Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Ngày càng nhiều chuyên gia lựa chọn Omega-3 cho trẻ tự kỷ như một giải pháp bổ sung dinh dưỡng và chữa lành não bộ. Cùng tìm hiểu tác động và cách sử dụng Omega-3 dành riêng cho trẻ tự kỷ trong bài viết dưới đây.
Cha mẹ có thể nhận thấy sự khác biệt về khả năng phát triển của trẻ tự kỷ ngay từ khi còn nhỏ. 2 khiếm khuyết cốt lõi của trẻ tự kỷ chính là giảm tương tác xã hội và hành vi rập khuôn, định hình.
Trong đó, mẹ đặc biệt cần lưu tâm và cho trẻ đi khám nếu con có 7 dấu hiệu sau:
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất dễ nhận thấy ở trẻ tự kỷ. Khi đối diện với người khác, trẻ thường tránh né ánh mắt, không biểu hiện cảm xúc và nói đơn điệu, sai câu từ, thiếu diễn cảm.
Trẻ thường ngang bướng chống đối lại những đổi thay xung quanh. Việc thay đổi đồ chơi, vật dụng trong phòng hay đảo ngược thói quen của trẻ như ăn sáng, đi tắm,... có thể khiến trẻ hoảng sợ hoặc tức giận mãnh liệt.
Trẻ tự kỷ thường khép mình, có hành vi trốn tránh giao tiếp
Trung bình lên tới 40% trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh (IQ) dưới 55 điểm (thấp hơn 85 điểm). Khoảng 30% trẻ tự kỷ bị thiếu sót, chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Mỗi trẻ thường tồn tại khiếm khuyết khác nhau về ngôn ngữ và vận động. 30% trẻ tự kỷ còn lại phát triển trí tuệ bình thường.
Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đó là chỉ thích chơi một mình trong không gian riêng và giữ bên mình một món đồ vật đặc biệt, có thể là gấu bông, búp bê... Nếu lấy đi mất món đồ đó, trẻ sẽ gào khóc, la hét và trở nên lầm lì, thu mình vào hơn.
Trẻ di chuyển khó khăn, chậm chạp do rối loạn vận động của hệ thần kinh. Dần dần trở lên lười biếng, từ chối chạy nhảy, vui chơi và tập luyện.
Dấu hiệu này thường xuất hiện sớm ở trẻ tự kỷ như chán ăn, nôn ói, tiêu chảy. Trẻ lớn hơn có thể giữ một cách ăn uống bất thường: từ chối ăn những món không được băm nhỏ; hầu như chỉ thích ăn thực phẩm từ sữa.
Trẻ hay chạy vòng tròn, đi bằng ngón chân, lắc lư người, hít ngửi đồ vật... Đôi khi trẻ tự đánh vào đầu, cào cấu gây thương tích cho chính mình.
Trẻ tự kỷ có biểu hiện, hành vi, cử chỉ lạ, lặp lại liên tục
Trên đây là 7 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp và điển hình nhất. Tuy nhiên, gia đình không nên chỉ dựa vào các dấu hiệu này mà vội kết luận tình trạng của con. Cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia.
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn chứng tự kỷ. Một trong những phương pháp bổ sung và thay thế được sử dụng phổ biến nhất trong các liệu pháp chữa lành não bộ cho trẻ tự kỷ là sử dụng Omega-3 với các lợi ích sau:
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã đánh giá toàn diện và ghi nhận những tác dụng tích cực của Omega-3 cho trẻ tự kỷ. Dựa vào sáu thử nghiệm ngẫu nhiên trên trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, chia làm nhóm bổ sung Omega-3 và nhóm dùng giả dược.
Phân tích này cho thấy rằng việc bổ sung Omega-3 được dung nạp tốt và đạt được những hiệu quả tích cực trong việc giảm sự hiếu động thái quá, cải thiện tình trạng thờ ơ ở trẻ tự kỷ.
Một nghiên cứu khác về tác động của omega-3 đối với các hoạt động xã hội, lời nói và hành vi ở trẻ em mắc ASD cũng chỉ ra rằng: Điều trị bằng Omega-3 cải thiện các đặc điểm của chứng tự kỷ bao gồm các hành vi rập khuôn và giao tiếp xã hội.
Trẻ tự kỷ thường bị thiếu hụt Omega-3 do nhiều nguyên nhân. Điều này có thể gây rối loạn phổ tự kỷ thông qua trục não - ruột.
Tác động của Omega-3 tới não bộ của trẻ tự kỷ
Đặc biệt, trẻ sinh non có tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ cao hơn. Nguyên nhân là do 3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian tích tụ Omega-3 mạnh mẽ nhất. Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu hụt một phần hoặc hoàn toàn lượng DHA, Omega-3 tích lũy kể trên. Theo nghiên cứu năm 2022, việc bổ sung Omega-3 góp phần cải thiện khả năng nói và vận động ở nhóm trẻ này.
Ở trẻ tự kỷ còn thường gặp tình trạng viêm, nhiễm khuẩn thần kinh. Dầu cá, chứa Omega-3, hỗ trợ hình thành màng tế bào khỏe mạnh, giảm viêm nhiễm ở não, tác động đến chất dẫn truyền thần kinh, tâm trạng, giấc ngủ, sự chú ý của trẻ tự kỷ.
Omega-3 thực sự giúp chữa lành não bộ cho trẻ tự kỷ. Một trường hợp bé trai gần 7 tuổi, được cung cấp chất béo Omega-3 lâu dài đã có những cải thiện liên quan đến sức khỏe như phản ứng thị giác và lắng nghe; giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ; mức độ hoạt động… Nhận thấy việc bổ sung Omega-3 dường như có tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Ngay từ khi mang thai, các bác sĩ đã khuyên mẹ bổ sung các thực phẩm chứa thành phần DHA, Omega-3. Bởi DHA chính là thành phần cấu trúc nên não bộ của trẻ. Chúng giúp tạo nên độ nhạy giữa các neuron thần kinh, hỗ trợ quá trình dẫn truyền thông tin trở nên nhanh chóng, chính xác hơn.
