Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không? Đâu là nguồn lây bệnh?

Mục lục

Tiêu chảy cấp tính là căn bệnh nguy hiểm nhưng rất quen thuộc, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nhất là khi các bé cùng sinh hoạt chung ở trường hay môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cặn kẽ cho cha mẹ về tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không.

1. Tiêu chảy cấp có thể lây lan thành dịch

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng, vi nấm gây ra, rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Cao điểm của tiêu chảy cấp là tháng 6 – 7 mùa hè hoặc tháng 12 mùa đông. Đối tượng dễ bị tấn công nhất là trẻ nhỏ từ 6 tháng – 2 tuổi hay các bé đang học mẫu giáo, tiểu học.

Theo khảo sát “Tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không” năm 2022, số lượng trẻ mắc tiêu chảy cấp tăng cao nhất trong 5 năm qua. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), hầu hết các bé nhập viện vì tiêu chảy cấp đều đang ở độ tuổi đi học.

Vậy vì sao tiêu chảy cấp có thể lây lan và lây như thế nào, tất cả sẽ được giải thích trong phần tiếp theo của bài.

2. Nguồn bệnh tiêu chảy cấp và triệu chứng

Nguyên nhân của tiêu chảy cấp có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm mốc. Trong đó tiêu chảy do virus Rota là phổ biến nhất hiện nay.

2.1. Virus Rota gây tiêu chảy cấp ở trẻ

Các bé 6 – 12 tháng tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus nhất. Ở Việt Nam, tỉ lệ tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra chiếm 56% tổng số trẻ phải điều trị nội trú.

Trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus thường có biểu hiện:

– Đi ngoài phân lỏng, toàn nước. Phân chủ yếu màu vàng, tanh chua, có thể có nhầy.

– Đau bụng trên rốn hoặc quanh rốn. Trẻ kém ăn, bỏ bữa.

– Sốt, nôn (Trẻ có thể nôn 2-3 ngày).

– Trẻ có biểu hiện mất  nước.

Ngoài Rotavirus, còn có 1 số loại virus khác gây tiêu chảy nhiễm trùng, đó là: Norovirus, Adenovirus, Astrovirus (ở người già, trẻ em, những người miễn dịch bị suy giảm). Cytomegalovirus và virus viêm gan cũng là những nguyên nhân gây tiêu chảy.

Rotavirus - nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

Rotavirus – nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

2.2. Do hại khuẩn xâm nhập và phát triển trong đường tiêu hóa

Ngoài virus, vi khuẩn cũng là nguyên do của bài toán “Tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không?”. Các vi khuẩn gây tiêu chảy cấp có thể là VK đường ruột E.Coli, trực khuẩn lỵ (phân có máu), Salmonella enterocolitica. Hay độc tố tụ cầu Staphylococcus Aureus.

Cũng giống như Rotavirus, các triệu chứng phổ biến là sốt cao, mót rặn, đau quặn bụng, đi ngoài phân nước, có nhầy nhưng không có máu.

Cha mẹ cần đề phòng tiêu chảy cấp do vi khuẩn vào mùa hè. Nhiệt độ cao, vi khuẩn, vi nấm sinh sôi. Khiến thức ăn nhanh bị biến chất, làm rối loạn hệ tiêu hóa và suy giảm miễn dịch của trẻ. Mùa hè cũng là thời điểm vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến…) sinh sôi nhanh chóng, mang bệnh lây lan phát triển thành dịch.

2.3. Do ký sinh trùng ký sinh ở ruột

Chủ yếu tiêu chảy cấp là do 3 loại Entamoeba Histolytica, Giardia Lamblia và Cryptosporidium.

Môi trường tồn tại chung của các ký sinh trùng trên là hồ bơi, bồn nước nóng, hồ, sông, suối nhiễm phân của người và động vật bị tiêu chảy. Thức ăn nhiễm ký sinh trùng không nấu chín, rau sống hay trái cây không được rửa kỹ. Chúng còn tồn tại trên các bề mặt như đồ chơi hay đồ đạc trong nhà.

Trẻ nhỏ thường đi tắm ao hồ hay bể bơi vào mùa hè. Khi nghịch ngợm lại bò lê trên đất, cho tay hoặc đồ chơi vào miệng. Đây chính là lý do trẻ nhỏ, đặc biệt từ 6 tháng – 2 tuổi, là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng tiêu chảy cấp cao nhất.

