Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, con không có cảm giác thèm ăn, từ đó dẫn đến tình trạng chậm lớn, kém hấp thu. Mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn kém hấp thu? Có nên bổ sung chất dinh dưỡng cho con. Tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Trẻ biếng ăn thường có một số biểu hiện như khóc khi được cho đồ ăn, ngậm hoặc không chịu nuốt thức ăn, lượng thức ăn ít và thời gian ăn dài…Trẻ sơ sinh có thể bỏ bú, bú ít, ngủ nhiều.
Trẻ kém hấp thu sẽ có những dấu hiệu khá tương đồng với biếng ăn. Ngoài ra, trẻ kém hấp thu thường dễ bị tiêu chảy, xanh xao, gầy sút, suy dinh dưỡng,…
Đôi khi tình trạng kém hấp thu xảy ra đồng thời, trước hoặc khi bé biếng ăn. Đi kèm là các biểu hiện rối loạn đường ruột như nôn, đau bụng, đi ngoài hay táo bón. Khi nhận thấy những dấu hiệu này ở bé khả năng cao con thuộc diện bé lười ăn hấp thu kém.
Trẻ biếng ăn và kém hấp thu là hai hội chứng khác nhau nhưng có thể tác động lẫn nhau, làm chậm quá trình khôn lớn của con.
Trẻ kém hấp thu thường xuyên có hiện tượng đầy chướng bụng. Thức ăn khó tiêu khiến con luôn cảm thấy no, không muốn ăn thêm.
Thêm vào đó, kém hấp thu ảnh hưởng đến thế chất và tâm lý của con, khiến con thấy mệt mỏi, chán nản. Điều này làm giảm khẩu vị của con, trẻ từ chối ăn một số thực phẩm như cá, rau,…Từ đây kéo theo chứng biếng ăn.
Trẻ có thể mắc đồng thời biếng ăn và kém hấp thu
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trẻ biếng ăn thường có xu hướng thích ăn thực phẩm có nhiều carbohydrat hơn trẻ khác. Kết quả nghiên cứu cơ chế của việc biếng ăn kém hấp thu do:
- Gián đoạn quá trình trao đổi chất dẫn đến các rối loạn tiêu hóa đường tiêu hóa tại dạ dày, ruột
- Chế độ ăn ít chất xơ, giàu carbohydrat dẫn đến các phản ứng bất lợi trong quá trình tiêu hóa từng nhóm thực phẩm
- Teo một số phần lông nhung ở biểu mô ruột non làm giảm hoạt động của lactase (1 enzym tiêu hóa lactase)
Ngoài ra, trẻ biếng ăn cũng có thể kém hấp thu do thiếu hụt các vi chất liên quan đến quá trình tiêu hóa như kẽm, lysine,…
Muốn giải quyết vấn đề trẻ biếng ăn kém hấp thu mẹ cần biết nguyên nhân gây ra. Một vài lý do phổ biến như
Đường ruột của trẻ còn non nớt, chưa đủ các enzym tiêu hóa tất cả thư ăn nên nếu ăn dặm quá sớm sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa vừa khiến con sợ thức ăn, đầy ứ thức ăn làm con khó tiêu.
Trẻ nhỏ có thể nhiễm giun sán qua chân tay, thực phẩm kém vệ sinh. Giun sán xâm nhập, ký sinh ở ruột cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ. Giun sán sinh sôi, phát triển khiến trẻ chán ăn, buồn nôn, buồn đi vệ sinh cả ngày.
Việc bị ốm đã ảnh hưởng đến vị giác của con và khả năng tiêu hóa. Dùng kháng sinh lâu ngày có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn ở đường ruột, gây loạn khuẩn ruột và rối loạn tiêu hóa.
Hội chứng ruột ngắn, loạn khuẩn đường ruột,viêm tai giữa, nhiễm giun…là những bệnh tiêu hóa hay gặp ở trẻ chán ăn, kém hấp thu. Quá trình mọc răng là bình thường ở trẻ nhưng khiến con thấy khó chịu, đau ở miệng nên trẻ mọc thường chán ăn.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn, kém hấp thu
Nhận thấy vấn đề ở con, mẹ cần hành động ngay để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ.
