Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? Lời khuyên về chăm sóc y khoa

Mục lục

Chậm tăng trưởng là tình trạng tăng chiều cao hoặc cân nặng kém hoặc chậm bất thường ở trẻ. Điều này có thể chỉ là bình thường và trẻ có thể lớn nhanh hơn. Bài viết dưới đây có chủ đề trẻ chậm tăng trưởng chiều cao phải làm sao sẽ mang tới các lời khuyên về chăm sóc y khoa cải thiện tốc độ tăng chiều cao.

trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao

1. Các nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Chậm tăng trưởng hay gặp hơn ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, chậm tăng trưởng ở trẻ gắn liền với tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Đối với chậm phát triển chiều cao, canxi, phospho, D3 và K2 là 4 dinh dưỡng đầu tiên mẹ cần quan tâm. Chúng trực tiếp tham gia vào quá trình khoáng hóa, giúp xương dài ra và dày lên, có ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ ngay từ trước khi con chào đời.

Một số dinh dưỡng khác cũng cần được lưu ý là: chất đạm, chất đường bột, sắt…

Ngoài nguyên nhân dinh dưỡng, các yếu tố sau cũng có thể khiến bé chậm tăng trưởng chiều cao:

  • Thiếu hụt hoocmon tăng trưởng
  • Do den hoặc các bất thường nhiễm sắc thể (bệnh Down, bệnh Turner…)
  • Do các bất thường về xương
  • Do thói quen ngủ muộn hoặc lười vận động thể thao
  • Dậy thì sớm hoặc muộn
  • Các bệnh về tâm lý và sinh lý…

Các nguyên nhân kể trên có biểu hiện khác nhau ở từng lứa tuổi của trẻ. Trong đó, dễ tác động và cải thiện nhất là yếu tố dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.

2. Lời khuyên về chế độ ăn cho trẻ chậm phát triển chiều cao

2.1. Ăn nhiều loại thực phẩm

Việc cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho trẻ em vì con đang trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng. Bé nên ăn ba loại thực phẩm trở lên trong mỗi bữa ăn, hơn 12 loại mỗi ngày và hơn 25 loại mỗi tuần. Chúng có thể bao gồm: 

  • Ngũ cốc (ngô, gạo, lúa mì…) và khoai tây, khoai lang
  • Rau và trái cây theo mùa
  • Thịt, trứng, sữa, đậu nành

Hãy chú ý đến khả năng thay thế lẫn nhau của các loại thực phẩm tương tự và để chúng bổ sung cho nhau, làm phong phú thêm thực đơn của trẻ

2.2. Chọn loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng

Trên cơ sở một chế độ ăn uống cân bằng, trẻ chậm phát triển chiều cao nên chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Mẹ nên tăng lượng protein chất lượng cao một cách thích hợp bằng cách ăn thịt nạc, thủy sản, thịt gia cầm, trứng và đậu nành.  

Với trẻ chậm phát triển kèm theo còi xương, trước tiên cần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng bằng các nhóm thực phẩm cao năng lượng như: sữa nguyên kem, sữa mẹ hoặc sữa công thức, trứng và các loại thịt đỏ.

2.3. Bổ sung đầy đủ vitamin D3 và canxi

Bổ sung vitamin D để cải thiện khả năng hấp thu canxi, khoáng hóa xương và cải thiện hệ miễn dịch đã được khuyến nghị cho trẻ từ sơ sinh. Trong đó, các thực phẩm bổ sung mang tới hiệu quả tốt và đáng ghi nhận.

bổ sung vitamin D3 và K2 cho xương chắc khỏe

Bổ sung bộ đôi D3 và K2 cho xương chắc khỏe

Nếu trẻ đã cai sữa, mỗi ngày nên cho bé ăn thêm thực phẩm giàu canxi như sữa bò và các sản phẩm từ sữa.  

2.4. Sắp xếp 3 bữa ăn hợp lý và ăn sáng đầy đủ

Trẻ từ 2 đến 5 tuổi nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong ngày. Trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi nên ăn ba bữa một ngày và đảm bảo ăn sáng đầy đủ. 

