Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị chướng bụng - Chuyên gia tư vấn cho mẹ từ A đến Z

Mục lục

Trẻ bị chướng bụng đầy hơi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ quấy khóc, không chịu ăn, căng chướng bụng lâu ngày khiến bố mẹ rất lo lắng. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây của dược sĩ BioAmicus để có thể nhanh chóng giúp con vượt qua tình trạng này nhé.

1. Dấu hiệu bé bị đầy hơi, mẹ đã biết chưa

Bụng căng tròn, chứa nhiều khí

Sau khi ăn khoảng 1 đến 2 giờ, bụng bé vẫn căng tròn, đầy khí. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách vỗ nhẹ vào bụng bé sẽ nghe thấy âm thanh rỗng như phát ra từ trống.

Bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường

Bụng ậm ạch khó chịu khiến bé không muốn ăn, sẽ ăn ít hơn bình thường hoặc bỏ ăn.

Đầy bụng và nôn

Trong bụng nhiều i sẽ khiến trẻ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn.

Phân lỏng sền sệt, hoặc đôi khi táo bón.

Trẻ không thể xì hơi như bình thường hoặc xì hơi nhiều nhưng không đi nặng được.

2. Bé bị đầy bụng khó tiêu do đâu?

2.1 Do cách ăn uống chưa khoa học

2.1.1. Bú mẹ hoặc bú bình không đúng cách

Trẻ sơ sinh khi bú sữa dễ nuốt cả hơi vào bụng, dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Trường hợp này dễ xảy ra khi:

  • Đầu và thân trẻ không nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Miệng bé không ngậm hết hoàn toàn núm vú.
  • Tư thế khi bú của bé không thoải mái.

Trẻ bị chướng bụng

Trẻ bú mẹ hoặc bú bình không đúng cách dễ nuốt phải khí vào bụng

2.1.2. Khẩu phần ăn chưa phù hợp

  • Mẹ cho trẻ ăn dặm sớm khi chưa đủ 6 tháng tuổi hoặc ăn cơm khi chưa đủ 1 tuổi.
  • Hoặc một số loại thức ăn chưa phù hợp (nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ…) cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Lượng thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày, tạo điều kiện để hệ vi khuẩn đường ruột lên men, sinh ra căng chướng bụng.

2.1.3. Thay đổi chế độ ăn đột ngột

Trong quá trình ăn dặm, mẹ đột ngột thay đổi chế độ ăn của con: Từ loãng sang đặc hoặc bổ sung thức ăn chứa nhiều đạm, chất béo. Khiến dạ dày con chưa kịp thích nghi, tiêu hóa gặp khó khăn, dẫn tới bé bị đầy bụng khó tiêu.

2.1.4. Các bữa ăn quá gần nhau

Điều này khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc quá sức. Dẫn tới tình trạng ợ hơi, ợ chua, căng chướng bụng, khó tiêu.

2.2 Do bệnh lý của trẻ

2.2.1  Không tiêu hóa được lactose

Trẻ bẩm sinh thiếu hụt men lactase hoặc cơ thể không tiết đủ men để tiêu hóa đường lactose. Đường lactose không được phân giải, chuyển thẳng xuống đại tràng, khiến bé bị đầy hơi

2.2.2 Dị ứng protein sữa

Trẻ dị ứng với một hoặc một số protein trong loại vài loại sữa nhất định. Từ đó khiến trẻ khó tiêu, ậm ạch khó chịu bụng. Mẹ cần theo dõi và để ý xem đây có phải nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng không nhé.

2.2.3 Tác dụng phụ của kháng sinh

Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, vô tình tiêu diệt cả những lợi khuẩn ở đường tiêu hóa. Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ ảnh hưởng xấu tới việc tiêu hóa của trẻ. Khiến tiêu hóa của trẻ gặp khó khăn, trẻ dễ bị đầy bụng khó tiêu.

2.2.4 Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó khiến cho tiêu hóa của trẻ gặp khó khăn, trẻ bị đầy hơi khó tiêu.

2.2.5 Rối loạn đường tiêu hóa

Rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… dẫn tới tình trạng ứ đọng phân trong đường ruột khiến vi khuẩn tạo ra hơi ở đại tràng. Từ đó trẻ bị đầy bụng khó tiêu.

