Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ - Cẩm nang những điều cần biết

Mục lục

Nôn trớ là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trong những tháng đầu đời. Đây là tình trạng trẻ bị trào ngược một phần thức ăn hoặc sữa từ dạ dày ra miệng. Tuy nhiên nhiều mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ lại vô cùng hoang mang và lo lắng. Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết về tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ qua bài viết sau đây:

nôn trớ ở trẻ sơ sinh

1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?

Nôn là hiện tượng luồng thức ăn được tống ngược ra ngoài do sự co bóp của dạ dày kết hợp với lực từ cơ thành bụng, ngực và hầu họng. Thông thường, cảm giác buồn nôn sẽ là dấu hiệu báo trước trẻ sẽ bị nôn. Trẻ khi nôn sẽ có biểu hiện nhăn nhó hoặc đau đớn.

Trớ là hiện tượng trào ngược thức ăn với số lượng ít, chỉ do sự co bóp của dạ dày chứ không có sự tham gia của cơ thành bụng. Trớ diễn ra tự nhiên, trẻ không có cảm giác trước khi trớ. Khi bị trớ, nét mặt bé vẫn bình thường.

Nôn trớ là tình trạng thường xuyên diễn ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé có thể ọc sữa ngay sau khi bú, trớ một phần cặn sữa săn khi ăn, nhè, đùn thức ăn trong lúc đang ăn. Đôi khi, trẻ có thể trớ sữa khi đang nằm chơi, ọc sữa thành vòi hoặc trớ sữa lẫn với thức ăn dặm.

2. Tại sao trẻ sơ sinh bị nôn trớ?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ không phải hiện tượng hiếm gặp. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể kể đến như:

2.1 Trẻ sơ sinh bị trớ sữa do sinh lý

Nôn trớ sinh lý là tình trạng thường gặp ở hơn 50% trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ bị trớ hay ọc sữa là do cấu trúc giải phẫu của dạ dày chưa hoàn thiện:

  • Cơ vòng thực quản dưới (cơ thắt giữa thực quản và dạ dày) còn yếu, chưa hoạt động hiệu quả, dẫn đến tình trạng sữa hoặc thức ăn dễ dàng bị trào ngược trở lại.
  • Thêm vào đó, dạ dày của trẻ đang nằm ngang thay vì đứng thẳng như người lớn khiến thức ăn dễ bị trào ngược khi áp lực tăng. Đồng thời dung tích dạ dày bé, khi ăn quá no, trẻ rất dễ bị trớ sữa. Dạ dày nhỏ và nằm ngang là một điều rất bình thường ở trẻ. Mẹ không cần quá lo lắng. Dạ dày của bé sẽ dần hoàn thiện cấu tạo và chức năng. Từ đó, tình trạng nôn trớ ở con sẽ được giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, với trẻ sơ sinh, quá trình phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hóa chưa đồng bộ (thực quản, da dày, cơ vòng thực quản), dẫn đến hiện tượng co thắt không kiểm soát, khiến thức ăn bị đẩy ngược lên. Trẻ sơ sinh cũng chưa có khả năng kiểm soát phản xạ nôn hoàn toàn, nên dễ bị nôn trớ khi có kích thích nhỏ.

trẻ sơ sinh nôn trơ sinh lý nếu vẫn vui vẻ là bình thường

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhưng vẫn sinh hoạt, vui chơi bình thường thì là tình trạng sinh lý bình thường

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, tần suất nôn trớ dưới 2 lần/ngày, 3 lần/tuần và không đi kèm theo triệu chứng bất thường nào khác. Trẻ vẫn vui vẻ, ăn uống tốt, tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động hết khi bé được 12 – 18 tháng.

2.2 Nôn trớ ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Các nguyên nhân bệnh lý ít gặp hơn, nhưng gây nôn với tần suất cao và lâu khỏi.

Bệnh lý gây nôn phổ biến nhất là tình trạng loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa. Đi kèm với nôn, con có thể mắc tiêu chảy, táo bón, phân sống... Khi bé bị loạn khuẩn, sữa và thức ăn trong dạ dày bị lên men tạo ra nhiều khí, khiến bụng con căng tức. Lượng khí lớn tạo áp lực dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Dị ứng protein sữa bò hoặc bất dung nạp đường lactose cũng là nguyên nhân khiến bé bị nôn. Trường hợp này sẽ kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, đi ngoài ra máu, mẩn đỏ ở da hay bị sưng môi. Điều này không xảy ra với mọi trẻ. Bẩm sinh cứ 1000 bé thì có 1 bé bất dung nạp lactose và khoảng 20 bé mắc dị ứng đạm bò.

Ngoài ra, con có thể nôn trớ do một số bệnh lý như:

  • Tắc nghẽn dạ dày hoặc ruột do bệnh lý bẩm sinh như hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành
  • Ngộ độc thức ăn
  • Trẻ bị sốt
  • Viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Các bệnh lý viêm màng não, tăng áp lực nội sọ

nôn trớ bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Trẻ nôn trớ do bệnh lý thường đi kèm với những triệu chứng bất thường khác

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ bệnh lý nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần phải nhận biết được khi nào trẻ nôn trớ bất thường để có biện pháp xử trí kịp thời. 