Những triệu chứng chung bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn, đau bụng, có thể sốt và phân có nhầy hoặc máu tùy loại. Trong 1-3 tuần, các triệu chứng là rõ rệt nhất. Sau đó, bệnh có thể giảm dần nhưng cũng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

3. Tiêu chảy cấp ở trẻ em lây qua đường nào?

Tiêu chảy cấp ở trẻ em thường lây lan qua 2 con đường chính, bao gồm đường phân-miệng và qua vật chủ trung gian. Tìm hiểu và ngăn chặn con đường lây bệnh lây bệnh sẽ giúp bảo vệ trẻ bị nhiễm bệnh.

3.1. Bệnh lây truyền qua đường phân – miệng

Đây là con đường lây lan thường gặp nhất ở trẻ em.

Rotavirus hay các vi khuẩn, kí sinh trùng có thể tồn tại hàng giờ trên đồ chơi, sàn nhà, mặt bàn mặt ghế, nắm cửa hay trong nước. Sau khi ra ngoài môi trường cùng phân người, chúng có thể sống từ 1 – 3 tuần. Từ đó xâm nhập vào cơ thể do:

– Trẻ chạm vào đồ vật có virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Sau đó mút tay hoặc cầm nắm đồ ăn

– Ăn các loại rau củ được bón bằng phân của người mang bệnh tiêu chảy

– Thực phẩm chưa được nấu chín kỹ hoặc uống nước không đảm bảo vệ sinh

– Tắm ở các ao hồ, bể bơi không sạch

Đường lây nhiễm phân - miệng

        Đường lây nhiễm phân – miệng của các nguồn bệnh gây tiêu chảy cấp

Các nguồn bệnh ở trong phân, nước, thức ăn có thể là trứng, bào tử, virus, vi khuẩn sống. Sau khi vào cơ thể cần thời gian thích nghi, phát triển rồi mới gây bệnh. Thời gian ủ bệnh thường từ 1-7 ngày. Vì vậy cha mẹ cần cẩn trọng ngay cả khi con chưa có triệu chứng tiêu chảy.

3.2. Lây truyền qua sinh vật trung gian

Phương thức này chủ yếu gặp với các tác nhân gây bệnh là giun, sán, ký sinh trùng…Vật chủ trung gian có thể là nước bọt của ruồi, côn trùng, chuột hay gián,…

Thông qua thực phẩm chưa chín kỹ, nguồn nước ô nhiễm hay đồ vật bẩn, các ấu trùng hoặc trứng vào cơ thể con người. Giả dụ, thịt cá nhiễm sán nhưng chưa được nấu kỹ, trẻ ăn vào sẽ có khả năng bị mắc bệnh.

Chính vì lây truyền qua thực phẩm nên trong 1 gia đình có chế độ ăn giống nhau, có thể nhiễm chung 1 tác nhân gây bệnh tiêu chảy. Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng gặp nguy cơ cao mắc bệnh.

Mời mẹ đọc thêm:

[XỬ TRÍ NHANH] Tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp nhất

4. Các môi trường dễ bị lây tiêu chảy cấp

Nguy cơ tiêu chảy cấp luôn tiềm ẩn xung quanh trẻ. Đặc biệt là các địa điểm sau:

Trường học – nơi có nguy cơ cao nhất. Trẻ cùng nhau sinh hoạt, chơi đùa, sử dụng đồ dùng chung như cốc nước, thìa bát,… dẫn tới khả năng lây nhiễm chéo rất lớn.

Nhà vệ sinh công cộng. Vốn là nơi tụ tập nhiều virus, vi khuẩn. Các đồ vật như nút xả nước, nắp bồn cầu, vòi rửa tay hay nắm tay cửa những thứ mà ai ra vào cũng chạm đến. Nếu trẻ không vệ sinh tay thật kỹ sau mỗi lần sử dụng WC công cộng, khả năng bị lây nhiễm bệnh là rất cao.

Khi người lớn trong nhà mắc tiêu chảy cấp. Cần chú ý cách ly mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi tay của người bị nhiễm khuẩn sau đó nấu ăn, chăm sóc trẻ cũng có thể lây truyền tác nhân gây bệnh.

Sông, hồ, ao, suối, bể bơi công cộng. Đây là nơi có nhiều các loại giun hay ký sinh trùng. Trẻ có thể nuốt phải nước chứa tác nhân gây bệnh hay bị lây nhiễm chéo khi chơi đùa cùng bạn bè, người lớn.