Trẻ bị chướng bụng

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi chướng bụng

2.2.6 Bệnh lý bẩm sinh

Bệnh lý bẩm sinh như viêm ruột, lồng ruột (phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi) là nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị đầy bụng khó tiêu.

Để xử lý sớm tình trạng đầy bụng chướng hơi cho trẻ tránh hệ quả biếng ăn, biếng bú. Mẹ hãy để lại SĐT để được chuyên gia hỗ trợ chính xác nhất.

Có thể mẹ quan tâm

Bé 8 tháng biếng ăn – Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng hơn?

Trẻ bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì? Top 9 thực phẩm tốt nhất

3. Cách chữa đầy bụng cho trẻ cực an toàn và hiệu quả

3.1 Cho bé bú đúng cách

Đầu tiên mẹ nên đảm bảo con bú đúng tư thế. Hãy giữ đầu của trẻ cao hơn sao với dạ dày. Khi đó, sữa sẽ chảy từ trên xuống dạ dày, khí thừa ở trên và dễ dàng đẩy ra ngoài.

Nếu trẻ bú bình, mẹ hãy nghiêng bình sao cho sữa luôn ngập núm vú. Như vậy trẻ sẽ không nuốt phải khí thừa vào bụng khi bú.

3.2 Mẹ thực hiện những thao tác này để con hết chướng bụng nhanh chóng

3.2.1 Massage

Massage là một trong những cách chữa bé bị đầy hơi hiệu quả. Mẹ hãy massage bụng thường xuyên cho bé để làm giảm lượng khí trong bụng, bé sẽ cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn.

Mẹ nên massage nhẹ nhàng cho con ở các vùng tay, chân, lòng bàn tay, bàn chân, lưng bụng. Có thể dùng dầu massage để làm giảm ma sát giữa tay mẹ và da của bé. Tuy nhiên, mẹ lưu ý tuyệt đối không massage cho con ngay khi vừa ăn xong.

Để biết cách massage chi tiết cho con, mẹ tham khảo video này nhé.

3.2.2 Giúp bé ợ hơi

Ợ hơi sẽ giúp bé đẩy khí ra ngoài, từ đó làm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ em. Mẹ có thể áp dụng một trong các cách giúp bé ợ hơi như sau:

  • Bế ẵm để bé tựa đầu vào vai mẹ, sau đó vỗ nhẹ lên lưng bé.
  • Ẵm bé tựa đầu vào vai mẹ, sau đó xoa nhẹ lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ. Động tác này sẽ giúp đẩy hơi từ dạ dày ra ngoài.
  • Đặt bé nằm trên đùi, xoa hoặc vỗ lưng bé.
  • Lặp đi lặp lại các động tác đến khi bé hết đầy hơi.

Trẻ bị chướng bụng

Mẹ hãy vỗ ợ hơi cho con để giúp đẩy khí ra ngoài, giảm căng chướng bụng

3.2.3 Giúp bé xì hơi

Trẻ xì hơi được cảm giác khó chịu ậm ạch ở bụng sẽ giảm bớt. Mẹ có thể tập cử động chân cho bé, động tác đi xe đạp để giúp bé xì hơi.

Mẹ thực hiện bằng cách đặt bé nằm ngửa, 1 tay nắm lấy phần cổ chân bé từ từ đẩy cao lên ngực, tay còn lại giữ chặt chân bên kia. Cứ từ từ lặp lại hết bên này đến bên kia, khí từ trong bụng trẻ sẽ được đẩy ra.

3.2.4 Chườm nóng

Chườm nóng bằng túi chườm hoặc khăn cũng giúp giải quyết tình trạng trẻ bị chướng bụng.

  • Đầu tiên mẹ chuẩn bị 2 cái khăn nóng, nhiệt độ phù hợp với da của bé.
  • Gấp gọn 1 cái đặt lên bụng của bé.
  • Cái còn lại quấn quanh bụng để cố định cái thứ nhất.

Mẹ lưu ý quấn không quá chặt hoặc quá lỏng. Hơi nóng và sức nặng từ khăn sẽ giúp giảm cảm giác căng tức bụng, bé sẽ dễ chịu hơn.

