Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Táo bón ở trẻ là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Táo bón kéo dài có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng. Mẹ nên khắc phục ngay để tránh để lại hậu quả của táo bón ở trẻ.
Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa như các dị tật bẩm sinh như: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Ngoài ra, còn do trẻ bị hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt hậu môn, nên đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn.
Nguyên nhân khác chủ yếu là do sai lầm trong chế độ ăn uống; cho trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước; ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (ăn ít rau xanh, hoa quả, ăn canh chỉ ăn nước không ăn rau); pha sữa không đúng theo công thức (quá đặc); ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày. Trẻ bú sữa bò dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể gây táo bón ở trẻ như ảnh hưởng của việc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ho… khi trẻ ốm.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Khi trẻ táo bón, phân tích tụ lại không thoát ra, gây chướng bụng, đầy hơi. Khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu lâu dần dẫn đến chứng biếng ăn. Từ đó trẻ kém hấp thu, trẻ sẽ có nguy cơ cao suy sinh dưỡng.
Biếng ăn, kém hấp thu nên bé không bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc không thải loại các chất độc trong cơ thể kéo theo suy giảm sức đề kháng.
Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Lâu dần gây nên bệnh trĩ, bị sa trực tràng. Thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư trực tràng rất nguy hiểm.
Nếu trong đại trực tràng phải tích trữ lâu ngày. Khối phân rắn có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Dẫn tới các triệu chứng như đau bụng cơn liên tục, bụng chướng; không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn.
Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Sinh ra các chất có hại ngấm, hấp thu vào máu sẽ dần dẫn tới nhiễm độc mãn tính.
Phân của trẻ táo bón khô, cứng nên có độc tố gây ung thư tích tụ trong trực tràng lâu. Và là nguyên nhân dễ gây ung thư.
Thói quen đại tiện bị thay đổi vì táo bón kéo dài. Nên trẻ cũng có nguy cơ cao bị viêm ruột thừa. Ngoài ra, còn xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, khó tiểu, tiểu dắt.
Hậu quả của táo bón ở trẻ
Để phòng tránh táo bón ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ uống đủ nước; tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn thông qua các loại rau xanh, hoa quả…; cắt giảm protein từ động vật và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán…
Để điều trị táo bón, cha mẹ cần tập cho bé đi vệ sinh vào một hay vài thời điểm nhất định trong ngày. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé có phản xạ đi tiêu. Với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên massage bụng cho bé mỗi ngày có thể giúp bé đi vệ sinh thường xuyên hơn. Thường xuyên đưa bé ra ngoài chơi và tham gia hoạt động thể lực để tăng cường nhu động ruột.
Khi trẻ có biểu hiện táo bón thường xuyên hoặc kéo dài. Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa. Đối với nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa, bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.
⇒ Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Liên hệ ngay hotline: 1900.63.69.85 để được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho con miễn phí.