Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

10 nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh và giải pháp cho mẹ

Mục lục

Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể do các đặc điểm sinh lý của hệ tiêu hóa hoặc do sai lầm từ cách cho ăn, quấn tã của mẹ. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp cho bé nhà mình mẹ nhé!

nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh do sinh lý

Những đặc điểm sinh lý đặc biệt là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Nôn trớ sinh lý thường diễn ra có chu kỳ, thường sau khi ăn. Lượng thức ăn và dịch tiêu hóa bé nôn ra thường nhỏ, không có màu, mùi lạ. Bé cũng ít có biểu hiện quấy khóc, đau rát khi nôn.

1.1. Dạ dày trẻ sơ sinh nhỏ, nằm ngang

Phần thức ăn vượt quá sức chứa của dạ dày sẽ bị con trớ ra ngoài.

Khi còn là bào thai, bé không cần tiêu hóa qua dạ dày. Vậy nên trong những ngày đầu tiên, dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ dung nạp được lượng sữa từ vài ml rồi tăng dần lên. Cho tới tận 1 tuổi, dạ dày trẻ sơ sinh vẫn tương đối nhỏ ( chỉ 400ml). 

Ngoài ra, dạ dày của con dần chuyển từ vị trí nằm ngang sang nằm dọc. Dạ dày nằm ngang tạo thành một góc tù với thực quản. Điều này cũng khiến con hay trớ sữa, thức ăn dễ ngược trở lại thực quản.

Dạ dày nhỏ và nằm ngang là một điều rất bình thường ở trẻ. Mẹ không cần quá lo lắng. Dạ dày của bé sẽ dần hoàn thiện cấu tạo và chức năng. Từ đó, tình trạng nôn trớ ở con sẽ được giảm đi đáng kể.

kích thước dạ dày trẻ theo độ tuổi

Kích thước và dung tích dạ dày có thể chứa được sữa ở trẻ sơ sinh

1.2. Cho trẻ sơ sinh ăn quá nhiều

Mẹ thường có mong muốn con ăn nhiều và chóng lớn nên cho bé ăn quá no. Đây là quan niệm sai lầm giải thích vì sao trẻ sơ sinh hay nôn trớ.

Vì đặc điểm dạ dày nhỏ, lượng sữa con có thể ăn trong một lần cũng nhỏ như vậy.  Nếu mẹ muốn con ăn được nhiều, nên cho bé ăn theo nhu cầu và tăng số lần ăn trong một ngày. Trong vòng 24 giờ đầu, dạ dày bé chỉ chứa 5-7ml (bằng quả nho), số lần bú có thể lên đến 12 lần. Mẹ cũng cần kiên nhẫn vì bé có thể bú cả ngày cả đêm.

Trong những ngày đầu sau sinh, không cần cho con uống lót sữa công thức hay tráng miệng nước lọc. Vì dạ dày của bé không đủ sức chứa cho tất cả, mẹ nên ưu tiên cho con bú hoàn toàn sữa mẹ. Sữa non của mẹ những ngày đầu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và miễn dịch cần thiết cho con.

1.3. Cho trẻ sơ sinh bú không đúng tư thế

Cho trẻ sơ sinh bú không đúng tư thế khiến trẻ nôn trớ, sặc, bỏ bú. Khi bú, con sẽ tự nhả vú ra nếu hết muốn bú hoặc đã no. Mỗi lần bú như vậy thường kéo dài khoảng 30 phút. Khoảng cách giữa các lần bú (cữ bú) là 2-3 giờ. Nếu mẹ nhận thấy thời gian bú của bé dài hơn và cữ bú ngắn hơn nhiều so với bình thường, rất có khả năng mẹ đang cho con bú sai tư thế.

Bú đúng cách hạn chế nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể ngồi hoặc nằm cho con bú, miễn là cả mẹ và bé được thoải mái. Có 4 điểm mẹ cần quan tâm khi cho con bú:

– Thứ nhất, đầu và thân bé nằm thẳng với nhau. Đường thẳng này tạo điều kiện thuận lợi cho sữa đi xuống dạ dày và ruột. Đây cũng là tư thế thoải mái cho trẻ.

– Thứ hai, mặt trẻ quay vào mẹ và đối diện với núm vú. Nằm đối diện núm vú giúp trẻ dễ dàng tìm thấy vị trí bú. Mẹ cũng có thể trò chuyện với con khi con đang bú.

