Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Táo bón ở trẻ sơ sinh phải làm sao? Hướng dẫn xử trí tại nhà

Mục lục

Không phải mẹ nào cũng biết táo bón ở trẻ sơ sinh phải làm sao, nhất là những mẹ lần đầu chăm con. Đừng để việc đi ngoài của con khiến mẹ stress. Hãy đọc ngay bài viết dưới để có hướng xử trí tại nhà an toàn cho con hết táo, mẹ hết lo.

Một quy trình xử trí khi trẻ sơ sinh bị táo bón gồm 3 bước:

 – Bước 1: Xác định chắc chắn trẻ sơ sinh bị táo bón trước khi điều trị.

 – Bước 2: Xác định nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh. Khi điều trị táo bón, mẹ cần chấm dứt nguyên nhân gây táo bón cho trẻ trước. Sau đó, mẹ lựa chọn biện pháp điều trị táo bón phù hợp nhất với bé.

 – Bước 3: Kết hợp các biện pháp điều trị táo bón.

1. Bước 1: Xác định chắc chắn trẻ sơ sinh bị táo bón trước khi điều trị

Để tránh nhầm lẫn giữa táo bón và tình trạng sinh lý bình thường, mẹ cần nắm được dấu hiệu táo bón. Đầu tiên, mẹ hãy theo dõi tình trạng đi ngoài của con trong ít nhất 1 tháng. Táo bón ở trẻ sơ sinh được xác định qua sự thay đổi khối lượng, tính chất phân và các biểu hiện khô táo khác.

Thời gian đi tiêu trên 30 tuổi là dấu hiệu quả trẻ táo bón

Thời gian đi tiêu trên 30 tuổi là dấu hiệu quả trẻ táo bón

Đi tiêu ít hơn mỗi tuần

– Tần xuất đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần. Thông thường, trẻ dưới 6 tuần tuổi đi tiêu ít nhất 3 lần một ngày. Trẻ lớn hơn có thể đi tiêu cách ngày. Trung bình, trẻ sơ sinh thường đi tiêu 1-2 lần mỗi ngày là bình thường. Nếu con đi tiêu ít hơn ¾ số lần bình thường, rất có thể con đã mắc táo bón.

– Thời gian đi tiêu lâu hơn. Thời gian đi tiêu nên ít hơn 30 phút. Con ngồi mãi mà không thể đi tiêu hoặc đi tiêu chưa hết bãi thể hiện con khó đi ngoài.

Thay đổi tính chất phân

– Kết cấu phân thay đổi: sệt hơn, thiếu nước, vón cục. Đây là dấu hiệu khô táo, mất nước.

Thông thường, phân trẻ sơ sinh sẽ chuyển từ đặc, đen và dính (phân su những ngày đầu) sang nâu hoặc vàng nhạt, hơi lỏng hoặc thành khối thuôn mềm. Con càng táo lâu, phân càng khô, bết dính và khó đẩy ra ngoài hơn.

Các biểu hiện khác

– Rặn đỏ mặt. Táo bón sẽ khiến con khó đi vệ sinh, rặn nhiều mà cũng không đi được. Đôi khi, mẹ cần hỗ trợ con đi vệ sinh.

– Đầy hơi chướng bụng. Bụng trẻ chướng to, căng tròn, sờ có cục cứng cảnh báo trẻ sơ sinh mắc táo bón. Ở trẻ táo bón, mẹ có thể thấy hiện tượng này ngay cả khi con chưa ăn gì.

– Đau rát mỗi lần đi tiêu, trẻ quấy khóc, biếng ăn. Táo bón làm con khó chịu, quấy khóc, nhất là sau khi ăn hoặc đến giờ đi vệ sinh. Với nhiều trẻ, từ chối thức ăn cũng là cách bé báo với mẹ rằng hệ tiêu hóa đã quá tải.

Như vậy, để xác định táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ cần căn cứ vào số lần đi tiêu, tính chất phân và biểu hiện khác ở trẻ. Nếu bé có từ ít nhất 2 đặc điểm điển hình trên, nhiều khả năng con đã mắc táo bón.

