Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ, ọc sữa

Mục lục

    Trẻ sơ sinh rất hay bị nôn trớ, nhưng không phải bậc làm cha mẹ nào cũng biết rõ nguyên nhân cũng như cách xử lí để có thể giảm đi tình trạng này. Thông thường, nôn trớ sẽ giảm dần và kết thúc khi trẻ qua giai đoạn sơ sinh.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì

    Đầu tiên, bạn cần phân biệt 2 hiện tượng “nôn trớ” và “nhả sữa” vì cả 2 đều xuất hiện khá thường xuyên ở trẻ sơ sinh. Nếu như nhả sữa là chỉ thói quen ngậm sữa trong miệng (chưa nuốt vào) sau đó nhả ra của trẻ, thì nôn trớ liên quan đến dạ dày.

    Nói một cách cụ thể hơn, “nôn” chỉ tình trạng các chất trong dạ dày (bao gồm cả dịch vị và thức ăn) bị đẩy lên hầu do sự co bóp của dạ dày kết hợp với hoạt động co thắt của các cơ ở thành bụng. Trong khi đó, “trớ” là sự di chuyển của những thứ ở dạ dày từ hầu lên miệng với số lượng ít. Nguyên nhân của “trớ” đơn thuần chỉ là sự co bóp của dạ dày. Nôn trớ chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh, giai đoạn hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn chỉnh.

 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân gây nôn trớ

    Không giống như người trưởng thành, trẻ sơ sinh có thể nôn thành nhiều lần trong ngày; mỗi lần có thể nôn một ít sữa hoặc phần lớn lượng sữa vừa được bú. Một số trẻ sẽ nôn trớ nhiều hơn các trẻ khác, vì các nguyên nhân sau:

Sai lầm trong việc cho trẻ bú sữa và chăm sóc

    Không ít những người làm mẹ vẫn quan niệm rằng, cho trẻ bú sữa càng nhiều thì càng tốt nên đôi khi ép trẻ bú quá no. Việc này không chỉ khiến cho trẻ cảm thấy no tức khó chịu mà còn tăng cao nguy cơ trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày.

   Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế hoặc bú bình không đúng cách dẫn đến việc trẻ phải nuốt hơi nhiều vào khi bú; sau đó là đầy hơi và nôn ra ngoài.

   Thói quen đặt trẻ nằm ngay sau khi bú cũng là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Nhiều người cho biết, nếu sau khi cho bú đặt trẻ dựa vào ngực mẹ và vỗ lưng cho trẻ ợ thì sẽ không bị nôn trớ.

   Việc quấn tã lót, băng quấn quá chặt cũng khiến cho trẻ bị khó chịu, tức bụng và nôn trớ.

Trẻ bị mắc một số bệnh về nội khoa

– Các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn (chậm) nhu động ruột.

– Bệnh viêm đường hô hấp trên.

– Nhiễm trùng thần kinh (viêm màng não mủ).

– Chứng tăng áp lực nội sọ do giảm tỷ lệ Prothrombin gây xuất huyết não.

– Trẻ bị mắc hội chứng sinh dục thượng thận.

– Rối loạn thần kinh hoặc co thắt môn vị.

Trẻ bị mắc một số bệnh về ngoại khoa

– Nôn trớ do trẻ bị các dị tật về đường tiêu hóa như: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành…Trong trường hợp này, trẻ sẽ bị nôn trớ thường xuyên ngay sau khi chào đời.

– Trẻ bị nôn trớ do tắc ruột hoặc xoắn ruột, thường được biểu hiện bởi việc nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí tiểu, bí đại tiện, đi ngoài lẫn máu và dịch dạ dày có màu nâu đen.

– Trẻ sơ sinh có thể bị nôn trớ do cơ năng hoặc do bệnh lý.

Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Bioamicus Complete – Giải pháp cho trẻ bị ho nôn trớ

men vi sinh 10 chủng bioamicus complete giúp bé hết ho nôn trớ

Bioamicus Complete – Giải pháp cho trẻ bị ho nôn trớ

    Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete cung cấp 10 chủng lợi khuẩn cần nhiết và quan trọng nhất cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ giúp giảm đầy hơi chướng bụng. Các lợi khuẩn giúp tiêu hóa hiệu quả thức ăn, đồng thơi giảm lượng hại khuẩn sinh khí trong đường ruột. Nhờ đó mà giảm hiệu quả nôn trớ ở trẻ.

     Cách dùng:

Với trẻ < 1 tuổi cho bé dùng 5 giọt/ngày, mỗi ngày 1 lần

Trẻ > 1 tuổi dùng 5 giọt/lần, ngày 1-2 lần

Sản phẩm không màu, không mùi, không vị , không chất bảo quản, không chất gây dị ứng

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ bị sốt và nôn cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gì?

Trẻ ăn hay bị nôn có cách nào cải thiện?

   BioAmiucus Complete được phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Dược phẩm Hunmed và đã có mặt tại hơn 30 Quốc gia trên thế giới.

    Hi vọng, những thông tin về hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà BioAmicus Việt Nam đã tổng hợp được sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giúp bé yêu có một khởi đầu khỏe mạnh ba mẹ nhé!



Bài viết liên quan