– Thứ ba, bé ngậm hoàn toàn đầu vú và cằm chạm vào vú mẹ. Bé bắt vú đúng sẽ bú được nhiều sữa hơn. Bắt vú đúng cũng hạn chế lượng khí bé nuốt vào trong quá trình bú và giảm đáng kể hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

– Thứ tư, thân trẻ được nâng đỡ và đặt sát với người mẹ. Một trong những điều quan trọng khi cho trẻ bú là tạo được cho con cảm giác an toàn. Khi cảm thấy an toàn, con sẽ bú liền mạch, không giật mình và nôn trớ.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ bị ọc khi uống sữa công thức: 5 vấn đề gây ra và cách khắc phục

1.4. Đặt trẻ nằm (đầu bằng thân) ngay sau khi ăn

Nhiều mẹ rất ngạc nhiên khi con nôn trớ ngay sau khi đặt bé nằm. Điều này được lý giải bởi sự trào ngược.

Trong quá trình bú, bé có thể nuốt xuống một lượng không khí. Bên cạnh đó, tâm vị của trẻ sơ sinh tương đối xốp và yếu. Nếu mẹ đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn, lượng hơi sẽ đẩy ngược thức ăn từ dạ dày, qua tâm vị, thực quản ra ngoài.

Để tránh hiện tượng trào ngược như vậy, mẹ không nên đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn. Một giải pháp nữa là vỗ ợ hơi cho con trước khi đặt bé nằm.

Các tư thế vỗ ợ hơi cho con, mẹ có thể tìm hiểu thêm tại bài viết Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to: 7 nguyên nhân & 5 cách trị cho bé

trẻ sơ sinh nôn trớ khi nằm

Trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ do nằm ngay sau khi ăn no

1.5. Quấn tã hoặc băng rốn quá chặt

Quấn tã hoặc băng rốn quá chặt sẽ tạo áp lực lên dạ dày- ruột và là nguyên nhân trẻ sơ sinh nôn trớ. Các cơ ống tiêu hóa bị căng và co bóp mạnh sẽ đẩy thức ăn ra ngoài.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ ính nôn trớ do bị bó chặt là các vết lằn đỏ quanh bụng bé.

Cách giải quyết đơn giản là xem lại cách quấn tã và băng rốn. Nếu sử dụng tã chéo, tã xô cần đảm bảo phần tã giữa hai chân bé được kéo đủ rộng để bé cảm thấy thoải mái. Hơn nữa, tã lót nên sử dụng là loại không quá dày và to so với cơ thể.

1.6. Do trẻ đang mọc răng

Trẻ mọc răng thường dễ cáu kỉnh, quấy khóc, bỏ bú, ốm, đi tướt và nôn trớ.

Khi mọc răng, nhiều trẻ thích mút, cắn. Bé có thể cho đồ chơi, ngón tay, chân vào miệng khiến kích thích dây thần kinh xung quanh amidan và mặt sau của lưỡi và gây nên phản xạ nôn. Hơn thế, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột thông qua hành động mút tay, đồ chơi.

Việc cần thiết là hạn chế để trẻ cho tay vào miệng, vệ sinh sạch sẽ tay cùng các đồ dùng xung quanh trẻ. Đồng thời cần tăng cường miễn dịch đường ruột cũng như miễn dịch toàn cơ thể để bé chống lại các tác nhân gây bệnh này.

Nếu mẹ giải quyết được các vấn đề trên, tình trạng nôn có thể giảm đáng kể.

mọc răng khiến trẻ sơ sinh khó chịu nôn trớ

Mọc răng khiến trẻ sơ sinh khó chịu nôn trớ

2. Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Nếu trẻ nôn trớ liên tục bụng chướng to, dịch nôn ra lượng lớn, có màu lạ (xanh, đỏ, vàng…), bé quấy khóc khi nôn, mẹ cần xem xét đến các nguyên nhân bệnh lý. Nếu do nguyên nhân bệnh lý, trẻ chỉ hết nôn trớ khi được chữa khỏi các bệnh lý gây nôn. Các bệnh lý khiến trẻ nôn trớ hay gặp nhất là:

2.1. Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột

Hệ miễn dịch non nớt cùng với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện là cơ hội để vi khuẩn phát triển và gây nên các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Đường tiêu hóa bị tấn công khiến trẻ khó chịu. Các cơ quan co bóp mạnh do đau và viêm khiến thức ăn bị đưa ra ngoài.

Vi khuẩn còn làm lên men thức ăn trong dạ dày, ruột sinh hơi. Lượng hơi này tích tụ sẽ khiến bé bị đầy bụng và nôn trớ.