2. Bước 2: Xác định nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón cần được điều trị bắt đầu từ nguyên nhân. Các nguyên nhân gây ra táo bón rất khác nhau ở từng đối tượng trẻ sơ sinh. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến có thể gặp ở bất cứ trẻ sơ sinh nào.

2.1. Với trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ

Với trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ

Trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ cũng có nguy cơ bị táo bón

Tình trạng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Mẹ ăn đồ cay nóng, uống ít nước hoặc bổ sung sắt, canxi khiến sữa mẹ đặc hơn, khó hấp thu hơn. Trẻ bú sữa mẹ vì vậy sẽ bị táo bón.

Trong trường hợp này, không cần thiết cai sữa cho bé. Mẹ chỉ cần uống thêm nước, ăn đồ mát như rau xanh, hoa quả, cai cà phê, chất kích thích để nâng cao chất lượng sữa. Trong trường hợp cần bổ sung sắt, canxi, mẹ nên chọn sản phẩm khoáng hữu cơ dễ tiêu hóa, hấp thu, không gây khô táo ở bé.

2.2. Với trẻ sơ sinh ăn sữa công thức

Trẻ ăn sữa ngoài dễ bị táo bón nếu sữa pha quá đặc hoặc trong sữa ít chất xơ.

Nếu nghi ngờ do sữa, hãy kiểm tra lại tỷ lệ nước trong ly sữa công thức mẹ pha. Tỷ lệ đúng nên là tỷ lệ ghi trên bao bì hộp sữa, đừng áng chừng khi pha sữa cho con.

Đôi khi, táo bón đến từ việc con dị ứng với thành phần nào đó trong sữa. Lúc này, mẹ cần đổi loại sữa khác cho bé.

2.3. Trẻ sơ sinh ăn dặm mắc táo bón

Trẻ sơ sinh khi ăn dặm dễ bị táo bón nhất

Trẻ sơ sinh khi ăn dặm dễ bị táo bón nhất

Con bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. 2 nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm táo bón hay gặp nhất là:

– Tập ăn dặm quá sớm. Hệ tiêu hóa của con chưa hoàn chỉnh, ăn dặm quá sớm khiến dạ dày, ruột quá tải. Để giải quyết tình trạng này, mẹ chỉ cần ngừng cho con ăn dặm và đợi tới khi con đủ 6 tháng tuổi.

– Đồ ăn thay đổi đột ngột. Con cần thời gian để chuyển từ ăn sữa sang ăn thức ăn thô. Đột ngột thay đổi thức ăn khiến dạ dày của con chưa kịp thích nghi, gây táo bón. Đôi khi, thức ăn chưa được tiêu hóa hết vẫn được thải ra ngoài, tạo những hạt lổn nhổn trên bề mặt phân.

Hãy để con làm quen dần dần với thức ăn mới. Dưới 1 tuổi, sữa vẫn nên là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính.

Ngoài ra, chế độ ăn dặm tốt nên bao gồm chất xơ, đủ nước và dinh dưỡng từ 4 nhóm chất.

2.4. Do dùng thuốc kháng sinh

Khi con ốm và phải sử dụng thuốc kháng sinh, vô tình, lượng lớn lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt. Số ít còn lại không đủ để ức chế sự phát triển của hại khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa, gây nên táo bón.

Để vừa chữa bệnh, vừa có một đường ruột khỏe mạnh, mẹ nên bổ sung men vi sinh và chất xơ mỗi ngày cho bé.

2.5. Trẻ sơ sinh bị táo bón bệnh lý

Chỉ 5% trẻ mắc táo bón do nguyên nhân bệnh lý. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cẩn trọng vì táo bón do bệnh lý lâu khỏi và rất dễ trở nặng. Một số bệnh lý có thể dẫn tới táo bón là:

– Bệnh gây trở ngại trong ống tiêu hóa: khối u, xung huyết, lồng ruột, xoắn ruột gây tắc ruột,…

– Bệnh gây khó khăn trong bài xuất phân: hẹp hậu môn, viêm, nhiễm trùng, sẹo tại hậu môn,…

– Tổn thương ống tiêu hóa: viêm dạ dày- ruột, viêm đại tràng,…

– Giãn ruột, phình đại tràng.