3.2.5 Vuốt lưng

Mẹ không nên để trẻ đầy bụng khó tiêu mới vỗ ợ hơi. Khi cho ăn thấy con ăn chậm lại, mẹ hãy vỗ lưng nhẹ nhàng cho trẻ, xoa đều theo sống lưng từ dưới lên trên. Cách này sẽ giúp loại bỏ khí thừa cho con.

3.3 Lựa chọn thực đơn phù hợp

Mẹ cũng cần lưu ý không nên cho con ăn dặm sớm quá ( khi chưa đủ 6 tháng) hoặc ăn cơm sớm (khi chưa đủ 1 tuổi). Nên chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, không chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ. Và tập cho con ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.

3.4 Sử dụng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian chữa trẻ bị đầy hơi mẹ có thể áp dụng như sau:

  • Sử dụng lá trầu không hơ nóng rồi vuốt bụng cho trẻ. Tinh dầu chứa trong lá trầu không có tác dụng co thắt cơ vòng, giúp đẩy khí ra ngoài một cách hiệu quả.
  • Nướng tỏi rồi đặt trên rốn trẻ. Hoặc mẹ có thể ăn vài lát tỏi, con bú sữa mẹ cũng sẽ nhận được chất kháng sinh tự nhiên từ tỏi. Nhóm kháng sinh này ức chế vi khuẩn có hại lên men trong dạ dày.
  • Uống nước lá tía tô giúp giải độc, hỗ trợ trị đầy hơi chướng bụng hiệu quả.
  • Uống nước vỏ quýt do trong vỏ có chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng làm giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu.

Tuy nhiên, những cách này chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi, các mẹ cân nhắc nhé.

Sử dụng mẹo dân gian

Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu là mẹo dân gian được áp dụng nhiều nhất

3.5 Đừng quên bổ sung men vi sinh cho trẻ

Hiện nay rất nhiều bà mẹ đã chú trọng bổ sung men vi sinh để giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh, làm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ em.

Mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh chứa lợi khuẩn thuộc 2 nhóm Bifidobacterium và Lactobacillus. Bởi hàng tỷ lợi khuẩn thuộc 2 nhóm này chiếm tới 80% vi khuẩn trong đường tiêu hóa, đóng vai trò vô cùng quan trọng:

  • Phân giải chất xơ, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non tránh tính trạng ứ đọng thức ăn, sinh ra đầy hơi khó tiêu.
  • Cạnh tranh khu trú với vi khuẩn có hại, ngăn ngừa sự bám dính vào đường ruột.
  • Đảm bảo sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Ức chế sự phát triển cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
  • Khắc phục tình trạng thiếu hụt lợi khuẩn sau quá trình dài sử dụng kháng sinh.
  • Tiết ra men phân giải đường lactose.

Vì vậy, men vi sinh giúp con tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, từ đó tránh được tình trạng đầy hơi khó tiêu.

Bioamicus Complete – Giải pháp tối ưu cho mọi vấn đề về đường tiêu hóa

Bioamicus Complete là men vi sinh nổi trội với thành phần gồm 2 loại lợi khuẩn thiết yếu nhất của đường ruột. Đó là Lactobacillus và Bifidobacterium. Việc kết hợp 5 chủng lợi khuẩn quan trọng nhất của mỗi loài tạo nên trợ thủ đắc lực nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Do vậy, Bioamicus Complete giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị hiện tượng trẻ bị chướng bụng, đầy hơi. Đặc biệt hơn, men vi sinh còn giúp hoàn thiện đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau các đợt kháng sinh dài ngày.

men vi sinh 10 chủng giúp Trẻ bị chướng bụng

Men 10 chủng Bioamicus Complete giúp dự phòng và giải quyết tình trạng đầy hơi chướng bụng hiệu quả

Bioamicus Complete được nghiên cứu và phát triển bởi Hãng dược phẩm Công nghệ sinh học Bioamicus Canada. Đảm bảo các tiêu chí của WHO về men vi sinh “đạt chuẩn” chất lượng. Và nhờ vậy, sản phẩm đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy với các bà mẹ của hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị chướng bụng. Dược sĩ Bioamicus sẽ đồng hành cùng mẹ trên từng chặng đường trưởng thành của con. Liên hệ hotline 1900636985 để nhận được tư vấn chi tiết về sức khỏe của con từ đội ngũ Dược sĩ giàu kinh nghiệm mẹ nhé.



Bài viết liên quan