cung cấp

Loại DHA

DHA động vật 

DHA thực vật

Nguồn

cung

  • Các loại cá biển: Cá cơm, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá hồi…
  • Gan cá: Gan cá trích, gan cá tuyết, cá mập…
  • Những loài giáp xác nhỏ: tôm, sinh vật nhuyễn thể
  • Hạt lanh
  • Hạt gai dầu
  • Hạt quả hạch: macca, hạnh nhân, hạt điều…
  • Hạt hướng dương, 
  • Hạt ngũ cốc: hạt mè, lạc

Nguồn cung cấp DHA từ động vật chủ yếu từ cá và các loài động vật tự nhiên, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có nguy cơ cạn kiệt nếu không có biện pháp bảo tồn thích hợp. 

Ngược lại, DHA từ thực vật dễ nuôi trồng, quản lý chất lượng theo nhu cầu sử dụng và có thời gian thu hoạch ngắn hơn.

nguồn gốc dha động vật và dha thực vật

Nguồn cung cấp DHA động vật và DHA thực vật

2.2. Về hàm lượng 

Hàm lượng DHA trong DHA động vật thường cao hơn thực vật. Ngoài ra, thành phần DHA động vật cũng chứa tỷ lệ nhất định EPA, ALA và các chất béo khác.

Bù lại, Omega-3 thực vật chứa nhiều ALA. Chúng có khả năng chuyển thành DHA và EPA với hiệu suất cả quá trình đạt 0,5-5%.

2.3. Về hiệu quả bổ sung

Với cùng một liều bổ sung DHA động vật dường như cho hiệu quả tốt hơn. Chúng chứa các acid béo chuỗi dài, hấp thu tốt hơn tại ruột. 

Theo các chuyên gia tại Úc: Hải sản hiện là nguồn cung cấp dầu omega-3 chuỗi dài (DHA, EPA, DPA) tốt nhất và nói chung là an toàn trong số các nhóm thực phẩm phổ biến.

3 công trình nghiên cứu độc lập Lyon Heart Study, GISSI Prevenzione TrialDietary Approaches to Stop Hypertension Study đồng loạt cho rằng: DHA từ động vật, với các omega-3 chuỗi dài đi vào máu và tế bào nhanh hơn.

2.4. Về độ an toàn

Nhìn chung, Omega-3 có nguồn gốc thực vật ít tạp chất và ít cần tinh chế hơn. 

DHA động vật, cá, hải sản đang phải đối mặt với thách thức từ môi trường biển bị ô nhiễm. Nếu không có biện pháp xử lý thích hợp, sản phẩm dầu cá có thể có chứa kim loại nặng, dioxin, vi nhựa,...

2.5. Về giá thành

DHA từ động vật, dầu cá từ lâu được biết đến là nguồn DHA cao cấp, giá thành thường cao hơn DHA thực vật. 

Thế nhưng, với hàm lượng DHA vượt trội hơn, DHA động vật tối ưu liều dùng, thời gian sử dụng cũng dài hơn. Do đó, nếu tính giá sản phẩm theo ngày sử dụng, giá thành của hai sản phẩm này không chênh lệch quá nhiều. 

2.6. Về mùi vị

DHA từ thực vật thường không có mùi còn DHA từ cá sẽ có mùi tanh đặc trưng. Mùi tanh này không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm song có thể khiến bé không hợp tác bổ sung.

Hiện nay, dầu cá thế hệ mới như BioAmicus DHA đã áp dụng công nghệ khử mùi tanh, đồng thời có hương cam tự nhiên và vị ngọt từ quả la hán, giúp sản phẩm dễ sử dụng cho trẻ hơn.

BIoAmicus sử dụng công nghệ khử mùi tanh DHA

BioAmicus DHA sử dụng công nghệ khử mùi tanh độc quyền

3. DHA thực vật hay động vật tốt hơn cho bé?

DHA động vật thường tốt hơn cho trẻ với công dụng hỗ trợ phát triển trí não, tăng cường sức khỏe thị lực và giúp bé ngủ ngon hơn.

DHA thực vật có tác dụng tốt trong việc giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. 

Mỗi dòng DHA đều có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng từng nhu cầu cụ thể. Mẹ cần dựa vào các đặc điểm của sản phẩm cụ thể để đưa ra quyết định bổ sung đúng đắn nhất.

Sau phần so sánh trên đây về DHA động vật và DHA thực vật, chắc hẳn mẹ đã có được lựa chọn sáng suốt cho bé. Hãy tiếp tục theo dõi BioAmicus để cập nhật những kiến thức chăm sóc bé khoa học.



Bài viết liên quan