– Tổn thương não màng não, tổn thương thần kinh tại ruột

Khi trẻ sơ sinh mắc táo bón do bệnh lý, mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế để điều trị bệnh lý trước.

3. Bước 3: Kết hợp các biện pháp điều trị

Các biện pháp điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh bao gồm thông thụt, kích thích đi tiêu và duy trì đường ruột khỏe mạnh. Các biện pháp này có hiệu quả phòng ngừa ngay cả khi con chưa từng mắc táo bón.

3.1. Lưu ý chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh

Lưu ý chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh bị táo bón

Lưu ý chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh bị táo bón

Các nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn uống đủ nước, giàu chất xơ, tinh bột tốt giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ [1].

Với trẻ dưới 6 tháng

Thức ăn chủ yếu của con là sữa. Vì vậy, mẹ cần quan tâm tới chất lượng sữa bé uống.

– Khi cho con bú, mẹ cần ăn thanh đạm và đầy đủ dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái. Sữa mẹ tốt sẽ có vị ngọt nhạt, màu trắng, mùi thơm nhẹ. Nếu sữa mẹ đặc quánh, màu vàng hoặc có mùi hôi, hãy tạm thời cho con dùng sữa khác thay thế.

– Với trẻ uống sữa công thức, hãy để ý thành phần và cách pha sữa. Mẹ cần đảm bảo sữa được pha với một lượng nước vừa đủ như trên bao bì. Nếu có điều kiện, mẹ có thể tìm mua loại sữa có bổ sung chất xơ, hoặc tinh bột kháng trong thành phần.

Với trẻ trên 6 tháng

Ngoài lưu ý về chất lượng sữa, mẹ cần quan tâm cả các món ăn dặm của bé.

– Thắc mắc táo bón ở trẻ sơ sinh phải làm sao, hãy bắt đầu từ việc xây dựng thực đơn hàng ngày. Ngoài thịt cá, hãy thêm vào thực đơn rau xanh và trái cây bổ sung chất xơ.

– Lượng thức ăn từng bữa cũng rất quan trọng. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, không nên cho con ăn dặm quá no, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

3.2. Massage bụng cho trẻ sơ sinh

Massage giảm táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh

Massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Massage bụng giúp con thư giãn cơ, nhất là cơ trơn ruột. Qua các động tác massage, mẹ giúp con giảm đầy hơi, chướng bụng và kích thích các cơ quan nội tạng bên trong.

Trước khi massage, mẹ nên chuẩn bị phòng ấm cho con. Có thể dùng thêm các loại dầu massage dành cho trẻ sơ sinh.

Các bài massage cơ bản giảm táo bón cho trẻ sơ sinh là:

– Massage ngược chiều nhau. Làm ấm hai tay mẹ, đặt úp vào bụng của bé. Đồng thời vuốt hay tay lên và xuống ngược chiều nhau. Cách massage này kích thích con đi tiêu đều đặn.

– Massage lòng bàn chân. Mẹ xoa ngón cái vào lòng bàn chân trẻ, từ gót chân tới lòng bàn chân. Xoa bóp nhẹ nhàng theo hình tròn từ ngoài vào trong cho trẻ táo bón dễ chịu hơn.

– Massage với tư thế gập gối. Mẹ gấp nhẹ hai chân bé trước bụng. Nắm và di chuyển hai chân theo hình tròn, lần lượt sang trái và phải. Tiếp tục vài lần tới đủ 10 phút hoặc tới khi con đánh hết rắm. Tư thế massage này giúp thư giãn gan, thận, ruột, giảm đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.

3.3. Ngâm hậu môn với nước ấm

Ngâm hậu môn với nước ấm kích thích cơ trơn hậu môn, tăng cảm giác buồn đi tiêu.

Đầu tiên, mẹ chuẩn bị một thau nước ấm. Nhiệt độ nước tương tự nước tắm hàng ngày của trẻ. Ngâm phần thân dưới trẻ từ 5-10 phút.

Biện pháp này cũng có tác dụng giảm đau khi con bị rách, viêm hoặc tổn thương hậu môn.

