Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Uống DHA vào thời gian nào trong ngày cho bé, nên uống sáng hay tối để mang lại hiệu quả tối ưu nhất! Đây là các câu hỏi được nhiều phụ huynh thắc mắc ngay từ lần đầu tiên bổ sung DHA cho trẻ. Giữa những thông tin trái chiều, hãy cùng chuyên gia BioAmicus giải đáp thắc mắc ngay sau đây nhé!
Vì hầu hết tác dụng của DHA nói riêng và dầu cá nói chung đều không xảy ra ngay lập tức mà liên quan đến việc sử dụng lâu dài, do đó mẹ có thể cho bé uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, sáng hay tối đều được.
Buổi sáng là thời điểm rất tốt để bổ sung DHA cho trẻ, đây là lúc mà bé tràn đầy năng lượng nhất, các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Uống DHA vào buổi sáng giúp bé có thêm năng lượng và sự tập trung trong suốt cả ngày.
Trong khi đó, nhiều kết quả nghiên cứu và phản hồi của các mẹ đã chỉ ra rằng cho con uống DHA vào buổi tối giúp bé ngủ ngon hơn.
Do đó, tùy vào thói quen sinh hoạt và nhu cầu mà có thể lựa chọn cho bé uống DHA vào sáng hay tối:
Thời điểm tốt nhất để cho bé uống DHA là ngay trong hoặc sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn có nhiều chất béo. Một nghiên cứu khác năm 2015 chỉ ra dùng axit béo omega-3 trong bữa ăn ít chất béo sẽ làm giảm khả năng hấp thụ.
Tuy nhiên việc điều chỉnh thời điểm bổ sung có thể giúp ngăn ngừa một số tác dụng phụ liên quan đến dầu cá. Ví dụ trào ngược axit là tác dụng phục phổ biến nhất khi bổ sung các sản phẩm dầu cá. Việc chia nhỏ liều để bổ sung vào buổi sáng và tối là một chiến lược hiệu quả có thể giúp ngăn ngừa trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Khi ăn một bữa ăn có chứa chất béo sẽ kích hoạt giải phóng mật, nhũ hóa chất béo và thúc đẩy sự hình thành các micelle hỗn hợp. Micelles làm tăng diện tích bề mặt cho các enzyme tiêu hóa và hỗ trợ việc vận chuyển các axit béo được giải phóng qua quá trình tiêu hóa đến viền bàn chải ruột để hấp thụ.
Mức độ hấp thu DHA phụ thuộc vào lượng chất béo trong bữa ăn mà bé tiêu thụ:
Mức độ hấp thu DHA của trẻ phụ thuộc vào bữa ăn
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy dùng omega-3 đậm đặc cùng với thực phẩm có chứa chất béo sẽ làm tăng khả dụng sinh học, giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Với các bé khó uống, mẹ nên cho bé uống cùng bữa ăn bằng cách trộn với sữa, đồ ăn cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên trộn với một lượng đồ ăn vừa đủ, đảm bảo uống hết DHA.
Kết hợp với các phân tích ở trên, mẹ có thể lựa chọn cho bé uống DHA vào các thời điểm trong ngày như sau:
Thời điểm uống DHA cho bé
Đây là 2 thời điểm lý tưởng nhất để bổ sung DHA cho bé. Tuy nhiên, nếu các bé không hợp tác, mẹ có thể chọn các thời điểm phù hợp với bé nhà mình. Hoặc nếu mẹ có lỡ quên không cho bé uống vào các thời điểm trên, mẹ hãy bổ sung cho bé ngay khi nhớ ra.
Như đã phân tích ở trên, mẹ không cần cứng nhắc về thời gian uống DHA cho bé, cụ thể lúc mấy giờ. Mẹ nên ưu tiên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Điều quan trọng nhất là duy trì thói quen uống DHA đều đặn để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nhiều mẹ đau đầu khi bổ sung DHA cho con vì bé không chịu hợp tác, cho dù mẹ trộn với đồ ăn hay cho uống trực tiếp. Các mẹ phản hồi rằng con rất sợ mùi tanh của DHA, ngay cả mẹ cũng khó chịu với mùi tanh này.
Giải pháp cho mẹ chính là lựa chọn các dòng DHA không tanh cho bé để bé thoát khỏi nỗi ám ảnh khi uống DHA. Mẹ hãy thử cho bé uống Bioamicus DHA. Đây là dòng DHA đã được khử mùi tanh, vị ngon dẫn đầu thị trường với vị ngọt nhẹ và hương cam tự nhiên.
Phần lớn các bé đều có trải nghiệm tích cực khi sử dụng DHA Bioamicus
Bioamicus đã thực hiện 1 khảo sát trên 200 mẹ bé tại Canada, trải nghiệm mùi vị sau 1 tháng dùng DHA BioAmicus. Kết quả chỉ ra:
Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc xoay quanh thời điểm uống DHA cho bé. Nếu cần tư vấn thêm, mẹ liên hệ các dược sĩ BioAmicus qua hotline 1900 636 985 mẹ nhé.
1. Docosahexaenoic Acid and Arachidonic Acid Supplementation and Sleep in Toddlers Born Preterm: Secondary Analysis of a Randomized Clinical Trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31538590/2. Fatty acids and sleep in UK children: subjective and pilot objective sleep results from the DOLAB study – a randomized controlled trial
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4263155/3. Human absorption of fish oil fatty acids as triacylglycerols, free acids, or ethyl esters
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3358766/4. Omega-3 fatty acids in cardiovascular disease--an uphill battle
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24935800/5. Strategies to improve bioavailability of omega-3 fatty acids from ethyl ester concentrates
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30550388/