Các điểm du lịch hay hàng quán vỉa hè thường không đảm bảo vấn đề vệ sinh thực phẩm. Các thực phẩm bẩn, đũa thìa, bát đĩa không được rửa và bảo quản cẩn thận, vệ sinh tay chân không kỹ khi nấu ăn… đều mang lại nguy cơ tiêu chảy.

Tuy có nguy cơ cao lây lan bệnh nhưng trường học, nhà vệ sinh hay bể bơi đều rất thân thuộc với trẻ. Sẽ khó để cách ly hoàn toàn bé khỏi những địa điểm trên. Vì vậy, cha mẹ có thể bảo vệ bé và phòng ngừa tiêu chảy cấp bằng những cách dưới đây.

5. Cách phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em

Để phòng ngừa tiêu chảy cấp cho con, không những bản thân trẻ mà ngay cả người lớn xung quanh như bố mẹ ông bà cũng cần chú ý phòng ngừa.

Nếu tiêu chảy lây lan ở trường học hay khu xóm thì ba mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bởi không phải trẻ nào trong vùng dịch cũng bị lây. Tốt hơn hết, cha mẹ cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em như sau.

5.1. Ăn chín uống sôi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Đây là tiêu chí đầu tiên để bảo vệ bé khỏi tiêu chảy. Cụ thể bao gồm:

– Cả trẻ nhỏ và người lớn đều cần ăn chín uống sôi, không uống nước lã

– Không cho trẻ ăn gỏi cá, nộm rau, tiết canh, nem chua

– Cần đảm bảo thực phẩm có nguồn gốc tin cậy, chất lượng an toàn, còn hạn sử dụng

– Người lớn trước khi nấu ăn và trẻ trước khi ăn phải rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay.

– Nếu đang có dịch tiêu chảy cấp lây lan, nên hạn chế cỗ đám, tự tập ăn uống đông người.

Rửa tay trước bữa ăn giúp tiêu chảy cấp không lây lan

Rửa tay trước bữa ăn giúp tiêu chảy cấp không lây lan

5.2. Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt, ăn uống

Phần lớn phụ huynh không tìm được nguyên nhân con bị tiêu chảy cấp. Thậm chí nhiều người còn thắc mắc tại sao con chỉ ăn cơm với thịt rau nhà nấu nhưng vẫn bị tiêu chảy. Nguyên do ở đây là bát thìa mà bé dùng bị ruồi, gián bò khi để qua đêm. Thời tiết thay đổi cũng làm dụng cụ bằng gỗ dễ bị mốc, gây tiêu chảy.

Vệ sinh bát đũa, đồ dùng chung đặc biệt quan trọng khi trong nhà có người mắc tiêu chảy cấp. Nếu không, tác nhân gây bệnh rất dễ dàng truyền sang và gây tiêu chảy cho trẻ và người lớn khác. Lý tưởng nhất là đồ dùng của trẻ nên dùng riêng, sát khuẩn cẩn thận trước mỗi lần sử dụng.

Nếu có thể, hãy hạn chế tiếp xúc hoặc cách ly người bệnh và trẻ để đề phòng virus lây lan qua đường hô hấp hay đồ vật trong nhà.

5.3. Sử dụng men vi sinh đa chủng, bổ sung lợi khuẩn cho bé

Tiêu chảy khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, khiến các tác nhân gây bệnh càng mạnh mẽ. Bổ sung men vi sinh sẽ cung cấp thêm lợi khuẩn, ức chế hại khuẩn, lập lại cân bằng giúp tiêu chảy chấm dứt.

Lợi khuẩn trong ruột như chiếc giáp phòng ngự, bảo vệ đường ruột của trẻ trước những đợt tấn công khác của vi rút, vi khuẩn. Đồng thời giúp đề kháng tăng cường, ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm tiêu chảy cấp.

Một hệ lợi khuẩn với đa dạng các chủng, số lượng ổn định giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn cả. Do vậy, dòng men được chuyên gia khuyên dùng là Men vi sinh đa chủng chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn.

Men 10 chủng BioAmicus Complete – Đồng hành cùng con không lo tiêu chảy cấp

Men vi sinh BioAmicus Complete – dòng men vi sinh đa chủng đầu tiên trên thị trường, nổi trội trong việc hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy nhờ:

– Chứa 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều thuộc 10 chủng lợi khuẩn quan trọng nhất của đường ruột, mang đến khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó ức chế mầm bệnh, tiêu diệt hại khuẩn.

– Hỗ trợ làm giảm số lần đi ngoài, ổn định đường ruột. Sử dụng BioAmicus mỗi ngày cùng các biện pháp bảo vệ khác giúp mẹ hết nỗi lo tái mắc tiêu chảy.

– Men vi sinh kích thích sản sinh các enzym tiêu hóa. Bổ trợ cho hoạt động hấp thu thức ăn của đường ruột. Bé ăn ngon, hấp thu tốt, không sợ suy dinh dưỡng do tiêu chảy cấp.

Men 10 chủng BioAmicus Complete với thành phần an toàn, lành tính. Vậy nên mẹ có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh hay các bé mẫu giáo, tiểu học. Duy trì đều đặn BioAmicus Complete mỗi ngày, mẹ có thể an tâm bảo vệ con trước nguy cơ “Tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không”.

Men 10 chủng BioAmicus Complete – Đồng hành cùng con không lo tiêu chảy cấp

Có BioAmicus Complete – Bé khỏe mạnh, không lo tiêu chảy cấp

5.4. Chủng ngừa bằng vacxin Rota

Mặc dù rất nguy hiểm và dễ lây lan, nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho tiêu chảy do Rotavirus gây ra. Để không phải đau đầu vì “Tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không?”. Tốt nhất là mẹ hãy chủng ngừa bằng vaccine tiêu chảy Rotavirus theo đúng khuyến cáo.

Đây cũng là 1 trong các vaccine thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2022 do Chính phủ ban hành, bắt buộc với trẻ nhỏ. Phác đồ gồm 2 -3 liều uống. Mỗi liều cách nhau 1 tháng và thời điểm bắt đầu là khi trẻ được 2 tháng tuổi.

5.5. Bảo quản, sử dụng đồ ăn đúng cách

Bảo quản đồ ăn đúng cách sẽ hạn chế hại khuẩn sinh sôi. Cha mẹ lưu ý đồ ăn còn thừa, nếu để một thời gian ngắn thì cần đậy lồng bàn/bọc kín tránh chuột, gián, ruồi rồi để ở nơi khô ráo thoáng mát. Nếu để lâu vài tiếng thì phải cất trong ngăn mát  tủ lạnh. Khi ăn cần đun lại thật sôi, thật nóng để diệt hại khuẩn.

Không những với trẻ em, người lớn cũng nên hạn chế ăn đồ để qua đêm.

5.6. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Để tiêu chảy cấp ở trẻ em không lây lan, nhiệm vụ trẻ cần làm mỗi ngày là:

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh

– Không mút tay hay cắn móng tay

Với cha mẹ, cần lưu ý:

– Tẩy giun định kỳ cho con

– Mỗi gia đình phải có nhà vệ sinh, không đi ngoài bừa bãi.

– Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng và không đổ rác, chất thải xuống ao, hồ

– Quét dọn nhà cửa, bụi rậm thường xuyên.

6. Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?

2 biến chứng thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất của tiêu chảy cấp là gây mất nước và suy dinh dưỡng. Vì vậy, trẻ bị tiêu chảy cấp phải luôn có sự theo dõi của cha mẹ và được đưa đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện như:

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi nhưng sốt hơn 38 độ C; hay ≥ 39 độ C ở trẻ lớn hơn

– Đi ngoài liên tục, phân lỏng thậm chí có máu.

– Có dấu hiệu mất nước như mắt trũng, môi lưỡi khô, da khô

– Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, không ăn được, nôn ói nhiều lần.

Tiêu chảy cấp ở trẻ có thể lây lan và biến chứng rất nhanh chóng. Vì vậy bất kể nhẹ hay nặng thì cha mẹ cũng cần chăm sóc trẻ đúng cách.

“Tiêu chảy cấp ở trẻ em có lây không” đã được trả lời và giải thích trong bài viết trên. Mời cha mẹ theo dõi website BioAmicus để biết nhiều thông tin cần thiết về tiêu chảy cấp và các rối loạn tiêu hóa khác ở trẻ. Nếu cần tư vấn, mẹ hãy để lại thông tin liên lạc hoặc gọi điện tới hotline 1900 636 985.



Bài viết liên quan