3.4. Bổ sung men vi sinh đa chủng cho trẻ sơ sinh

Men vi sinh đa chủng được nghiên cứu có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh. Các vi sinh vật được bổ sung sẽ cư trú trong ruột, tạo nên hệ vi khuẩn có lợi khỏe mạnh. Tại đây, chúng làm giảm các triệu chứng của táo bón nhờ: làm mềm phân, giảm viêm, đầy chướng bụng, kích thích nhu động ruột cho trẻ dễ đi tiêu.

Vì men vi sinh là sản phẩm sinh vật sống, mẹ cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn dòng men cho bé yêu. Lựa chọn men vi sinh không ổn định, không đủ liều, tình trạng táo bón của trẻ không thể được giải quyết. Lựa chọn men vi sinh trôi nổi, mẹ vô tình đẩy con vào nguy cơ nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột. Cả hai trường hợp đều khiến táo bón nặng hơn, gây thêm các vấn đề khác về tiêu hóa.

BioAmicus Complete – Sự lựa chọn hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh táo bón

BioAmicus Complete - Sự lựa chọn hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh táo bón

BioAmicus Complete – Sự lựa chọn hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh táo bón

Men 10 chủng BioAmicus Complete, hiện đang được phân phối tại hơn 3000 điểm bán trên cả nước, được các chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ điều trị táo bón.

BioAmicus Complete chứa 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết từ Canada. Các lợi khuẩn này được phân lập trên dây chuyền hiện đại của châu Âu. Sản phẩm đảm bảo mỗi chủng sạch, không chứa thành phần biến đổi gen, giữ được đặc tính và vai trò trên hệ tiêu hóa. Chúng đồng thời giải quyết táo bón ở trẻ sơ sinh và ngăn ngừa táo bón tái phát.

Các lợi khuẩn của Men 10 chủng có khả năng sống sót cao trên đường tiêu hóa, tới 95%. Điều này đảm bảo con được bổ sung chuẩn liều theo khuyến cáo của WHO. Cứ 5 giọt mỗi sáng, trẻ sơ sinh được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn cho đường ruột khỏe mạnh.

3.5. Không sử dụng thuốc nhuận tràng khi không có chỉ định

Đừng vội nghĩ đến thuốc nhuận tràng khi không biết táo bón ở trẻ sơ sinh phải làm sao. Thuốc nhuận tràng chỉ nên dùng trong trường hợp trẻ táo bón lâu ngày không khỏi và có bác sĩ chỉ định.

Mẹ nên nhớ, không phải tất cả thuốc nhuận tràng của người lớn đều dùng được cho trẻ em. Kể cả khi dùng được, liều dùng thuốc nhuận tràng cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với trẻ sơ sinh.

Lạm dụng thuốc nhuận tràng dẫn tới giảm trương lực ruột, xoắn ruột, tiêu chảy kéo dài. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.

Như vậy, điều chỉnh chế độ ăn, massage, ngâm hậu môn và bổ sung men vi sinh đa chủng là các biện pháp đơn giản, hữu hiệu điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh tại nhà.

4. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đến bác sĩ?

Hầu như cha mẹ nào cũng có con bị táo bón. Vì vậy, không quần quá lo lắng. Đầu tiên, hãy kết hợp các biện pháp điều trị táo bón cho trẻ tại nhà như trên. Nếu sau 7 ngày mà tình trạng táo bón không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đưa bé đến bác sĩ.

Mẹ cũng cần cẩn trọng với các trường hợp táo bón do bệnh lý. Đặc biệt, nếu con có sốt cao, đau bụng dữ dội, đi ngoài lẫn tia máu, hãy lập tức đưa trẻ đi khám.

5. Biện pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Để đường ruột vận hành trơn tru, con lớn khỏe, mẹ luôn cần phòng ngừa táo bón ở trẻ.

5.1. Luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ

Luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Cần luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ đúng cách

Nên tập thói quen đi vệ sinh ngay từ 300 ngày đầu tiên. Thói quen này bao gồm tư thế đi vệ sinh và thời gian đi vệ sinh hàng ngày.

