Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Mút tay là hình ảnh rất quen thuộc ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nhiều mẹ tự hỏi trẻ mút tay có thông minh không. Vậy thực sự hành động này phản ánh điều gì? Có nên can thiệp hay để trẻ tự cai? Hãy đến với những giải đáp khoa học về hành vi mút tay trong bài viết dưới đây.
Mút tay có thể coi như là sở thích đầu tiên của các bé. Con thường hay mút ngón cái hoặc ngón trỏ ở bàn tay thuận. Điều này tương tự như việc trẻ sơ sinh mút núm vú giả, ngón chân hoặc chăn gối.
Theo các nhà khoa học, mút tay sẽ tạo ra chất dẫn truyền thần kinh tương tự như khi bú mẹ, giúp con thấy buồn ngủ và thư giãn. Điều này giải thích vì sao trẻ thường mút tay khi ngủ.
Thói quen mút tay ở trẻ được xếp vào hành vi "bú không dinh dưỡng". Nguyên nhân cụ thể của hành vi này chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng mút tay là hành vi quan trọng trong "Thời kỳ miệng" - giai đoạn trẻ sơ sinh nhận biết thế giới qua việc cho tất cả vào miệng.
Trong đa phần các trường hợp, thói quen mút tay bắt đầu khi trẻ 6-7 tuổi và kết thúc khi con được 2-4 tuổi. Số ít còn lại có thể duy trì đến khi trưởng thành. Ngay cả khi trẻ đã ngừng mút tay, hành vi này có thể quay lại khi trẻ căng thẳng.
Trẻ sơ sinh thường có thói quen mút tay
Trẻ mút tay thường không phản ánh trực tiếp trí thông minh. Tuy nhiên, hành vi mút tay có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển các kỹ năng vận động, nhận thức và khám phá. Đây là những yếu tố quan trọng kích thích trí thông minh ở trẻ.
Cụ thể:
Hành vi mút tay là dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ
Theo tổng hợp bởi Fobes, hành vi mút tay còn giúp bé tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc hen suyễn và dị ứng. Nguyên nhân được lý giải là do trẻ tiếp xúc thường xuyên với lượng nhỏ tác nhân gây kích ứng có trên ngóm tay và sớm hình thành hệ miễn dịch tự nhiên.
Hành vi mút tay ở trẻ thường không phải vấn đề đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ 3 tuổi mà vẫn giữ thói quen mút ngón cái, con có thể gặp phải những tác hại đối với sức khỏe thể chất như:
Về mặt tâm lý, trẻ có thói quen mút tay thường thể hiện tâm lý nhút nhát, tự ty khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn, thậm chí bị bạn bè chọc ghẹo.
Theo học viện nhi khoa Hoa Kỳ, nếu trẻ lên 5 tuổi mà vẫn giữ thói quen mút tay, mẹ hãy can thiệp để cai mút tay cho bé.
Để giúp con bỏ thói quen mút tay, cha mẹ có thể thử một số biện pháp sau:
Đảm bảo con ăn đủ dinh dưỡng sẽ giảm cảm giác đói, một trong những nguyên nhân dẫn đến mút tay ở trẻ. Khi con không thấy đói, con sẽ ít dùng hành động này để an ủi.
Cho bé ăn no để tránh mút tay vì đói
Cha mẹ có thể bôi lên tay con những món có mùi vị lạ hoặc có màu đen khiến con không thích. Cảm giác này sẽ được ghi nhớ trong não bộ và từ đó trẻ sẽ giảm số lần mút tay một cách tự nhiên.
Môi trường dễ chịu, an toàn giúp con cảm thấy được yêu thương và bảo vệ. Khi đó con sẽ không cần mút tay để tự an ủi bản thân như trước.
Mẹ có thể đánh lạc hướng sự quan tâm của trẻ bằng các hoạt động thú vị khác như chơi đồ hàng, đọc sách, vẽ tranh,...Khi con tập trung vào các hoạt động này, trẻ sẽ quên mút tay và còn có thể phát triển thêm nhiều kỹ năng khác.
Với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ có thể dùng núm vú giả để cai dần mút tay. Núm vú giả thường dễ vệ sinh hơn, lại được làm bằng những chất liệu mềm, không ảnh hưởng đến nướu và sức khỏe răng miệng của trẻ.
Cho bé ngậm núm vú giả, mềm để tránh mút tay, bảo vệ lợi
Cai mút tay cho con là một hành trình dài và nhiều trở ngại. Quá trình này rất cần sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn của cha mẹ. Thái độ của cha mẹ sẽ giúp con được hỗ trợ mà không bị áp lực, từ đó dễ dàng bỏ thói quen mút tay.
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ thêm những thông tin bổ ích về việc “Trẻ mút tay có thông minh không?” đừng quên bổ sung DHA BioAmicus cho bé từ sơ sinh để hoàn thiện chức năng não bộ, kết nối thần kinh, làm tiền đề giúp trẻ thông minh hơn.
Mọi chia sẻ, thắc mắc cần giải đáp mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website BioAmicus để nhận được tư vấn từ đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm nhé.