Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi phải làm sao?

Mục lục

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng xuất hiện khiến bé đột nhiên biếng ăn trong vài ngày. Tuy nhiên có những trẻ lại từ đó biếng ăn kéo dài gây thấp còi thiếu chất. Như vậy, mẹ cần làm sao để chăm sóc trẻ trong giai đoạn này. Xem ngay bài viết dưới đây để áp dụng chuẩn các phương pháp chăm sóc và hạn chế hậu quả kéo theo! 

giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi

1. Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi do đâu?

Trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp, có thể do một số nguyên nhân sau đây:

1.1. Bé đến giai đoạn biết bò, lăn

Khi được 7 tháng tuổi, bé bắt đầu hoàn thiện các kỹ năng như: lật người sấp, sẵn sàng tập bò, tập ngồi… Do đó, bé thường mải chơi, thích khám phá và hoàn thiện kỹ năng mà quên cảm giác đói, không tập trung ăn uống.

Ngoài ra, 7 tháng tuổi cũng là lúc trẻ biết dùng ngón trỏ và ngón cái để giữ đồ vật nhỏ và cho vào miệng. Nếu trẻ ngậm phải đồ vật bẩn có thể bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, gây chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy dẫn đến bỏ ăn.

giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng khi tập bò

Trẻ 7 tháng tập bò, tập ngồi, hình thành kỹ năng mới, không tập trung ăn uống

1.2. Do trẻ 7 tháng mọc răng

7 tháng tuổi là thời điểm trẻ đang mọc răng nên tình trạng biếng ăn cũng xuất hiện. Khi mọc răng, nướu nứt ra gây sốt, đau nhức, khó chịu dẫn đến trẻ không muốn ăn, thường xuyên quấy khóc.

1.3. Trẻ tập ăn dặm

Trẻ 7 tháng tuổi đang trong quá trình tập ăn dặm, chuyển đổi từ thức ăn lỏng như: sữa mẹ, sữa công thức sang thức ăn đặc như bột, cháo.

Do thay đổi độ đặc của thức ăn, trẻ tự phản xạ dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài, có khi là nôn trớ. Ngay cả khi mẹ tập cho bé ăn đồ mềm dễ tiêu hóa như chuối, bơ, trứng, nhiều bé vẫn có phản xạ này.

2. Triệu chứng trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn, bao gồm:

  • Thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút, có thể lên đến hàng giờ do bé nhả thức ăn hoặc ngậm thức ăn không chịu nuốt.
  • Bé chống đối, ngọ nguậy không chịu ăn
  • Chậm tăng cân trong một thời gian dài
  • Không có dấu hiệu bệnh lý nào khác, vẫn vui vẻ, không cáu gắt

3. Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng kéo dài bao lâu?

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng có thể kết thúc nhanh hoặc kéo dài:

  • Nếu nguyên nhân do mọc răng thì trẻ sẽ hết biếng ăn khi răng nhú hẳn ra ngoài. Tùy cơ địa từng bé mà thời gian răng mọc sẽ khác nhau nhưng thông thường hết đau sau khoảng 2 – 3 ngày, và ăn uống trở lại bình thường sau 5 – 7 ngày.
  • Trẻ biếng ăn do mải chơi, mất tập trung khi ăn thường sẽ hết sau khoảng 1 tuần. Lúc này việc bò, lăn đã quen thuộc nên bé giảm dần cảm giác thích thú và chú tâm. Cảm giác đói của bé trở lại, bé ăn uống ngon hơn.biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng thường kéo dài 5-7 ngày

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng kéo 5 – 7 ngày

4. Bao lâu thì biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng chuyển sang giai đoạn tiếp theo?

Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn biếng ăn sinh lý mà khoảng cách giữa các giai đoạn là khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Đối với bé 7 tháng tuổi, khoảng 4 – 5 tuần sau sẽ sang giai đoạn biếng ăn sinh lý tiếp theo. Lúc này, trẻ có nhận thức riêng, bắt đầu tập đứng và tập đi nên lại lười ăn, biết từ chối thức ăn mình không thích.

Thời gian giữa 2 lần biếng ăn còn phụ thuộc vào chu kỳ mọc răng của bé; có thể từ vài ngày, vài tuần cho đến vài tháng.

