Ngôn ngữ là phương thức chính mà con người sử dụng để truyền đạt các thông tin, suy nghĩ. Đầu óc thông minh và tư duy logic sẽ được thể hiện qua những lời nói rõ ràng, mạch lạc. Do đó các mẹ thường hay lo lắng khi bé chậm nói. Vậy trẻ chậm nói có kém thông minh không, cách cải thiện não bộ cho trẻ chậm nói ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Nguyên nhân trẻ chậm nói
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói rất đa dạng, trong đó những lí do được chỉ ra chủ yếu là:
- Do bất thường trong cấu tạo các cơ quan ảnh hưởng tới phát âm như tai, mũi, họng, não. Chẳng hạn các vấn đề về lưỡi, vòm miệng: dây hãm ngắn, hở hàm ếch. Hay bệnh viêm tai, suy giảm thính lực, dị tật não bẩm sinh,...
- Di chứng của các bệnh lý như xuất huyết não, viêm màng não, chấn thương sọ não,... cũng ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, nói chuyện, khiến con chậm nói.
- Do nguyên nhân tâm lý: Trẻ em chậm nói sau khi gặp một sang chấn tâm lý. Hoặc ba mẹ bận rộn quá mức, không giành nhiều thời gian giao tiếp với trẻ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ chậm phát triển: Chậm nói là một biểu hiện của rối loạn học tập trên trẻ chậm phát triển về thần kinh. Trẻ chậm phát triển gặp khó khăn trong việc đánh vần, hiểu và sử dụng ngôn ngữ nói, hay cách ghép các từ thành câu có nghĩa.
- Ngoài ra, chậm nói cũng là một biểu hiện đặc trưng của chứng bệnh tự kỷ. Song ba mẹ không cần quá lo lắng vì không phải trẻ nào chậm nói cũng mắc hội chứng này. Dù vậy gia đình vẫn cần theo dõi để phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời cho bé.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Mời mẹ xem thêm:
2. Trẻ chậm nói có kém thông minh không?
Cha mẹ băn khoăn lo lắng khi thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của con chưa được tốt như các bé đồng lứa. Tuy nhiên đừng vội đánh giá trí tuệ của con vì việc trẻ chậm nói có kém thông minh không cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra vấn đề này.
2.1. Trẻ chậm nói kém thông minh
Những trẻ chậm nói kém thông minh thường do các rối loạn phát triển ở não bộ, chẳng hạn:
- Trẻ chậm phát triển: Chậm phát triển trí tuệ hay còn là một dạng rối loạn phát triển thần kinh. Nó có thể liên quan tới bất thường chức năng ngôn ngữ, nhận thức và tương tác xã hội. Trong đó, rối loạn học tập thường hay gặp, bao gồm suy giảm khả năng về nghe hiểu, đánh vần, sử dụng ngôn ngữ.
- Trẻ mắc chứng tự kỉ (ASD): Chậm nói là một biểu hiện đặc trưng của chứng tự kỉ. Phần lớn trẻ tự kỷ không chỉ thiếu hụt về mặt nhận thức mà còn bất thường trong hành vi, khả năng giao tiếp. Trẻ không những chậm nói, không muốn nói, phát âm vô nghĩa mà còn ít dùng cử chỉ giao tiếp hay tương tác bằng mắt.
- Trẻ bị bại não: Các tổn thương gây ra bởi bệnh bại não không tiến triển nhưng không có cách khắc phục triệt để. Bại não khiến cho não bộ chậm phát triển, vì vậy gây nên chứng chậm nói ở trẻ.
Những rối loạn này thường không thể hồi phục, gây ảnh hưởng lâu dài. Trẻ thường xuyên cần đến sự hỗ trợ từ cha mẹ.
2.2. Trẻ chậm nói phát triển bình thường
Trẻ chậm nói phát triển bình thường nếu nguyên nhân chậm nói chỉ là tạm thời và có thể khắc phục được. Trẻ thuộc nhóm đối tượng này bao gồm:
- Trẻ có bất thường ở các cơ quan phát âm như: hở hàm ếch, sứt môi, dính dính thắng lưỡi...
- Trẻ gặp các vấn đề về thính giác chẳng hạn như: điếc bẩm sinh, viêm tai giữa, suy giảm thính lực...
- Tâm lí trẻ bị sang chấn sau cú sốc đột ngột nào đó
- Trẻ thiếu đi sự tương tác với gia đình do ba mẹ quá bận rộn
- Trẻ tiếp xúc, sử dụng phương tiện điện tử quá nhiều, không giao tiếp với mọi người
Phần lớn các trẻ này chỉ gặp khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội trong khi các phương diện khác vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên mẹ vẫn cần có những biện pháp can thiệp hiệu quả để thúc đẩy khả năng nói và cả trí thông minh của trẻ.
Trẻ chậm nói có kém thông minh không?
3. Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói thông minh
Thật bất ngờ khi câu hỏi “Trẻ chậm nói có kém thông minh không?” trong một số trường hợp lại nhận về câu trả lời vô cùng đáng mừng. Chậm nói cũng có thể là tín hiệu cho thấy bé có bộ óc thiên tài!
Hội chứng Einstein là hội chứng em bé chậm nói nhưng thông minh bẩm sinh hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Một số biểu hiện của hội chứng Einstein bao gồm:
- Bé chậm nói, thậm chí không nói trong vài năm đầu. Đây là một trong các dấu hiệu điển hình của những bé mắc hội chứng này.
- Bé có khả năng suy luận, kỹ năng phân tích và tư duy logic vượt trội.
- Trí nhớ đáng kinh ngạc, bé có thể ghi nhớ thông tin rất lâu.
- Bé có quan điểm riêng, tính quyết đoán và ý chí mạnh mẽ nên ba mẹ thường cảm nhận thấy bé bướng bỉnh, khó thuyết phục.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc ngồi bô, đến nay vấn đề này vẫn chưa được lý giải một cách cụ thể.
- Trẻ có sở thích về các trò chơi trí tuệ hoặc có khuynh hướng âm nhạc.
Hội chứng Eistein mang lại cho trẻ bộ não xuất phát điểm đã siêu phàm hơn các bạn đồng lứa nhưng khả năng ngôn ngữ đầu đời chậm chạp. Do đó những biện pháp hỗ trợ cải thiện khả năng giao tiếp là cần thiết cho bé vào lúc này!
Trẻ chậm nói có thể có một bộ óc thiên tài
4. Cải thiện não bộ cho trẻ chậm nói
Dù nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì thì việc cha mẹ quan tâm chăm sóc để thúc đẩy khả năng nói ở trẻ cũng đều rất quan trọng. Một số biện pháp sau sẽ giúp con cải thiện tình trạng này:
- Cố gắng nói chuyện với trẻ nhiều nhất có thể bằng những câu từ đơn giản, ngắn gọn, chậm rãi để bé dễ ghi nhớ và bắt chước theo
- Dạy cho bé những từ đơn giản liên quan đến những sự vật gần gũi hoặc các hoạt động đang xảy ra.
- Luôn động viên khuyến khích con để con mỗi khi con nói được để trẻ thêm mạnh dạn tập phát âm.
- Cho bé thời gian tự xử lý thông tin khi đưa ra câu hỏi, việc mẹ hướng dẫn bé trả lời quá nhiều đôi khi sẽ làm bé ỷ lại và không phát triển được khả năng phản xạ ngôn ngữ
- Không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Nếu có thời gian mẹ nên cùng bé ngồi xem các chương trình và bình luận về các nhân vật để giúp trẻ xây dựng phản xạ, có nhiều hứng thú hơn trong việc tập nói
- Chế độ dinh dưỡng cũng cũng có vai trò tiên quyết trong sự phát triển não bộ của trẻ. Việc bổ sung các vi chất cần thiết giúp bé sớm phát âm được nhờ vào lợi ích gia tăng kết nối các sợi thần kinh và hình thành vùng chức năng ngôn ngữ. Trong đó, bổ sung DHA từ sớm được cho là rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, DHA giúp hỗ trợ hệ thần kinh hoàn thiện chức năng về phát âm, tư duy.
BioAmicus DHA - DHA tinh khiết cho trẻ thông minh, sáng dạ
Như đã đề cập ở trên, DHA có thể giúp kích thích trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ ở trẻ chậm nói. Tuy nhiên, không phải loại DHA nào cũng an toàn và đảm bảo, mẹ nên lựa chọn nguồn DHA tinh khiết để có thể yên tâm bổ sung cho bé.
Được biết đến với nguồn Omega-3 siêu tinh khiết, mỗi 0,5ml BioAmicus DHA chứa tới 100mg DHA và 20mg EPA. Độ tinh khiết của sản phẩm được kiểm chứng bởi các tiêu chuẩn khắt khe nhất như tiêu chuẩn 5 sao IFOS, tiêu chuẩn Codex Alimentarius, dược điển EU, dược điển Mỹ.
Ngoài ra, với vị ngon độc quyền kết hợp cùng hương cam tự nhiên, không bị tanh. BioAmicus nổi trội hơn hẳn các dòng DHA từ cá khác trên thị trường. 9 trên 10 mẹ bé dùng thử cho cảm nhận con đón nhận ngay trong lần thử đầu tiên. Mẹ có thể cho bé uống trực tiếp mà bé vẫn thích mê.
Sản phẩm không chứa chất gây dị ứng hay thành phần biến đổi gen, sẽ là sự lựa chọn vô cùng an toàn cho các mẹ có nhu cầu tìm mua DHA phù hợp với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trên đây, bài viết đã cùng mẹ tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Trẻ chậm nói có kém thông minh không”. Cùng theo dõi BioAmicus trong các bài viết tiếp theo để nhận về nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!