Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển thể chất của trẻ. Vậy trẻ chậm đi nên bổ sung gì? Bổ sung như thế nào? Những lời khuyên từ chuyên gia về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ chậm biết đi được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Trong giai đoạn sơ sinh, xương của trẻ phần nhiều là mô sụn, mềm, không đủ chắc chắn để nâng đỡ cơ thể. Xương dày lên, dài ra và chắc chắn hơn nhờ vào quá trình khoáng hóa.
Chỉ khi khung xương đủ cứng cáp, với các bó cơ và dây chằng đủ chắc chắn, bé mới sẵn sàng đi và đứng. Khung xương chứa 90-98% các tổ chức collagen, tiếp theo là lượng nhỏ nhưng quan trọng các khoáng chất canxi, photpho, kẽm.
Việc tích lũy những thành phần tạo nên bộ khung xương phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và luyện tập.
Độ tuổi là yếu tố rất quan trọng liên quan tới việc bé bắt đầu biết đi. Thông thường, trẻ bắt đầu biết đi trong khoảng thời gian từ 12 đến 14 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà thời gian này có thể xê dịch trong khoảng từ tháng thứ 10 tới tháng thứ 18.
Những con số trên không chỉ là các mốc phát triển tự nhiên. Chúng còn đánh dấu sự phát triển thần kinh và kỹ năng vận động. Tới độ tuổi này, con có thể điều phối các động tác phức tạp, như giữ thăng bằng, bước đi và phối hợp tay chân. Điều này liên quan đến sự kích thích vận động qua các trò chơi, bài tập, và sự hỗ trợ từ cha mẹ.
Hai yếu tố quyết định quá trình tập đi của trẻ
Trẻ được coi là chậm biết đi khi đã đủ 18 tháng nhưng vẫn chưa bước đi một cách ổn định, bé vẫn cần nhờ tới sự trợ giúp của người lớn hay bám vịn vào các đồ vật như thành giường, ghế, bàn... Chậm biết đi ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu khắc phục được những yếu tố này thì trẻ có thể bắt kịp tốc độ phát triển với bạn bè đồng trang lứa.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm biết đi là do bé sinh non. Trẻ sinh non là những bé được sinh ra trước khi quá trình phát triển trong bụng mẹ hoàn tất.
Vì các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, bao gồm cả hệ vận động, nên những em bé này thường yếu hơn và khó có thể trụ vững hoặc sớm biết đi như các bé sinh đủ tháng.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sinh non đều chậm đi. Sự phát triển này còn phụ thuộc vào mức độ sinh non và cách chăm sóc của ba mẹ.
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp ở trẻ chậm biết đi. Nếu bố mẹ hoặc anh chị em của bé từng chậm biết đi khi còn nhỏ, khả năng bé cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
Điều này thường không liên quan đến vấn đề bệnh lý. Ba mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ vẫn sẽ đạt được tất cả các mốc phát triển quan trọng, chỉ là muộn hơn một chút so với những bạn cùng trang lứa.
Mỗi đứa trẻ đều có tính cách riêng, có bé năng động, thích khám phá và vận động, nhưng cũng có bé trầm tính, ít di chuyển. Thực tế, nhiều trẻ đã biết đi nhưng lại thích nằm hoặc ngồi một chỗ, tự chơi một mình và ít giao tiếp hoặc nói chuyện với người khác.
Một số bé lại có bản tính nhút nhát, hoặc trong quá trình tập đi bị ngã, đau, khiến con sợ và không đủ tự tin để tự bước đi.
Điều này đôi khi khiến các bậc phụ huynh nhầm tưởng rằng bé chậm biết đi, chậm nói hoặc chậm phát triển. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phản ánh tính cách của trẻ và con vẫn đang phát triển bình thường.
Mỗi em bé có một tính cách riêng, thời gian học đi khác nhau
Trong một số ít trường hợp, nguyên nhân trẻ chậm biết đi có thể do vấn đề xương khớp. Các vấn đề xương khớp có thể đến do dinh dưỡng, sự thiếu hụt vitamin D3K2 và các khoáng chất tạo thành khung xương như canxi, phospho, protein. Điều này làm cho hệ cơ - xương khớp của trẻ chậm phát triển,
Ngoài ra, các bệnh lý bất thường như loạn dưỡng cơ, dị tật xương (đặc biệt ở khớp hông), teo cơ bắp chân... ảnh hưởng đến cơ bắp hoặc cấu trúc cơ thể, khiến cơ bắp yếu và không phát triển đầy đủ, xương khớp dị dạng. Điều này ảnh hưởng tới chức năng vận đông, đi, đứng...
Không chỉ chậm biết đi, trẻ mắc những rối loạn này còn gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng vận động như cầm, nắm, kéo, ném hoặc nâng đỡ đồ vật. Trẻ thường có chân tay nhỏ, yếu ớt, thiếu các phản xạ vận động và không có các cử động tự phát.
Các bệnh lý nội tạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể lực của bé, khiến bé không thể đạt được mốc phát triển vận động đúng thời điểm.
Một số bệnh như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan, dù không trực tiếp tác động đến hệ thần kinh vận động, nhưng lại gián tiếp làm suy yếu sức mạnh cơ bắp.
Trẻ mắc những bệnh lý này thường phải dành phần lớn năng lượng để duy trì sự sống, do đó không có đủ thể lực để thực hiện các hoạt động như tập đi. Do đó, tình trạng chậm biết đi gần như là điều có thể dự đoán từ trước.