Chi tiết: Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

5. Cách chăm sóc trẻ 7 tháng biếng ăn sinh lý

Nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc trẻ 7 tháng biếng ăn chính là mẹ tuyệt đối không nên ép bé ăn. Khi bị ép ăn, bé hình thành tâm lý chống đối và sợ ăn, hay còn gọi là biếng ăn tâm lý. Thay vào đó, mẹ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc dưới đây để trẻ nhanh chóng vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý:

5.1. Đối với trẻ biếng ăn do mọc răng

  • Khi thấy trẻ bỏ ăn, quấy khóc mẹ nên kiểm tra xem trẻ có đang mọc răng hay không. Nếu thấy bé rất đau và sưng nướu, mẹ có thể massage nướu nhẹ nhàng hoặc cho bé ngậm khăn lạnh:

Phương pháp massage nướu: mẹ dùng tay để xoa nhẹ vùng nướu đang mọc răng của trẻ. Do đó, mẹ cần vệ sinh tay thật kỹ và dùng bông hoặc gạc mềm sạch, thấm nước mát rồi massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu.

massage nướu cho bé giảm đau nhức

Massage nướu giúp giảm cảm giác đau nhức cho trẻ khi mọc răng

Phương pháp ngậm khăn lạnh: Mẹ cho khăn vào ngăn mát để làm lạnh rồi cho bé ngậm. Điều này giúp bé giảm cảm giác khó chịu và ngứa lợi. Để tránh nhiễm khuẩn và gây tổn thương lợi của bé, cần chọn loại khăn mềm và đảm bảo sạch sẽ.

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn. Mẹ quấn gạc mềm vào ngón tay, rồi lau nhẹ khoang miệng của bé để làm sạch và loại bỏ thức ăn.
  • Mẹ nên cho bé ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng như: trứng, đậu phụ, khoai lang hấp, phô mai, các loại hoa quả chín như: chuối, đu đủ, kiwi, xoài chín…

5.2. Đối với trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dặm

Mẹ nên cho bé thích nghi từ từ với chế độ ăn dặm bằng cách:

  • Cho bé tập ăn từ lỏng đến đặc dần. Mẹ có thể chế biến thức ăn ở dạng bột xay mịn, cháo hoặc súp và tăng dần độ đặc theo độ tuổi của bé. Ngoài ra, khi bé mọc răng mẹ nên bổ sung thêm vitamin C và Canxi vào chế độ ăn để răng mọc nhanh hơn và chắc khỏe hơn.
  • Cho trẻ ngồi vào một vị trí cố định như ghế ăn dặm, không xem ti vi hay đi dạo để bé không bị sao nhãng khi ăn.
  • Đa dạng món ăn, và trang trí đẹp mắt nhằm thu hút sự chú ý và thích thú của trẻ.
  • Thời gian bữa ăn cho trẻ nên kéo dài 25 – 30 phút. Khi hết giờ, cho bé dừng ăn/ Nếu bé không ăn đủ vẫn bỏ qua, để sang bữa tiếp theo. Mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 – 3 giờ.
  • Có thể tập cho bé “ăn dặm chỉ huy”. Đây là phương pháp cho bé tự lựa chọn món ăn và cách ăn, bố mẹ tôn trọng sở thích của con.
  • Sử dụng men vi sinh đa chủng hỗ trợ tiêu hóa. Các loại men vi sinh chứa nhiều chủng lợi khuẩn, giúp phân giải thức ăn tốt hơn, tăng cường hấp thu. Đồng thời, giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải khi thay đổi thức ăn. Từ đó, tạo cảm giác đói và thèm ăn cho trẻ, kích thích trẻ hào hứng với món ăn hơn, dám thử những món ăn mới, cải thiện chứng biếng ăn của trẻ.
Có thể mẹ quan tâm: Giải pháp cho trẻ sơ sinh biếng bú ngủ nhiều

giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng

 

6. Men vi sinh BioAmicus Complete - Cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng

Hiện nay, BioAmicus Complete là dòng men vi sinh đa chủng hỗ trợ tiêu hoá hàng đầu trên thị trường. Sản phẩm chứa tới 10 chủng lợi khuẩn, thuộc 2 nhóm quan trọng nhất trong đường ruột là Lactobacillus và Bifidobacterium. Nhờ đó, làm tăng số lượng lợi khuẩn cần thiết cho bé 7 tháng tuổi, giúp bé tiêu hóa các loại thức ăn mới, tránh đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn.

  • Lactobacillus: Hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy, đầy hơi khó tiêu, táo bón. Qua đó giúp trẻ ăn uống tốt hơn và ngon miệng hơn.
  • Bifidobacterium: Giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất từ đó ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Hơn nữa, sản phẩm có mặt ở hơn 3000 nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để cải thiện mọi giai đoạn biếng ăn của trẻ.

Các biện pháp chăm sóc ở trên giúp đẩy nhanh giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng, và hạn chế trẻ biếng ăn ở những giai đoạn tiếp theo. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp. Và đừng quên truy cập website BioAmicus Việt Nam để cập nhật kiến thức chăm con khoa học.



Bài viết liên quan