Các thuốc hoặc thực phẩm bổ não cho trẻ thường chứa hàm lượng Omega-3 cao. Trong đó đặc biệt là DHA và EPA được bổ sung theo tỷ lệ 5:1. Đây được coi là tỷ lệ vàng giúp bé phát triển não bộ, bảo vệ các tế bào thần kinh.
Omega-3 cũng được khuyên dùng cho những thai phụ đã từng có con mắc tự kỷ muốn sinh con lần 2.
Omega-3 là dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể nói chung và não bộ nói riêng nhưng cơ thể trẻ lại không thể tự tổng hợp được. Để bổ sung Omega-3 cho trẻ hàng ngày, mẹ cần lựa chọn đúng cách và đúng liều lượng cho con ở từng giai đoạn.
Bổ sung Omega-3 cho trẻ tự kỷ có thể thực hiện dễ dàng thông qua chế độ ăn và thực phẩm bổ sung.
Bổ sung Omega-3 từ thực phẩm
Các thực phẩm giàu omega-3 phổ biến cho trẻ bao gồm:
Bổ sung Omega-3 từ thực phẩm có ưu điểm là dễ hấp thu. Tuy nhiên, hàm lượng DHA trong các loại thực phẩm thường không cao, lại dễ bị mất đi qua quá trình chế biến.
Mẹ cũng có thể bổ sung Omega-3 qua các sản phẩm dầu cá, dầu thực vật, dầu DHA tinh khiết. Nguồn Omega-3 này đảm bảo chuẩn hàm lượng, sạch khuẩn và được loại đi nhiều tạp chất có hại như thủy ngân, Asen, độc tố từ biển...
Hiện nay, có 2 dạng Omega-3 phổ biến cho trẻ là:
Mời mẹ xem thêm:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận những khoảng liều Omega-3 phù hợp, mang đến kết quả cải thiện tốt ở trẻ tự kỷ trong khoảng thời gian nhất định.
Thực tế, mẹ nên bổ sung Omega-3 cho trẻ tự kỷ theo liều lượng trên đơn. Nếu không có khuyến cáo đặc biệt nào, có thể bổ sung dựa theo nhu cầu Omega-3 của trẻ ở từng độ tuổi. Trung bình mỗi ngày khoảng 500-1200mg Omega-3. Trong đó, lưu ý hàm lượng DHA và EPA cho trẻ không dưới 100mg/ngày.
Thời điểm tốt nhất để bổ sung Omega-3 là vào sau bữa ăn tối. Omega-3 tan tốt trong chất béo, bổ sung sau bữa ăn giúp tăng cường khả năng hấp thu của hoạt chất này. Bổ sung vào buổi tối giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn.
Với những sản phẩm DHA và EPA cô đặc và tinh khiết, hàm lượng cao, mẹ có thể cho bé uống trực tiếp. Với những sản phẩm gồm hỗn hợp nhiều Omega-3, cần dùng với liều lượng lớn, mẹ nên trộm chung cùng với sữa hoặc thức ăn để trẻ dễ tiếp nhận hơn. Ngoài ra, việc uống một lượng lớn Omega-3 cùng lúc có thể khiến bé bị tiêu chảy. Mẹ lưu ý cân nhắc để bổ sung phù hợp cho trẻ.
Mời mẹ xem thêm:
BioAmicus DHA - Sản phẩm bổ sung DHA và EPA
Sản phẩm BioAmicus Omega-3 DHA cung cấp dưỡng chất Omega-3 cho trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Góp phần hỗ trợ phát triển trí não, mang đến nhiều lợi ích cho chức năng thần kinh. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với trẻ từ sơ sinh:
BioAmicus DHA siêu cô đặc nhưng không tanh, vị ngon độc quyền, kết hợp vị ngọt nhẹ với hương cam tự nhiên. Sản phẩm là giải pháp bổ sung Omega-3 dễ dàng, an toàn, hiệu quả cho não bộ.
Omega-3, đặc biệt là DHA và EPA, có tiềm năng hỗ trợ phát triển não bộ, cải thiện hành vi và cảm xúc, cũng như tăng cường chức năng miễn dịch ở trẻ tự kỷ. Việc bổ sung Omega-3 cho bé được ghi nhận là an toàn và có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Mặc dù không phải là giải pháp chữa trị hoàn toàn, Omega-3 có thể trở thành một phần quan trọng trong chiến lược chăm sóc tổng thể, giúp trẻ tự kỷ cải thiện chất lượng cuộc sống và tối ưu hóa tiềm năng phát triển.
Mẹ mong muốn tìm hiểu thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, đặc biệt về dưỡng chất Omega-3 cho trẻ tự kỷ, hãy ấn theo dõi website BioAmicus. Hoặc liên hệ để được tư vấn bởi các dược sĩ chuyên môn qua hotline 1900 636 985.
1. Autism
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/autism-spectrum-disorders?gad_source=1&gclid=Cj0KCQiAr7C6BhDRARIsAOUKifiqYC0EfzMC6FOgQqRpBVLe5xYhDTVVBhpM3XvvQtmwpio9A-iBKDsaAojNEALw_wcB2. Omega-3 supplementation in autism spectrum disorders: A still open question?
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5108126/3. The effect of omega-3 fatty acids supplementation on social and behavioral disorders of children with autism: a randomized clinical trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33599431/