Đo chiều cao, cân nặng là phương pháp hiệu quả và đơn giản để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Theo dõi chiều cao, cân nặng để đảm bảo con đang phát triển đúng độ tuổi.
Với trẻ từ 2 tuần - 6 tháng mẹ nên cho con cân 1 lần/tháng; 6-12 tháng: 1 lần/2 tháng.
Đặc biệt mẹ cần quan sát những biểu hiện tiêu hóa khi con mới ốm dậy, dùng kháng sinh, thay đổi môi trường sống,…
Chế độ ăn là một yếu tố ảnh hưởng đến việc con biếng ăn kém hấp thu. Tùy khả năng hấp thu, tiêu hóa thức ăn của con mà mẹ nên có thực đơn phù hợp. Dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ
Mẹ có biết hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ giúp con tiêu hóa, hấp thu tốt nếu chúng được đảm bảo tỷ lệ lợi-hại khuẩn. Và men vi sinh, đặc biệt là loại đa chủng đã làm được đó. Men vi sinh giúp tăng lợi khuẩn, tạo môi trường tốt nhất để tiêu hóa thức ăn. Trên thị trường không có nhiều men vi sinh làm được điều này, trong đó có men 10 chủng của BioAmicus.
Vận động ngoài trời giúp con thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Với trẻ chưa biết đi, mẹ giúp con vận động đơn giản như bóp tay chân, vỗ lưng. Những bé lớn hơn có thể tham gia những trò chơi như đá bóng, chạy bộ…
Trẻ em dễ bị nhiễm giun sán nên cha mẹ nên cho con tẩy giun 2 lần/ năm khi trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tẩy giun định kỳ giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu được dưỡng chất.
Trẻ lười ăn, kém hấp thu, từ chối thậm chí ném đồ ăn, quấy khóc vì không thích khiến mẹ rất mệt mỏi. Nhưng mẹ đừng vì thế mà ép con ăn, khiến con càng không thích ăn. Điều này kéo dài sẽ khiến con biếng ăn tâm lý, càng khó cải thiện hơn. Mẹ hãy để con ăn theo nhu cầu cá nhân, khi đói con sẽ tự ăn nhiều hơn.
Biện pháp giúp cải thiện trẻ chán ăn kém hấp thu
Hành trình nuôi con trải qua rất nhiều thử thách, gian nan để hưởng được trái ngọt là con khôn lớn khỏe mạnh. Hiểu được điều đó, BioAmicus với dòng sản phẩm men vi sinh 10 chủng sẽ chia sẻ với mẹ, giúp trẻ hay ăn, tăng hấp thu.
Men 10 chủng tự tin là lựa chọn top đầu của nhiều cha mẹ. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Canada, vượt qua nhiều kiểm nghiệm khắt khe trên thế giới… nên an toàn với trẻ từ 0 tháng tuổi.
Bổ sung men BioAmicus Complete giúp tăng số lợi khuẩn vì có Lactobacillus và Bifidobacterium - 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng ở trẻ. Lợi khuẩn được phân lập đến từng chủng, mỗi loại có 5 chủng. Sản phẩm tự tin với 1 giọt dùng chứa đến hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho con. Điều này giúp con đạt tối đa hiệu quả tiêu hóa cao, tăng hấp thu đường chất.
Sản phẩm có liều dùng được tính toán cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi. Không chỉ vậy thiệt kế dạng nhỏ giọt cũng làm tăng tính tiện lợi, giúp mẹ bổ sung cho con dễ dàng.
BioAmicus đồng hành cùng con khôn lớn
Mong rằng bài viết đã mang đến cho mẹ thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi con và giải quyết được vấn đề trẻ biếng ăn kém hấp thu. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ website BioAmicus hoặc qua hotline 1900 636 985 để nhận hỗ trợ từ đội ngũ dược sĩ uy tín.