Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ có phải do bệnh lý? Mẹ tìm hiểu ngay

Mục lục

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hàng đầu, và được tiêu hóa rất dễ dàng. Tuy nhiên, trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn có triệu chứng táo bón. Vậy táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ là do đâu? Có phải do bệnh lý? Mẹ hãy tìm hiểu bài viết ngay sau đây.

1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Táo bón làm trẻ cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Có 4 nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

1.1. Do chế độ ăn uống của mẹ

Hầu hết các chất có trong thực phẩm và nước uống có thể đi qua sữa mẹ. Chính vì vậy những thức ăn mà mẹ nạp vào đều có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu mẹ ăn ít chất xơ, hay ăn đồ cay nóng, khó tiêu…khi trẻ bú sữa mẹ cũng có thể gây táo bón.

táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Mẹ hay ăn đồ cay nóng, khó tiêu làm táo bón ở trẻ bú mẹ

1.2. Do trẻ đang dùng thêm sữa ngoài

Mẹ sợ nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ không đủ nên dặm sữa ngoài từ sớm. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân gây táo bón hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Do hệ tiêu hóa còn non nớt, nhiều thành phần trong sữa công thức như đạm, sắt, canxi… khiến trẻ khó tiêu.

Bên cạnh đó, nhiều sữa công thức không chứa hàm lượng chất xơ FOS, khiến trẻ càng khó tiêu hóa hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ.

1.3. Dùng kháng sinh gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên mắc nhiều bệnh liên quan đến hô hấp. Do đó mẹ phải cho bé sử dụng kháng sinh thường xuyên. Tuy nhiên, kháng sinh có hoạt lực mạnh tiêu diệt cả hại khuẩn và lợi khuẩn trong đường ruột.

Khi sử dụng kháng sinh lâu ngày, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng hệ vi sinh. Những lợi khuẩn như Bifidobacterium Longum subsp Infantis 5478, Bifidobacterium Animalis subsp. Lactis 5764…đều bị tiêu diệt khiến thức ăn không được tiêu hóa, gây táo bón ở trẻ.

dùng kháng sinh dễ gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Trẻ dùng kháng sinh có thể gây táo bón ở trẻ bú mẹ

1.4. 1 số bệnh lý cũng có thể gây táo bón ở trẻ nhũ nhi

Nếu trẻ bị táo bón nhưng không nằm 1 trong các nguyên nhân kể trên thì rất có thể trẻ đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Một số bệnh ảnh hưởng đường tiêu hóa như: Bệnh suy tuyến giáp, phình đại tràng…

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Trẻ sơ sinh không thể nói cho mẹ biết mình đang gặp phải tình trạng này. Do đó, mẹ cần chú ý quan sát nhận biết dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ:

– Hình dạng phân thay đổi: phân cứng, vón cục, đặc, nứt nẻ…(độ 1,2,3 trong thang đo Bristol)

– Tần suất đại tiện giảm: trẻ đi tiêu ít hơn 4 lần/tuần.

– Trẻ căng thẳng, khóc thét, đỏ mặt khi cố gắng rặn đi ngoài.

– Trẻ chướng bụng, đầy hơi.

– Trẻ đi tiêu lâu hơn bình thường: quá 30 phút mỗi lần.

– Cảm giác đi ngoài chưa hết phân

– Đau hậu môn khi đi ngoài, phân có dính vệt máu.

– Phân có mùi khó chịu, tanh hôi..

– Trẻ quấy khóc, biếng ăn, hay mệt mỏi, gầy ốm.

Táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ quấy khóc

Trẻ quấy khóc, biếng ăn khi táo bón

3. Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Khi nắm rõ nguyên nhân, mẹ cần khắc phục ngay tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Sau đây là 5 cách giúp giảm táo bón hiệu quả mà mẹ nên áp dụng ngay:

3.1. Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ và bé

Chế độ ăn của mẹ và bé đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó mẹ cần điều chỉnh cả 2 sao cho khoa học nhất:

 3.1.1. Đối với trẻ sơ sinh

Theo khuyến cáo của WHO, trẻ nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ giúp con dễ dàng tiêu hóa hơn, là “thuốc nhuận tràng” tự nhiên của trẻ. Khi con bị táo bón, mẹ có thể cho bé bú thêm 2 – 3 cữ để tăng lượng chất lỏng, tránh táo bón.

Sau 6 tháng tuổi, mẹ nên dặm sữa công thức giàu hàm lượng chất xơ hòa tan FOS, sữa kết hợp probiotics…sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, tránh táo bón.

Bên cạnh đó, những thức ăn giàu chất xơ như: lúa mạch, chuối, bơ, táo…sẽ được ưu tiên hơn đối với trẻ táo bón.

 3.1.2. Đối với mẹ

Để có nguồn sữa chất lượng, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng để khắc phục táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ:

– Bổ sung nhiều chất xơ: các loại củ như: khoai lang, khoai tây…, rau xanh như: rau dền, cải bó xôi…giúp nhuận tràng cho trẻ hiệu quả.