Các biểu hiện khác khi bé bị nhiễm khuẩn đường ruột là tiêu chảy, quấy khóc, đau bụng. Những trường hợp nghiêm trọng hơn như sốt cao, mất nước, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Một giải pháp toàn diện hỗ trợ hệ miễn dịch non nớt của trẻ là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh có chứa các lợi khuẩn được bổ sung từ bên ngoài sẽ cạnh tranh và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa. Men vi sinh giúp đường ruột bé có một hệ vi sinh ổn định và khỏe mạnh. Từ đó, tình trạng nôn trớ giảm đi đáng kể.

Men vi sinh BioAmicus Complete tự hào là men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo các chủng lợi khuẩn thuộc nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium với 5 chủng mỗi loài. Đem lại tác dụng toàn vẹn trên hệ tiêu hóa ở trẻ. Từ đó giảm nôn trớ và hỗ trợ hệ tiêu hóa toàn diện và tối ưu. Hơn nữa, cả 10 chủng lợi khuẩn đều đạt độ bền cao trong dịch vị dạ dày và muối mật. Giúp đảm bảo chuẩn liều lợi khuẩn đem lại tác dụng hiệu quả.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete an toàn cho trẻ sơ sinh và có thể dùng cùng với sữa mẹ. Các mẹ có thể nhỏ men vi sinh lên đầu ngực trước khi cho con bú hoặc bổ sung riêng cho trẻ với liều lượng tham khảo như sau:

  • Trẻ từ dưới 1 tuổi: dùng 3-5 giọt/lần, mỗi ngày 1 lần.
  • Trẻ từ trên 1 tuổi và người lớn: dùng 5 giọt/lần, mỗi ngày 1-3 lần.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh BioAmicus Complete giải quyết vấn đề nôn trớ do loạn khuẩn

2.2. Do trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn dạ dày, ruột

Tắc ruột là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện sớm của tắc ruột là nôn ra sữa kèm nước mật. Tắc ruột có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:

  • Giảm nhu động ruột (Liệt ruột)
  • Do teo, hẹp ruột, tá tràng.
  • Viêm phúc mạc ở thời kỳ bào thai.
  • Phân su đặc quánh gây tắc.

Ngoài nôn trớ, tắc ruột thường đi kèm với bụng chướng to, căng tròn, xuất hiện các mạch máu xanh, nổi rõ. Tắc ruột cần can thiệp của bác sĩ, mẹ không nên chủ quan hay tự điều trị tại nhà.

2.3. Không dung nạp với sữa là nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Sữa chứa nhiều đường Lactose. Không dung nạp với sữa ở trẻ sơ sinh do bé thiếu hụt Lactase bẩm sinh. Đây là một nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ còn bú mẹ. Trẻ sinh thiếu tháng có khả năng không dung nạp với sữa cao hơn trẻ đủ tháng.

Biểu hiện của không dung nạp với sữa là đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đầy hơi. Chúng thường gặp sau khoảng 30 phút từ khi trẻ bú.

Các mẹ có thể nhận biết việc con mình không dung nạp với sữa qua theo dõi chế độ ăn của con. Vì con không thể uống sữa, mẹ cần lên thực đơn thay thế sữa cho bé. Lúc này, hãy hỏi thêm tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng mẹ nhé!

nguyên nhân nôn trớ do bất dung nạp lactose

Không dung nạp lactose bẩm sinh khiến trẻ sơ sinh nôn trớ

2.4. Do trẻ sơ sinh bị viêm mũi, viêm họng, viêm amidan

Khi bị viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, các bé hay ho nhiều kèm theo nôn nhiều. Con có thể bị nôn do cổ họng bị kích ứng, kích thích phản xạ nôn.

Điều quan trọng là cần phải giảm ho, từ đó giảm nôn cho trẻ. Nếu con chỉ ho nhẹ, mẹ có thể rửa mũi, miệng bé bằng dung dịch nước muối hoặc cho trẻ dùng các loại siro giảm ho, long đờm. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt: Nguyên nhân và cách xử trí

Bé hay ọc sữa về đêm cần chăm sóc và điều trị như thế nào?

Như vậy nếu con thỉnh thoảng bị nôn trớ nhưng vẫn vui vẻ phát triển tốt, tăng cân theo biểu đồ tăng trưởng sức khỏe của trẻ thì trạng nôn trớ và bạn thấy dường như không có gì đáng lo ngại. Ngược lại, nếu cách nôn trớ của trẻ thay đổi hoặc bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào được nêu trên hãy đưa con tới các cơ sở chăm sóc sức khỏe để biết thêm thông tin.

Đừng quên theo dõi Website BioAmicus để cập nhật kiến thức khoa học và liên hệ với đội ngũ Dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1900 63 69 85 để được giải đáp các thắc mắc của mình.



Bài viết liên quan