Khi ba mẹ lo lắng và bao bọc con quá nhiều, trẻ không có cơ hội và không gian để tập đi dẫn tới chậm biết đi so với những bạn cùng trang lứa. Bên cạnh đó, sự bao bọc quá mức cũng khiến trẻ chậm phát triển cơ bắp và các kỹ năng vận động tự nhiên.
Ba mẹ đóng vai trò quan trọng giúp bé học đi
Ngoài ra, thừa cân cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi hơn so với những bé khác, thường là muộn hơn một vài tuần hoặc thậm chí một vài tháng. Khi trẻ thừa cân, trọng lượng cơ thể lớn, vượt quá sự chống đỡ của khung xương làm cho bé gặp khó khăn trong việc trụ vững, di chuyển và thực hiện các động tác cần thiết để học đi.
Ngược lại, trẻ không được chăm sóc đầy đủ và phù hợp khiến bé bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin D và canxi, cơ thể sẽ trẻ nên còi cọc, chân tay teo lại và cơ bắp yếu đi. Thiếu vitamin D còn khiến quá trình hấp thụ canxi bị gián đoạn, dẫn đến xương yếu và dễ bị tổn thương. Điều này khiến trẻ không có đủ sức để đứng vững và di chuyển, gây ra tình trạng chậm biết đi.
Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp khắc phục phù hợp để giúp trẻ đuổi kịp tiến độ phát triển vận động của các bạn đồng trang lứa. Đặc biệt, việc cải thiện thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng là rất quan trọng, giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ xương, cơ của bé. Từ đó giúp trẻ có thể phát triển tốt hơn về mặt vận động và thể chất.
Vitamin D3 thúc đẩy sự hấp thụ canxi từ ruột vào máu, giúp tăng mức độ canxi trong máu. Canxi này sau đó sẽ được sử dụng để tạo ra xương mới và duy trì mật độ xương hiện có.
Vitamin K2 giúp kích hoạt osteocalcin, một protein được sản xuất bởi các tế bào tạo xương, giúp gắn kết canxi vào xương, cho xương vững chắc và khỏe mạnh. Nếu thiếu vitamin K2, canxi không thể vận chuyển vào xương, khiến xương giòn, dễ dãy, giảm mật độ xương và lắng đọng canxi ở vị trí không chính xác như trong các mô mềm động mạch.
Trẻ chậm đi nên bổ sung vitamin D3K2
Do đó, ba mẹ có thể bổ sung vitamin D3 và K2 cho trẻ chậm biết đi, hỗ trợ làm tăng hiệu quả trong quá trình tổng hợp canxi, tạo khung xương đủ cứng cáp, cải thiện tình trạng chậm đi ở trẻ.
Canxi là yếu tố thiết yếu trong việc hình thành và củng cố cấu trúc xương. Một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy thiếu canxi ở trẻ em có thể dẫn đến còi xương, yếu cơ và khả năng vận động kém. Việc bổ sung canxi giúp duy trì mật độ xương và khả năng vận động của trẻ, đặc biệt là trẻ chậm đi.
Canxi có thể bổ sung qua các thực phẩm như sữa, sữa chua. các loại cá... Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm bổ sung canxi để đảm bảo bé được cung cấp lượng đầy đủ canxi.
Protein là thành phần chính để xây dựng mô cơ. Một nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ cho thấy protein rất quan trọng trong việc phát triển cơ bắp và hệ cơ của trẻ em, giúp tăng cường sự di chuyển và khả năng học đi.
Thiếu protein sẽ làm giảm sự phát triển của cơ bắp, gây yếu cơ và làm chậm khả năng vận động.
Protein có thể được bổ sung từ các thực phẩm như thịt, cá, trứng, đậu, các loại hạt và sản phẩm từ sữa. Nếu trẻ không ăn đủ thực phẩm giàu protein, ba mẹ có thể bổ sung bằng các thực phẩm bổ sung protein như bánh hoặc sữa công thức giàu protein cho trẻ.
Bổ sung Protein giúp phát triển khối cơ, nâng đỡ cơ thể cho con nhanh biết đi
Sắt là yếu tố quan trọng giúp hình thành hemoglobin, vận chuyển oxy đến cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, làm giảm năng lượng và khả năng vận động.
Nghiên cứu cho thấy thiếu sắt có thể làm giảm sức mạnh cơ bắp và làm chậm sự phát triển thể chất và vận động của trẻ.
Mẹ có thể bổ sung sắt bằng cách thêm vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ chậm đi các thực phẩm như thịt đỏ, gan, các loại đậu, rau lá xanh và ngũ cốc bổ sung sắt. Ngoài ra, có thể cân nhắc bổ sung sắt qua các thực phẩm bổ sung chứa sắt cho trẻ.
Một nghiên cứu tại Ấn Độ chỉ ra rằng bổ sung kẽm giúp cải thiện khả năng vận động và thể chất ở trẻ em, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch và sự phát triển não bộ. Kẽm là vi khoáng thiết yếu giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển hệ cơ và hệ thần kinh.
Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển thể chất và ảnh hưởng đến khả năng vận động khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học đi và các hoạt động vận động khác.
Kẽm có thể được bổ sung từ các thực phẩm như hải sản, thịt gà, đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ kẽm, ba mẹ có thể bổ sung kẽm qua các thực phẩm bổ sung dạng viên hoặc siro cho trẻ.
Hy vọng rằng bài viết “Trẻ chậm đi nên bổ sung gì? [Lời khuyên từ chuyên gia]” đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích và gợi ý giải quyết vấn đề này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ có thể liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp nhé.