Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị tiêu chảy ăn lươn được không? Cách chế biến lươn giúp cầm tiêu chảy

Mục lục

Thịt lươn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Các món từ lươn thường được dùng cho những bé biếng ăn, còi cọc, chậm lớn. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng thịt lươn tanh, không nên dùng cho bé bị tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy ăn lươn được không? Cách chế biến lươn như thế nào để vừa giữ nguyên dưỡng chất, vừa không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

trẻ bị tiêu chảy ăn lươn được không?

Giá trị dinh dưỡng có trong thịt lươn

Thịt lươn được mệnh danh là "tứ đại hà tiên", tức chỉ một trong bốn loại thịt cá ngon của miền sông nước. Không chỉ ngon, thịt lươn còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như:

  • Protein: Hỗ trợ xây dựng và phục hồi tế bào. Protein trong thịt lươn thường dễ tiêu hóa, hấp thu hơn thịt đỏ.
  • Chất béo: Khác với thịt lợn, thịt bò, thịt lươn chứa nhiều chất béo khong bão hòa, Omega-3 và 6, tốt cho tim mạch. Những chất béo trong thịt lươn cũng giúp tăng khả năng hòa tan và hấp thu các vitamin như vitamin A, D, E, K
  • Vitamin: Thịt lươn chính là nguồn cung cấp đa dạng các loại vitamin cho trẻ. Điển hình là vitamin D giúp hấp thu canxi, vitamin nhóm B hỗ trợ chức năng thần kinh và trao đổi chất
  • Khoáng chất: Trong 100g thịt lươn có chứa khoảng 25mg canxi, 1mg sắt, 1,8mg kẽm và 150mg phospho, hỗ trợ cho các quá trình chuyển hóa và phát triển tổng thể của trẻ

Với những lợi ích dinh dưỡng kể trên, cháo lươn, súp lươn là những món ăn bổ dưỡng, thường được dùng cho trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn. 

Trẻ bị tiêu chảy ăn lươn được không?

Trẻ bị tiêu chảy có thể ăn thịt lươn để bổ sung các chất dinh dưỡng. Trong nhiều bài thuốc Đông y, lươn còn là loại Dược liệu cầm tiêu chảy cho bé.

Theo đó, lươn có vị ngọt, tính ôn. Thịt lươn có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kinh mạch. Lươn được thêm vào các vị thuốc dùng chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, cơ thể suy nhược.

Tuy nhiên, lươn sống trong bùn, có thể chứa nhiều ký sinh trùng làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Khi cho trẻ bị tiêu chảy ăn lươn, mẹ cần lưu ý chế biến kỹ, đảm bảo thịt lươn được nấu chín hoàn toàn. Khi nấu lươn, mẹ có thể thêm nghệ, gừng và rượu để giảm bớt vị tanh. 

Cách chế biến lươn giúp cầm tiêu chảy cho bé

Cháo lươn cà rốt

Cháo lươn giúp bổ sung năng lượng, làm dịu đường ruột, giúp giảm tiêu chảy. 

Nguyên liệu:

  • 100g thịt lươn (loại bỏ xương)
  • 1/2 củ cà rốt
  • 50g gạo tẻ
  • 1 ít gừng băm nhỏ

Cách làm:

  • Lươn làm sạch, luộc chín với gừng để khử mùi tanh, sau đó lọc lấy thịt, băm nhỏ.
  • Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Nấu gạo thành cháo, cho thịt lươn và cà rốt vào, đun thêm 5 phút.
  • Ăn khi còn ấm, dùng ngày 1 lần.

Ngoài cà rốt, mẹ có thể nấu cháo lươn cùng hạt sen (bổ tỳ vị, giúp cầm tiêu chảy mạn tính) hoặc hầm chung với đậu đen (giúp bổ máu, cầm tiêu chảy do suy nhược)

cháo lươn cà rốt giúp bé cầm tiêu chảy

Cháo lươn cà rốt cho trẻ tiêu chảy

Lươn nướng đường vàng

Lươn nướng đường vàng dùng để trị tiêu chảy với phân có đàm nhớt và máu. 

Nguyên liệu:

  • Lươn nước ngọt (lươn sông, ruộng, hồ, ao) : 1 con
  • Đường vàng: 10g

Cách làm:

  • Sơ chế lươn, bỏ ruột gan và tạng phủ
  • Rang lươn đến khô, thêm vào 10g đường vàng
  • Tán hỗn hợp trên thành bột
  • Uống bột với nước ấm ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.

Lươn xào màng mề gà (kê nội kim)

Lươn, kết hợp với kê nội kim (màng mề gà) và hoài sơn (củ mài) là bài thuốc chữa tiêu chảy nhiều lần, phân chua hoặc thối khắm.

Nguyên liệu:

  • Lươn: 125g
  • Kê nội kim: 5g
  • Hoài sơn: 10g
  • Gừng tươi: 2 lát

Cách làm:

  • Lươn làm sạch sau đó xào với gừng cho thơm
  • Tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim và hoài sơn vào
  • Đun trên lửa lớn rồi hạ nhỏ, đun 1 giờ
  • Cho trẻ uống lấy phần nước xào

Lươn xào nghệ

Nghệ có tính ấm, giúp kháng viêm. Khi kết hợp với thịt lươn giúp bổ tỳ vị, hỗ trợ điều trị tiêu chảy do lạnh bụng.

Nguyên liệu:

  • Lươn tươi: 250g
  • Nghệ tươi: 10g
  • Hành tím: 5g
  • Tỏi: 5g
  • Dầu ăn, gia vị: muối, tiêu, nước mắm (vừa đủ ăn, phù hợp với khẩu vị của trẻ)

Cách làm:

  • Lươn làm sạch, bỏ ruột, cắt khúc, ướp với một ít muối và tiêu.
  • Nghệ tươi gọt vỏ, giã nhuyễn.
  • Hành tím và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
  • Phi thơm hành tím và tỏi với dầu ăn, cho nghệ vào xào đều.
  • Thêm lươn vào xào chín, nêm nước mắm và gia vị vừa ăn.

Mẹ có thể thêm vào món lươn xào nghệ chuối xanh, thịt ba chỉ, đậu phụ chiên. Lươn om chuối đậu luôn sẵn sàng trở thành món chính trong bữa ăn dành cho cả gia đình.

Lươn xào nghệ trị tiêu chảy lạnh bụng cho bé

Cách chế biến lươn cho trẻ bị tiêu chảy: lươn xào nghệ

Kết luận

Trẻ bị tiêu chảy hoàn toàn có thể ăn thịt lươn. Tuy nhiên, cần lưu ý chế biến đúng cách, tuyệt đối không ăn thịt lươn chưa chế biến kỹ và cần theo dõi các biểu hiện của trẻ khi ăn.

Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào xung quanh chủ đề Trẻ bị tiêu chảy hoặc có những ý kiến xung quanh câu hỏi "Trẻ bị tiêu chảy ăn lươn được không", đừng ngại chia sẻ với chúng tôi qua hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin tại BioAmicus.vn



Bài viết liên quan