Phân biệt nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý:

Yếu tố so sánh Nôn trớ sinh lý Nôn trớ bệnh lý
Thường gặp/Hiếm gặp  Thường gặp ở hơn 50% trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hiếm gặp hơn, nhưng cần đặc biệt chú ý
Tần suất xuất hiện Thường chỉ nôn trớ sau bú Liên tục hoặc nhiều lần trong ngày
Lượng thức ăn trớ Nhỏ, không đáng kể Lượng lớn, thường là nôn vọt
Màu sắc Sữa trắng, cặn sữa, không bất thường Chất nôn có màu như xanh, vàng hoặc lẫn máu
Tình trạng sức khỏe của trẻ Trẻ vẫn bú tốt, tăng cân đều Không tăng cân, bỏ bú, quấy khóc, khó chịu
Dấu hiệu khác Không có dấu hiệu bất thường Thường kèm sốt, bụng căng, mất nước
Thời gian Hiện tượng này giảm dần và thường hết khi trẻ được 12-18 tháng tuổi. Giảm khi tình trạng bệnh lý được cải thiện

2.3 Các yếu tố làm tăng nguy cơ nôn trớ ở trẻ

Trong quá trình chăm sóc, cho trẻ bú, ba mẹ có thể vô tình mắc phải một số sai lầm, khiến bé bị nôn trớ. Điển hình như:

Cho con bú quá nhiều

Nhiều ba mẹ muốn con ăn được nhiều nên cho bé bú quá nhiều. Lúc này dạ dày không tiêu hóa kịp, dẫn đến việc cơ chế tự nhiên trẻ sẽ trớ ra ngoài.

Bú sai tư thế hoặc sai cách

Trẻ bú chưa đúng cách, khi bú nuốt cả hơi vào bụng. Khi đó, dạ dày trẻ sẽ chứa cả khí và sữa, áp lực khí tạo áp lực trong dạ dày, khiến trẻ bị nôn trớ sau khi ăn.

Ngoài ra nhiều bé háu ăn, bú quá nhanh và liên tục hoặc sữa mẹ xuống quá nhanh, núm bình sữa quá to cũng có thể gây nên tình trạng này.

Cho trẻ nằm hoặc chơi đùa ngay sau khi bú

Sau khi bú, nếu trẻ được đặt nằm ngang ngay, trọng lực không hỗ trợ giữ thức ăn trong dạ dày, khiến thức ăn dễ trào ngược ra ngoài.

Các chuyển động đột ngột (như thay đổi tư thế nhanh hoặc chơi đùa ngay sau bú) cũng có thể làm tăng nguy cơ nôn trớ.

Mẹ quấn chăn, tã quá chặt

Quấn tã hoặc băng rốn quá chặt sẽ tạo áp lực lên dạ dày- ruột và là nguyên nhân trẻ sơ sinh nôn trớ. Các cơ ống tiêu hóa bị căng và co bóp mạnh sẽ đẩy thức ăn ra ngoài.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ ính nôn trớ do bị bó chặt là các vết lằn đỏ quanh bụng bé.

Dinh dưỡng không phù hợp

  • Sữa công thức không phù hợp: Một số trẻ không dung nạp lactose hoặc dị ứng với protein trong sữa công thức, gây kích thích hệ tiêu hóa và dẫn đến nôn trớ như một phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể.
  • Dinh dưỡng không cân đối: Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, dẫn đến hiện tượng nôn trớ.

Có thể mẹ quan tâm

3. Khi nào trẻ hết nôn trớ?

Trẻ sơ sinh sẽ hết nôn trớ sau 6-12 tháng. Theo thống kê trung bình, chỉ còn 50% trẻ sơ sinh trớ sữa khi được 10 tháng tuổi. Tình trạng này giảm còn 20% đối với trẻ 18 tháng tuổi và 12% khi bé được 2 tuổi.

Ngoài ra, tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của ba mẹ và tốc độ phát triển của từng bé. Theo kinh nghiệm tư vấn, tình trạng trớ sữa thường đạt đỉnh điểm ở trẻ 3-5 tháng và bắt đầu giảm dần khi bé được 7 tháng.

4. Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ có sao không?

Nếu chỉ là nôn trớ sinh lý, đây là hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, cần can thiệp sớm để tránh các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm phổi hít hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Nếu trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ hoặc trẻ 2 tuổi nôn liên tục, kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Trẻ bị mất nước: khô mắt, khô môi, niêm mạc nhợt.
  • Trẻ nôn ra mật xanh, vàng hoặc có lẫn máu
  • Sốt cao trên 38,5 độ quá 3 ngày hoặc trên 39 độ.
  • Trẻ nôn trớ nhiều, mỗi lần phun ra mạnh.
  • Biểu hiện đau đớn, quằn quại.
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, không muốn ăn uống.
  • Trẻ bị nôn liên tục trong thời gian dài, nôn trớ nhiều lần trong ngày, kéo dài trên 24 tiếng.
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ, trẻ xì hơi nhiều. Khi mẹ gõ vào bụng trẻ sẽ thấy âm thanh phát ra như tiếng trống.
  • Bé ăn vào là nôn, kèm theo khó thở, đau quặn bụng hoặc đi ngoài phân lỏng, phát ban da… 

Mẹ cần liên hệ với các chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất. Mẹ có thể gọi ngay theo số hotline 1900 63 69 85 để nhận được lời khuyên kịp thời từ các dược sĩ chuyên môn.