Mẹ nên lựa chọn một giờ cố định cho trẻ ngồi bô. Đó có thể là sau khi ăn 1 tiếng, vào buổi sáng, buổi tối hoặc buổi chiều. Thời gian đi bô này phụ thuộc vào thói quen vệ sinh bình thường của trẻ. Khi đã quen giờ giấc, trẻ tự động đi tiêu dễ dàng mỗi ngày, hạn chế phân ùn ứ.

Tư thế đi vệ sinh nên là tư thế cho con đi tiêu thoải mái, ruột thẳng, phân dễ dàng đi ra ngoài. Tốt nhất, mẹ chuẩn bị bô đi tiêu riêng cho con. Nếu không, hãy sắm thêm bệ đỡ chân để trẻ đi  tiêu thoải mái trong toilet của gia đình.

5.2. Cho trẻ vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên giúp tăng lưu lượng máu tới các cơ quan, trong đó có cơ quan tiêu hóa. Được tưới máu đều, các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn, tiêu hóa, hấp thu dễ dàng hơn, không còn ách tắc, khô táo.

Vận động cũng giúp các cơ vùng bụng và ruột được co giãn thường xuyên. Điều này cải thiện nhu động ruột, tăng phối hợp cơ hậu môn, cơ sàn chậu, đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy giúp con vận động tay, chân bằng các bài tập như đạp xe đạp, xoay tay, mở rộng hông.

5.3. Không thay đổi chế độ ăn đột ngột

Để hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thích nghi tốt, đừng thay đổi chế độ ăn đột ngột.

Nếu muốn cho trẻ ăn thêm rau cải, đừng bắt con ăn cả cây cải ngay lập tức. Hãy bắt đầu bằng món cháo rau cải, sau đó tới súp rau cải và canh rau cải.

Tương tự với các loại thực phẩm khác. Đừng nôn nóng, rồi con sẽ ăn được mọi thứ. Nhưng ngay thời điểm hiện tại, con cần làm quen dần dần.

5.4. Bổ sung đủ nước cho trẻ sơ sinh

Thiếu nước là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa cần uống thêm nước. Nhưng khi con trên 6 tháng, mẹ cần quan tâm đến nước trong khẩu phần ăn.

Trẻ 6-12 tháng tuổi cần tổng cộng 700-900 ml/ngày. Trong khi đó, lượng nước trẻ 1-2 tuổi cần là 900-1100ml/ngày.

Nước bổ sung cho trẻ hàng ngày được tính bằng tổng lượng nước con nhận được từ sữa, thức ăn, và uống trực tiếp.

5.5. Hạn chế đồ ăn nhanh, nước có ga

Hạn chế đồ ăn nhanh, nước có ga

Cần hạn chế đồ ăn nhanh, nước có ga vì chúng ức chế lợi khuẩn và là “món ăn” ưa thích của hại khuẩn

Cần hạn chế đồ ăn nhanh, nước có ga vì chúng ức chế lợi khuẩn và là “món ăn” ưa thích của hại khuẩn. Sau khi vào đến dạ dày, ruột, chúng được hại khuẩn lên men, sinh hơi, gây đầy chướng. Từ đó, chúng trở thành nguyên nhân táo bón.

Đồ ăn nhanh, nước có ga cũng rất khó tiêu. Hạn chế chúng tạo điều kiện cho con hấp thu được nhiều dưỡng chất cần thiết từ các loại thực phẩm khác. Sức chứa của dạ dày con có hạn, hãy chỉ thêm vào đó các thành phần dinh dưỡng.

5 biện pháp phòng ngừa táo bón nêu trên nên được thực hành thường xuyên cho trẻ sơ sinh tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu thực hiện được trong thời gian dài, không chỉ táo bón, các vấn đề khác như rối loạn tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

Hy vọng bài viết đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các mẹ lần đầu chăm con. Nắm vững quy trình 3 bước và 5 biện pháp phòng ngừa táo bón, mẹ an tâm chăm con ăn khỏe, tiêu hóa tốt, chóng lớn. Đồng hành cùng mẹ, website BioAmicus liên tục cập nhật các kiến thức chăm con từ khi lọt lòng. Vui lòng liên hệ với hotline 1900 636 985 để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Mời mẹ tham khảo thêm

Táo bón ở trẻ có mấy loại?
TOP 6 cách phòng ngừa táo bón ở trẻ

Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan