Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Những nguyên nhân làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ có thể xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày hoặc các yếu tố di truyền.
9+ nguyên nhân phổ biến nhất, cần khắc phục ngay để cải thiện chiều cao và có biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp được tổng hợp trong bảng:
Nhóm nguyên nhân |
Các nguyên nhân cụ thể |
Ảnh hưởng đến chiều cao |
Di truyền |
Do gen hoặc các bất thường trong gen |
23% |
Thiếu hụt hoocmon tăng trưởng |
||
Do các bất thường về xương |
||
Dinh dưỡng |
Thiếu hụt canxi, vitamin D3 và vitamin K2 |
32% |
Thiếu sắt và thiếu máu |
||
Vận động |
Trẻ ít vận động |
20% |
Giấc ngủ và môi trường |
Trẻ mất ngủ và thiếu ngủ |
16% |
Mẹ sử dụng thuốc khi mang thai |
||
Nhóm các yếu tố khác |
Trẻ dậy thì sớm hoặc muộn |
9% |
Các nguyên nhân tâm lý |
||
Các nguyên nhân bệnh lý |
Thực tế, từng nguyên nhân cụ thể có thể thuộc nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Chi tiết ảnh hưởng của chúng tới chiều cao, mời mẹ xem phần bài viết dưới đây.
Gen và các yếu tố di truyền là nguyên nhân chi phối 23% chiều cao khi trưởng thành của trẻ. Tốc độ tăng chiều cao có thể là kết quả di truyền từ cha mẹ hoặc do các bất thường ở gen, nhiễm sắc thể
Trẻ có cha mẹ thấp lùn chậm phát triển chiều cao hơn bạn bè đồng trang lứa là chuyện bình thường.
Chiều cao khi trưởng thành của trẻ được tính bằng trung bình cộng chiều cao của bố và mẹ với độ lệch khoảng 6,5cm. Do đó, khi trưởng thành, trẻ có cha mẹ thấp lùn có thể thấp hơn trung bình chung.
Tuy nhiên, yếu tố di truyền này có thể được bù đắp bởi chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ sinh ra mắc các bất thường như thừa, thiếu nhiễm sắc thể…cũng khiến bé chậm tăng chiều cao.
Các bất thường phổ biến nhất là: hội chứng Prader-Willi, hội chứng Turner và hội chứng Noonan
Gen quyết định 23% chiều cao khi trẻ trưởng thành
Thiếu hụt hoocmon tăng trưởng (GH) ảnh hưởng đến sự dài ra của xương và cả sự phát triển của các tế bào ngoài xương.
Hội chứng này có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải do các bệnh lý về tuyến yên. Đôi khi, vấn đề không nằm ở việc giảm sản xuất GH mà do bất thường thụ thể GH. Tình trạng này gặp ở 1/4.000 - 1/10.000 trẻ em và chỉ có thể cải thiện bằng liệu pháp hoocmon.
Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới 32% quá trình tăng chiều cao ở trẻ. Trong đó, canxi, D3 và K2 là 3 nhân tố dinh dưỡng chính tác động lên sự hình thành và phát triển xương.
Thiếu hụt 3 vi chất trên, trẻ có biểu hiện:
Với trẻ nhỏ, con thường được bổ sung đủ canxi qua chế độ ăn hằng ngày. Điều cần thiết lúc này là bổ sung thêm vitamin D3 K2 để tăng cường hấp thu canxi, phát triển xương tối đa.
Để tìm hiểu thêm về cách bổ sung D3K2 cho con cao lớn cũng như những đối tượng trẻ cần thiết bổ sung D3K2 từ thực phẩm bổ sung, mời mẹ liên hệ 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí hoặc để lại thông tin phía dưới đây:
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Máu là đơn vị trung chuyển oxi, dinh dưỡng tới các tế bào. Thiếu máu làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng và phân hóa tế bào, trong đó có tế bào xương. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, nặng hơn có thể sụt cân, suy dinh dưỡng.
Đối với trẻ chậm lớn do thiếu máu, thiếu sắt, mẹ cần bổ sung sắt cho bé trước khi áp dụng các biện pháp thúc đẩy chiều cao.
