Omega-3 và Omega-3-6-9 loại nào tốt hơn?

Mục lục

Mẹ đang tìm kiếm các chất béo tốt để bổ sung cho bé mà không biết Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn? Câu trả lời còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu thực tế của mỗi bé. Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để đưa ra lựa chọn bổ sung phù hợp nhất cho sự phát triển toàn diện của bé.

omega-3 và omega-3-6-9 loại nào tốt hơn

1. Tìm hiểu chi tiết Omega-3, 6, 9 là gì?

Trước khi so sánh Omega-3 và Omega 3-6-9, mẹ cần hiểu rõ vai trò của từng loại acid béo:

1.1. Omega-3

Omega-3 là loại axit béo thuộc nhóm không bão hòa đa THIẾT YẾU, nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp được mà phải được bổ sung từ chế độ ăn uống.

Có nhiều loại chất béo Omega-3, khác nhau tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của chúng. Trong đó 3 dạng phổ biến nhất:

  • EPA: Tác dụng được đề cập mạnh mẽ nhất là giảm viêm do tạo ra eicosanoid, ngoài ra có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.
  • DHA: Chiếm khoảng 8% trọng lượng não, góp phần vào sự phát triển và chức năng của não bộ.
  • ALA: Có thể chuyển đổi thành EPA và DHA với tỷ lệ thấp. Dường như có lợi cho tim mạch, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.

1.2. Omega-6

Tương tự như Omega-3, Omega-6 cũng là loại axit béo không bão hòa đa THIẾT YẾU, cơ thể không thể tự tổng hợp được. Chất béo Omega-6 phổ biến nhất là axit linoleic, cơ thể có thể chuyển hóa thành Axit Omega-6 dài hơn như axit arachidonic (AA).

Giống như EPA, AA tạo ra eicosanoid, tuy nhiên eicosanoid mà AA tạo ra lại có tính gây viêm nhiều hơn. Hay nói cách khác, Omega-6 lại có xu hướng gây viêm nếu bị dư thừa.

Tỷ lệ lành mạnh giữa axit béo Omega-6 và Omega-3 nằm trong khoảng từ 1:1 đến 4:1.

Khác biệt chính giữa Omega-3 và Omega-6 là Omega-6 có nhiều trong nhiều loại thực phẩm. Việc thiếu hụt Omega-6 rất hiếm khi xảy ra. Trên thực tế, Omag-6 rất dồi dào trong chế độ ăn uống của chúng ra đến mức thường bị tiêu thụ quá mức.

1.3. Omega-9

Không giống như Omega-3 và Omega-6, cơ thể của chúng ra có thể tự sản xuất Omega-9 - một axit không bão hòa đơn, nên nó KHÔNG THIẾT YẾU. Tuy nhiên, omega-9 vẫn có lợi trong giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Cơ thể chúng ta rất hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu hụt Omega-9.

Omega-3-6-9 là gì

Omega-3-6-9 là thuật ngữ chung để chỉ chất béo không bão hòa

2. Phân biệt Omega-3 và Omega-3-6-9

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung Omega-3 và Omega-3-6-9 với đa dạng về nguồn gốc, hàm lượng và hình thức sử dụng. Để giúp các mẹ dễ dàng đưa ra được lựa chọn bổ sung phù hợp cho trẻ, hãy cùng phân biệt rõ về thành phần, lợi ích của hai loại axit béo tốt ngay sau đây: 

Tiêu chí phân biệt

Omega-3

Omega-3-6-9

Tầm quan trọng

THIẾT YẾU

chỉ có Omega-3, Omega-6 là thiết yếu, Omega-9 không thiết yếu (cơ thể tự tổng hợp được)

Thành phần

Chỉ chứa Omega-3 với các loại chính DHA, EPA, ALA

Sự kết hợp của 3 axit béo: Omega-3, Omega-6, Omega-9

Sản phẩm phổ biến

Cá béo, cá hồi, cá thu, các trích, các loại hạt, tảo. dầu cá, viên nang dầu cá…

Các loại cá béo, hạt chia, óc chó, hạt lanh, dầu thực vật, quả bơ, viên nang dầu cá, viên nang dầu tảo…

3. Uống Omega-3 và Omega-3-6-9 loại nào tốt hơn?

Nếu xét về vai trò thì Omega-3 quan trọng hơn so với 2 loại Omega còn lại, đặc biệt là vai trò cải thiện chức năng não bộ, phát triển trí não toàn diện. Bên cạnh đó, Omega-3 còn góp phần ngăn ngừa hiệu quả các bệnh liên quan đến tim mạch.

Nếu trẻ không thích và rất ít khi ăn cá trong cả tuần hay cả tháng thì rất có khả năng con đang bị thiếu hụt cả Omega 3 và Omega-3-6-9. Còn nếu bữa ăn hàng ngày của trẻ thường sử dụng dầu thực vật, dầu nguyên chất ép từ các loại hạt, dầu đậu nành hay ăn các loại hạt thì có nghĩa là trẻ đã bổ sung đủ Omega-6 và thường chỉ thiếu hụt Omega-3 động vật như DHA và EPA.

Omega-3 hỗ trợ trí não và thị lực

Omega-3 có vai trò quan trọng hỗ trợ chức năng não bộ và thị lực

Theo các nghiên cứu của trường Y khoa Icahn tại Mt. Sinai nước Mỹ vào năm 2021, đa số mọi người thường bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-6 hơn axit béo omega-3 từ 14 đến 25 lần. Cách để mẹ cân bằng lượng Omega tiêu thụ cho bé, không phải là cắt giảm omega-6 lành mạnh, mà cần tăng cường omega-3 tiêu thụ.

Các nghiên cứu chỉ ra, chế độ ăn phương Tây với tỷ lệ Omega-6/Omega-3 là 15/1-16,7/1. Đây là chế độ ăn thiếu axit béo Omega-3 và có lượng axit béo Omega-6 quá mức. Điều này là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về bệnh lý như tim mạch, ung thư, các bệnh viêm nhiễm, tự miễn. Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ Omega6/Omega-3 thấp có tác dụng ức chế nhiều bệnh.

Nhiều khuyến cáo chỉ ra nên bổ sung Omega-3 cho bé bởi các lý do sau:

  • Cơ thể thường tiêu thụ nhiều Omega-6 thông qua chế độ ăn uống, do đó bổ sung omega-6 từ thực phẩm bổ sung là không cần thiết và có thể làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng.
  • Cơ thể rất hiếm khi thiếu Omega-9 vì cơ thể có thể tự tổng hợp được. Việc bổ sung thêm từ viên uống là không thực sự cần thiết, trừ khi chế độ ăn uống cực kỳ thiếu thốn chất béo.
  • Vấn đề cốt lõi là thiếu hụt Omega-3. Do đó việc tập trung bổ sung sản phẩm Omega-3 tinh khiết, chất lượng cao sẽ giúp đưa tỷ lệ Omega-6/Omega-3 về mức cân bằng hơn.

Lưu ý: Không sử dụng cùng lúc Omega-3 và bạch quả. Cả bạch quả và dầu cá đều có khả năng khiến máu bị loãng khi sử dụng. Nếu uống hai loại cùng lúc sẽ khiến cho máu không đông hoặc khó đông, cực kỳ nguy hiểm. 

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ đánh giá được Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn và phù hợp với thể trạng bé của con. Nếu mẹ còn thắc mắc cần được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn, hãy để lại câu hỏi ở phần ô chat để Bioamicus hỗ trợ.


Bài viết liên quan

Gọi ngay