– Hạn chế thức ăn cay nóng, khó tiêu, các món nhiều đạm, dầu mỡ, thức ăn nhanh như: snack, khoai tây chiên, hamburger…

– Tránh xa chất kích thích: rượu bia, cafe…chứa các chất có thể vào sữa. Không chỉ gây táo bón mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

dinh dưỡng của mẹ giúp giảm táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cần nhiều chất xơ để giảm táo bón ở trẻ bú mẹ

3.2. Tăng cường bổ sung nước giúp giảm táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Thường xuyên bổ sung nước cho trẻ giúp phân mềm hơn, di chuyển trơn tru trong đại tràng. Theo khuyến cáo, lượng chất lỏng nên cung cấp cho trẻ từ 6 -12 tháng là 100ml/kg/ngày. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ chưa nên bổ sung nước từ bên ngoài, tránh nhiễm khuẩn.

Ví dụ trẻ 10 tháng nặng 9,5 kg cần bổ sung 950 ml chất lỏng. Nếu mẹ cho bé bú khoảng 800 ml sữa thì cần bổ sung thêm 150 ml nước để cân bằng. Mẹ có thể cho trẻ uống nước sôi để nguội hoặc nước ép hoa quả như: nước ép cam, nước ép

3.3 Thực hiện massage bụng giúp trẻ nhũ nhi giảm táo bón

Các động tác massage bụng có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị táo bón ở trẻ. Massage giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đẩy chất thải xuống dễ dàng hơn.

Mẹ có thể thực hiện massage cho trẻ theo phương pháp sau đây:

– Mẹ để các đầu ngón tay trên bụng trẻ, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ quanh vùng rốn. Sau đó xoa ngược lại. Mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút.

– Tập động tác xe đạp: mẹ giữ 2 chân bé, đẩy đầu gối nhẹ nhàng vào bụng và hướng ra ngoài. Di chuyển vòng tròn lặp lại như đạp xe.

– Thời điểm thực hiện: mẹ nên thực hiện sau bữa ăn 30 phút, tránh thực hiện lúc bé ăn no gây nôn trớ, đầy bụng.

massage giúp giảm Táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Massage cho trẻ sơ sinh giúp giảm táo bón hiệu quả

3.4. Tắm nước ấm cho trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Nước ấm giúp thư giãn các cơ vùng bụng như: cơ dọc, cơ vòng, cơ ngang bụng…Bên cạnh đó kích thích cơ vòng hậu môn, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Hơn nữa, tắm nước ấm giúp trẻ thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng quấy khóc do táo bón gây ra.

Tuy nhiên, mẹ không nên tắm nước quá nóng hay tắm lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mỗi ngày, thời gian tắm của trẻ chỉ nên trong khoảng từ 8 – 10 phút. Trước khi con đi tiêu, mẹ có thể ngâm hậu môn trong nước ấm 5 phút để phân mềm, dễ đi hơn.

3.5. Bổ sung men vi sinh đa chủng cho con

Sử dụng men vi sinh đa chủng được chứng minh hiệu quả rất tốt đối với táo bón ở trẻ bú mẹ. Men vi sinh chứa các lợi khuẩn tăng hoạt động hệ tiêu hóa, phân giải chất khó tiêu. Từ đó làm tăng tần suất đại tiện, làm mềm và tăng khối lượng phân.

Tuy nhiên, không phải loại men vi sinh nào cũng đảm bảo vô khuẩn để an toàn cho trẻ sơ sinh. Là loại men được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng, men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete chính là giải pháp hoàn hảo hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh.

Men vi sinh BioAmicus Complete có những công dụng ưu việt như:

– Chứa 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, trong đó 10 chủng thuộc 2 nhóm quan trọng nhất là Bifidobacteria và Lactobacillus giúp tăng tiêu hóa chất khó tiêu, tăng hấp thu dinh dưỡng.

– Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng lợi khuẩn cho trẻ dùng kháng sinh. Giúp làm mềm phân, tăng tiêu hóa giúp tăng khối lượng phân, dễ dàng đẩy phân ra ngoài.

– Ức chế hại khuẩn, giảm đầy bụng, tiêu hóa thức ăn nhanh giúp tăng cảm giác đói, tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng.

– 5 không: không chất bảo quản, không màu, không mùi, không vị, không chất gây biến đổi gen. Hoàn toàn an toàn với trẻ sơ sinh.

Men vi sinh giảm táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Men vi sinh BioAmicus Complete – giải pháp hoàn hảo giúp giảm táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ

Để giảm tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ, mẹ cần cho trẻ dùng BioAmicus Complete hằng ngày, mỗi ngày 5 giọt. Nếu trẻ sử dụng kháng sinh, mẹ nên cho bổ sung sản phẩm cách 2 giờ. Tránh kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn trong men gây mất tác dụng.

4. Khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Táo bón ở trẻ bú mẹ có thể gây hậu quả khôn lường nếu tình trạng này kéo dài. Chính vì vậy, mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi gặp tình trạng sau:

– Áp dụng các biện pháp khắc phục táo bón không hiệu quả.

– Trẻ biếng ăn, sụt cân, quấy khóc.

– Trẻ sốt, nôn mửa kéo dài hơn 2 tuần.

– Trẻ chướng bụng, đầy hơi, tiêu ra máu.

Hy vọng với các thông tin táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ đã tổng hợp trên, các mẹ có thể dễ dàng tìm hiểu nguyên nhân cũng như có cách khắc phục kịp thời. Mẹ có thể liên hệ Hotline 1900.63.69.85 để được các dược sĩ BioAmicus giàu kinh nghiệm tư vấn về tình trạng táo bón của con miễn phí.

Mời mẹ tham khảo thêm:

Điều trị táo bón ở trẻ tại nhà đơn giản
Cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em

Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan