Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy - Mẹ nên làm gì?

Mục lục

Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt rất hay gặp ở trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Tình trạng này khiến nhiều ba mẹ hoang mang, lo lắng không biết có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết các nguyên nhân khiến bé ăn dặm bị tiêu chảy, đồng thời đưa ra các cách khắc phục phù hợp và hiệu quả.

trẻ ăn dặm bị tiêu chảy

1. Trẻ ăn dặm đi ngoài thế nào là bình thường?

Không ít ba mẹ khá băn khoăn trước vấn đề trẻ ăn dặm đi ngoài mấy lần một ngày, phân của trẻ ăn dặm có thay đổi gì so với giai đoạn trước không? Thực tế, do trẻ ăn dặm bắt đầu ăn nhưng thức ăn đặc khác ngoài sữa mẹ hay sữa công thức thì việc đi ngoài của trẻ sẽ có sự thay đổi rõ rệt. 

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, thay vì đi ngoài 3 - 4 lần/ngày như trước, trẻ có thể chỉ đi đại tiện 1 - 2 lần/ngày, thậm chí có những ngày không đi lần nào. Điều này là do thay đổi tính chất thức ăn từ lỏng sang đặc.

Tính chất phân của trẻ cũng phụ thuộc vào những thực phẩm mà mẹ cho bé ăn, tức là ăn gì thì ra ngoài thứ đó. Ví dụ như ăn cháo có rau xanh thì phân của trẻ sẽ có lợn cợn rau, có màu xanh.

Ngoài ra, phân của trẻ ăn dặm sẽ đặc sệt hơn, không mịn như khi bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Đặc biệt, khi trẻ ăn dặm nhiều thịt, chất đạm thì phân của bé sẽ khá nặng mùi hơn so với giai đoạn chỉ bú mẹ.

quan sát bỉm của trẻ ăn dặm để biết tình trạng phân

Trẻ sơ sinh có thể chỉ đi tiêu 1-2 lần/ngày

2. Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị tiêu chảy

Giai đoạn ăn dặm là bước chuyển quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bé gặp tình trạng tiêu chảy do hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp với thực phẩm mới. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt, chưa có đủ enzym để phân giải thức ăn ngoài sữa. Việc tiếp xúc với thực phẩm mới có thể khiến đường ruột phản ứng bằng cách tăng nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy. 

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Nếu con có cân nặng đạt chuẩn, mẹ có thể bắt đầu cho bé học ăn dặm từ 6 tháng tuổi.

Thực phẩm không phù hợp hoặc khó tiêu

Cũng do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, việc mẹ cố gắng thêm vào thực đơn những thực phẩm nhiều đạm (tôm, cua, thịt) hoặc quá nhiều chất xơ vô tình có thể gây ra gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến tiêu chảy.

nguyên nhân trẻ ăn dặm bị tiêu chảy

Thực phẩm không phù hợp hoặc khó tiêu có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy

Thực tế, ăn dặm chỉ là quá trình để bé học nhai, nuốt, cầm, nắm. Do đó, không nên quá đặt nặng vào việc bổ sung dinh dưỡng qua bữa ăn dặm.

Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Một số bé có thể bị dị ứng đạm sữa bò, trứng, hải sản hoặc không dung nạp lactose, gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, lúa mì cũng có thể là nguyên nhân.

Do đó, mẹ cần nắm được tiền sử dị ứng, hoặc những dấu hiệu dị ứng thực phẩm khác để biết cách phòng tránh cho trẻ.

Ăn thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc chế biến không đúng cách

Trẻ ăn dặm đã bắt đầu học cách sử dụng muỗng, đũa, thìa. Những dụng cụ ăn uống này nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ dễ nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy. 

Ngoài ra, thức ăn để lâu, không bảo quản đúng cách hoặc dùng nước chưa đun sôi để pha chế thức ăn cũng có thể khiến bé đi tướt khi học ăn dặm.

thực phẩm nhiễm khuẩn và chế biến không đúng cách

Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy có thể do thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc chế biến không đúng cách

Dùng quá nhiều nước trái cây hoặc đường

Một số mẹ ưa thích cho bé uống nước trái cây vì giàu vitamin, khoáng chất và dễ dàng bổ sung. Tuy nhiên, chúng có chứa nhiều fructosesorbitol, có thể gây tiêu chảy do khó hấp thu.

Do loạn khuẩn đường ruột

Quá trình ăn dặm  làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của trẻ, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển. Đây cũng là cơ hội để các vi khuẩn gây tiêu chảy như Salmonella, E. coli, Campylobacter xâm nhập vào đường tiêu hóa.

Trong khi đó, hệ lợi khuẩn đường ruột của trẻ dưới 2 tuổi chưa ổn định, số lượng ít, dễ bị tổn thương. Đây là lý do men vi sinh được khuyên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, trước và trong suốt quá trình ăn dặm của trẻ.

3. Cần làm gì khi bé ăn dặm bị tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ ăn dặm khiến cho cơ thể của bé bị mất một lượng nước khá lớn. Do đó, lúc này mẹ nên chủ động bù nước cho trẻ bằng cách tăng cữ bú và lượng sữa trong mỗi cữ. Đối với trường hợp bị mất nước quá nhiều, ba mẹ cần bù dung dịch điện giải cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

bổ sung nước, điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

Bổ sung nước, điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

Ngoài ra, bổ sung men vi sinh cho trẻ có thể giúp phục hồi và cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tăng cường hấp thu dinh dưỡng cho trẻ. Một trong những sản phẩm bổ sung men vi sinh được các chuyên gia khuyên dùng là BioAmicus 10 chủng, dễ dàng mua được ở các nhà thuốc và bệnh viện. 

Bên cạnh đó, ba mẹ đặc biệt lưu ý không cho bé uống bất kỳ loại thuốc cầm tiêu chảy nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc sai cách có thể làm trình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên nặng hơn. Vì vậy, nếu tình trạng trẻ ăn dặm bị tiêu chảy kéo dài ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho trẻ.

Nếu trẻ bị đi ngoài liên tục nhiều lần trong quá 2 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám.

4. Bé bị đi tướt có nên cho ăn dặm?

Mẹ có thể tạm ngưng cho bé ăn dặm trong vài ngày cho đến khi trẻ đi ngoài bình thường. Việc tạm ngưng ăn dặm và quay trở lại bú mẹ hoặc sử dụng sữa công thức giúp hệ tiêu hóa của trẻ được nghỉ ngơi và đảm bảo bé được nhận đủ dinh dưỡng.

Nếu vẫn muốn duy trì chế độ ăn dặm, mẹ cần cân nhắc chia nhỏ số lượng thức ăn của mỗi bữa và điều chỉnh các loại thực phẩm sao cho phù hợp với tình trạng của trẻ.

Lưu ý: Sữa vẫn là nguồn dinh dinh dưỡng chính trong giai đoạn này. Ăn dặm chỉ là bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của trẻ, không thay thế hoàn toàn sữa.

Men 10 chủng BioAmicus - Trợ thủ đắc lực cho quá trình ăn dặm của bé

Bổ sung men 10 chủng cho trẻ để hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường đề khán và hỗ trợ khắc phục các vấn đề tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, nôn trớ...) hiện đang là xu hướng được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

men 10 chủng - trợ thủ cho quá trình ăn dặm

BioAmicus Complete 10 chủng lợi khuẩn - Trợ thủ đắc lực cho quá trình ăn dặm

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus với công thức độc đáo, chứa 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacterium cần thiết nhất cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ khắc phục đa dạng các vấn đề thường gặp ở trẻ ăn dặm như:

  • Tiêu chảy, phân sống
  • Táo bón
  • Đầy bụng, chướng hơi
  • Khó tiêu
  • Biếng ăn

Với 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, BioAmicus bổ sung lượng lớn vi sinh vật có lợi, cạnh tranh thức ăn, chỗ bám của hại khuẩn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Sản phẩm không chứa phụ gia tạo màu, mùi, vị, chất bảo quản, thành phần biến đổi gen và chất dễ gây dị ứng nên an toàn và phù hợp cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi.

Hy vọng rằng bài viết “Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy - Mẹ nên làm gì?” sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin chi tiết và hữu ích. Nếu mẹ cần thêm sự hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận sự tư vấn 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.



Bài viết liên quan