Trẻ sơ sinh nôn trớ bị sốt

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ kèm theo sốt trên 39 độ mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ

5. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Để giúp giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh, mẹ nên áp dụng các cách sau:

5.1 Cho bé bú đúng cách

  • Nếu trẻ bú mẹ, hãy đặt con nằm ở tư thế thoải mái và cho bú từ từ, quan sát xem biểu hiện của trẻ để biết khi nào con no thì dừng lại.
  • Đối với trẻ bú bình, hãy nghiêng bình sữa 45 độ, để trẻ ngậm trọn vẹn núm ti vào miệng và chú ý sữa luôn ngập cổ bình. Như vậy sẽ giúp hạn chế trẻ nuốt phải khí trong khi bú.
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong lúc bú và sau bú ít nhất 20-30 phút.

Cho bé bú đúng cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Cho bé bú đúng cách là một trong các mẹo làm giảm nôn trớ hiệu quả

5.2 Lưu ý đến mùi vị món ăn

Nếu thức ăn có vị tanh, dễ gây lợm sẽ khiến trẻ bị nôn. Do vậy, mẹ hãy chú ý tới cảm nhận của con. Mẹ có thể chế biến món ăn theo nhiều cách khác nhau, vừa giúp đảm bảo dinh dưỡng, vừa tạo thêm hứng thú cho con khi ăn.

5.3 Chia nhỏ bữa ăn

Với trẻ bú mẹ, không ép bé bú khi đã no. Hãy chia nhỏ cữ bú và tôn trọng thời gian bú của trẻ, tránh bú một lần quá no khiến dạ dày bị căng quá mức gây nôn trớ.

5.4 Không để bé nằm ngay sau bú

Dạ dày của trẻ còn nằm ngang, nên nếu vừa bú xong mà nằm luôn thì sữa dễ bị trào ngược lên thực quản.

Do đó mẹ hãy hạn chế di chuyển mạnh hoặc đặt trẻ nằm sấp ngay sau khi ăn.

5.5 Nới lỏng quần áo

Mẹ lưu ý không quấn quá chặt cho con, đặc biệt ở vùng bụng. Chèn ép vào bụng sẽ dễ khiến bé bị nôn trớ.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các mẹo giúp trẻ hết nôn trớ, mẹ hãy để lại thông tin liên lạc. Các chuyên gia sẽ liên hệ và giải đáp miễn phí giúp mẹ.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

5.6 Vỗ ợ hơi 

Vỗ ợ hơi là cách làm đơn giản nhất mẹ có thể áp dụng để phòng trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Bởi vỗ ợ hơi sẽ giúp đẩy lùi chứng đầy hơi chướng bụng hiệu quả, từ đó giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể theo dõi chi tiết cách vỗ ợ hơi cho con qua video dưới đây.

5.7 Bổ sung men vi sinh

Hiện nay rất nhiều chuyên gia đã khuyên mẹ bổ sung men vi sinh từ sớm cho con. Bởi các probiotics chứa trong men vi sinh sẽ giúp giải quyết hiệu quả các rối loạn ở đường tiêu hóa, qua đó làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete hiện đang nhận được rất nhiều sự tin tưởng của các bà mẹ. Bởi hàng tỷ lợi khuẩn chứa trong sản phẩm được phân lập đến chủng, đáp ứng tiêu chuẩn Probiotics thực thụ của WHO.

TPBVSK BioAmicus Complete
TPBVSK BioAmicus Complete
480.000đ

Cơ chế tác dụng của men vi sinh BioAmicus Complete bao gồm:

  • Tạo ra hàng rào vững chắc bảo vệ niêm mạc ruột trước sự tấn công của các vi khuẩn có hại.
  • Các lợi khuẩn sẽ hấp phụ các độc tố do hại khuẩn tiết ra. Giúp quá trình hồi phục đường tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Hỗ trợ thúc đẩy các loại enzym, trong đó có cả men lactase, giúp phân giải đường lactose, giảm nôn trớ hiệu quả.

Nhờ những tác dụng trên, men 10 chủng BioAmicus Complete sẽ giúp đẩy lùi chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh ngay tức thì.

Ngoài ra mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh để cải thiện tình trạng nôn trớ cho trẻ.

Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ tới mẹ những thông tin hữu ích khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa, giúp con đẩy lùi tình trạng này một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 hoặc truy cập Website của BioAmicus để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ trực tiếp. BioAmicus sẽ đồng hành cùng mẹ trên từng chặng đường trưởng thành của con.

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20044329

https://theydiffer.com/difference-between-baby-spit-up-and-vomit/



Bài viết liên quan