Trong suốt quá trình phát triển chiều cao, mẹ không nên khuyến khích bé ăn kiêng. Hãy tạo điều kiện để trẻ ăn đa dạng hơn và đầy đủ hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sắp xếp để trẻ có thêm 2 bữa phụ, một vào buổi sáng và 1 vào buổi chiều. Đồ ăn nhẹ lành mạnh và uống nước lọc thay vì đồ uống có đường là lựa chọn phù hợp nhất..

2.5. Nấu thực phẩm tươi, sạch bằng nguyên liệu phù hợp

Khi lên thực đơn cho bé, mẹ cần đặc biệt lưu ý các thực phẩm tươi sống, giữ nguyên được dinh dưỡng cần thiết. Các món rau, thực phẩm dễ tiêu, bổ tỳ vị nên được lựa chọn. 

Hãy cố gắng nấu bữa ăn bằng cách hấp, luộc và hầm thay vì chiên và nướng. 

Đặc biệt, hãy chú ý đến kích thước và độ cứng của thức ăn cho trẻ mới biết đi. Nếu mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy tăng dần độ thô để cơ thể trẻ dễ dàng hấp thu các dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao.

Ngoài ra, mẹ cũng nên khuyến khích trẻ thử món ăn mới, hướng dẫn trẻ tập trung vào việc ăn uống và tạo môi trường ăn uống thư giãn cho trẻ.

3. Khắc phục tình trạng chậm tăng trưởng bằng thay đổi thói quen

Bên cạnh cải thiện chiều cao bằng giải pháp dinh dưỡng, việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng giúp ích rất nhiều cho tốc độ tăng trưởng.

3.1. Khuyến khích trẻ vận động và tham gia thể thao

Trẻ em tham gia các hoạt động cường độ vừa phải, chẳng hạn như nhảy dây, bóng rổ và bơi lội… góp phần tăng chiều cao. 

Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được khuyến nghị nên có tổng cộng ba giờ hoạt động thể chất mỗi ngày, bao gồm ít nhất hai giờ hoạt động ngoài trời và không dưới một giờ hoạt động thể chất vừa phải. 

Trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi nên tham gia tích lũy ít nhất một giờ hoạt động thể chất cường độ vừa phải và cường độ cao mỗi ngày. 

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên chậm phát triển, bé cũng nên tham gia các môn thể thao giúp tăng cường cơ bắp và xương, chẳng hạn như kéo co hoặc nhảy xa, ít nhất ba ngày một tuần.

Tốt hơn hết, mẹ nên đồng hành cùng bé, khuyến khích và hướng dẫn con chơi được ít nhất 1 môn thể thao. Sau đó, hãy khuyến khích trẻ luyện tập hằng ngày.  

em bé chơi bóng chuyền tăng chiều cao

Trẻ tham gia các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời để cải thiện vóc dáng

3.2. Để trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng. Mẹ hãy luyện cho bé thói quen đi ngủ đúc giờ từ khi còn nhỏ. Nếu đã quen, con có thể dễ dàng vào giấc và có được giấc ngủ chất lượng cao.   

Trẻ từ 2 đến 5 tuổi nên ngủ từ 10 đến 13 tiếng mỗi ngày. Trong đó có giấc ngủ ngắn từ 1 đến 2 tiếng. Thời gian ngủ khuyến nghị cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi là 9 đến 12 giờ. Đi ngủ từ 8 đến 10 giờ là tốt cho thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi.