Ít vận động là nguyên nhân của hàng loạt vấn đề ở trẻ như: táo bón, béo phì, bệnh chuyển hóa và cả chậm phát triển chiều cao. Thời gian trẻ không vận động càng kéo dài, trẻ càng ù ì, chậm lớn.
Lười vận động, không tham gia các môn thể thao cũng là nguyên nhân con chậm lớn
Giám đốc Y tế Vương quốc Anh khuyến nghị trẻ em nên tham gia vào các bài tập thể chất từ trung bình đến mạnh ít nhất 1 giờ mỗi ngày để đạt được các lợi ích sức khỏe, trong đó có phát triển chiều cao.
Dậy thì sớm hoặc muộn đều ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của xương.
Mối quan hệ giữa sự phát triển chiều cao và tình trạng dậy thì ở trẻ, mời mẹ xem tại Chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì.
Các thuốc mẹ sử dụng trong quá trình mang thai có thể qua nhau thai và hấp thu vào cơ thể trẻ. Thông thường, chúng vô hại. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tế bào xương và cơ bắp thai nhi (ví dụ: levofloxacin, ciprofloxacin..). Biểu hiện rõ ràng nhất có thể nhận thấy ngay trong 1000 ngày đầu đời của trẻ.
Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có hướng dẫn của nhân viên y tế.
Các bất thường khiến xương của bé không dài lên một cách bình thường và tất nhiên, con chậm lớn hơn các bạn.
Các bất thường về xương có thể là bẩm sinh hoặc do cách chăm sóc sai lầm
Những bất thường phổ biến nhất có thể kể đến như:
Những bất thường trên có thể cải thiện nếu can thiệp kịp thời. Giai đoạn tốt nhất để phát hiện, chỉnh nắn và thực hiện các bài tập trị liệu là khi trẻ 1-2 tuổi.
Chất lượng giấc ngủ và môi trường sống đóng góp tới 16% chiều cao của trẻ. Trẻ ngủ ngon, ngủ sâu giấc thúc đẩy quá trình sản sinh hoocmon tăng trưởng vào ban đêm. Trẻ ngủ trong tư thế thoải mái, tay chân duỗi, các khớp, cơ, xương được thả lỏng, rất có lợi cho phát triển chiều cao.
Ngược lại, trẻ mất ngủ, thiếu ngủ, nằm ngủ sai tư thế khiến xương bị chèn ép, chậm tăng trưởng.
Do đó, trong suốt quá trình trẻ trưởng thành tới khi dậy thì, con cần được ngủ đủ giấc, trong môi trường yên tĩnh và thoải mái. Tốt nhất, ba mẹ nên cho con ngủ trước 9 giờ tối và không cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ.
Tuy chưa xác định được cơ chế xong có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng cả tâm lý lên sự phát triển chung của bé, trong đó có chiều cao. CHứng căng thẳng nghiêm trọng và điều kiện sống khó khăn thậm chí khiến bé không cao lên sau 1-2 năm.
Các căng thẳng tâm lý có thể khiến trẻ phát triển chậm 1-2 năm
Tiến sĩ Patel tại Yale Medicine cho rằng tình trạng này có thể được cải thiện chỉ bằng việc đưa trẻ ra khỏi môi trường căng thẳng.
Những nguyên nhân bệnh lý làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ theo nhiều cách khác nhau:
Đôi khi, cha mẹ cần chấp nhận chứng chậm phát triển chiều cao ở những trẻ này và ưu tiên tập trung cải thiện các bệnh lý trước.
Hy vọng thông tin chi tiết về những nguyên nhân làm trẻ chậm phát triển chiều cao sẽ hữu ích cho mẹ trong việc cải thiện chiều cao của trẻ. Để xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề, mời mẹ theo dõi BioAmicus.
1. Children become less active each year of primary school
https://www.bhf.org.uk/what-we-do/news-from-the-bhf/news-archive/2019/november/new-study-finds-children-become-less-active-each-year-of-primary-school2. Global trends in insufficient physical activity among adolescents: a pooled analysis of 298 population-based surveys with 1·6 million participants
https://www.thelancet.com/journals/lanchi/article/PIIS2352-4642(19)30323-2/fulltext3. Short Stature (Growth Disorders) in Children
https://www.yalemedicine.org/conditions/short-stature-child