4. Trẻ chậm phát triển chiều cao khi nào cần can thiệp y tế?

Đôi khi, trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao không phải một câu hỏi dễ trả lời. Trong một số trường hợp sau, mẹ cần liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng và tăng trưởng của trẻ để có được đánh giá đúng đắn nhất:

  • Trẻ thấp hơn 95% bạn bè cùng lứa tuổi
  • Con gần như không cao lên (sau 2 tháng ở giai đoạn 0-2 tuổi hoặc sau 1 năm ở trẻ lớn hơn)
  • Trẻ có dáng đi, đứng, ngồi hoặc hình dạng xương bất thường, có u, cục nổi lên
  • Trẻ chậm phát triển chiều cao mắc kèm các tình trạng tâm lý hoặc rối loạn chức năng tâm thần

Nếu bé mắc chậm tăng trưởng chiều cao do dinh dưỡng, các bác sĩ cũng có thể giúp mẹ lên thực đơn tăng cân cho bé.

5. Một số biện pháp can thiệp y tế 

Nếu có thể cải thiện tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao bằng dinh dưỡng thì thường không cần can thiệp y tế. Trường hợp cần can thiệp y tế thường liên quan đến các bất thường sinh lý hoặc bệnh lý. 

Hiện nay, các can thiệp y tế phổ biến nhất để cải thiện chiều cao là:

  • Tiêm GH: Bổ sung hoocmon tăng trưởng ngoại sinh nhằm bù đắp lượng thiếu hụt trong cơ thể. Liệu pháp hoocmon cũng bao gồm các điều chỉnh liên quan tới khả năng tiếp nhận và điều hòa GH.
  • Nắn chỉnh xưởng: Nắn chỉnh xương được thực hiện khi các bác sĩ nhận thấy các bất thường tỏng cấu trúc và chức năng của xương. Các bài tập trị liệu thường phù hợp nhất với trẻ từ 2 tuổi. Các trường hợp trẻ lớn hơn có thể cần can thiệp ngoại khoa.
  • Điều trị dậy thì sớm được điều trị bằng thuốc và thường kết thúc khi con được 10-12 tuổi
  • Điều trị tình trạng thiếu hụt T3, T4: Thiếu hụt T3, T4 khiến cơ thể không có năng lượng. Tình trạng này có thể điều trị bằng thuốc tiêm, uống hoặc hóa trị, xạ trị

Các biện pháp can thiệp y tế kể trên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chiều cao ở trẻ. Tuy nhiên, không một liệu pháp nào có thể đảm bảo 100% cải thiện tình trạng chậm tăng trưởng. Do đó, việc kết hợp giữa liệu pháp y tế, dinh dưỡng và luyện tập là điều rất cần thiết.

Vitamin D3K2 BioAmicus - Vitamin tinh khiết hỗ trợ hấp thu canxi, tăng chiều cao cho trẻ

bioamicus d3k2 4 công dụng cho bé

Vitamin D3K2 BioAmicus là vitamin tinh khiết nhập khẩu từ Canada. Sản phẩm có thành phần là 2 loại vitamin quan trọng nhất trong phát triển chiều cao ở trẻ:

  • Vitamin D3: Hỗ trợ hấp thu canxi, tăng chiều cao và làm dày xương
  • Vitamin K2: Thúc đẩy quá trình vận chuyển Canxi vào xương, thúc đẩy khoáng hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi tại tế bào.

Bổ sung chỉ từ 3 giọt mỗi ngày, mẹ cung cấp đủ liều D3 và K2 cần thiết cho sự phát triển xương, răng của trẻ. Sản phẩm chỉ bao gồm vitamin D3 và K2 tan trong dầu, an toàn và phù hợp với trẻ từ sơ sinh.

Sản phẩm hiện đã có mặt tại hơn 10.000 điểm bán, nhà thuốc, bệnh viện và shop mẹ bé trên cả nước. Mua ngay!

Sản phẩm
Giá SP
S/L
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete
480.000đ
- +
BioAmicus Vitamin D3
220.000đ
- +
BioAmicus Vitamin D3K2-MK7
330.000đ
- +
BioAmicus Omega-3 DHA
385.000đ
- +

6. Tổng kết

Chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ có thể cải thiện bằng các biện pháp dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt và can thiệp y tế. Trong đa số các trường hợp, trẻ có thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng của bạn bè đồng trang lứa nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời câu hỏi Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với dược sĩ BioAmicus qua hotline 1900 636 985



Bài viết liên quan