Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục: Cách xử lý ngay lập tức

Mục lục

“Cho con bú đã khó, sau khi bú bé còn bị ọc sữa” – Đây là lời tâm sự của rất nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ mà BioAmicus nhận được. Những băn khoăn của mẹ về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục, cách xử lý và khi nào thì cần đưa bé đi khám bác sĩ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục

Nuôi con chỉ sợ con đói, đã vậy bé bú bao nhiêu ọc ra hết bằng đó khiến mẹ lo sợ con không có đủ chất dinh dưỡng. Là do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khác biệt với người lớn, hay bé đang mắc bệnh gì? Cùng tìm hiểu 5 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục:

1.1. Do trẻ sơ sinh có dung tích dạ dày nhỏ

Khi mới sinh được 1 ngày tuổi, dạ dày bé chỉ có dung tích khoảng 5-7ml. Nhiều mẹ vì chưa có kinh nghiệm và sợ con đói, thiếu dinh dưỡng nên cho bé bú nhiều, bú liên tục. Do đó, thay vì cho bé bú 5ml/cữ thì mẹ lại cho bú 20-30ml mỗi cữ. Như vậy, dạ dày sẽ bị giãn ra, rồi theo phản xạ khi co lại nó sẽ đẩy toàn bộ lượng sữa dư thừa ra ngoài.

1.2. Do thời gian tiêu hóa sữa ở trẻ sơ sinh lâu

Cần 48 phút để trẻ tiêu hóa được một nửa lượng sữa mẹ nhưng phải mất đến 78 phút để bé làm điều này với sữa công thức. Bởi trong sữa công thức có chứa Casein khiến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ khó tiêu hóa hơn. Sữa “lưu giữ” lâu trong dạ dày khiến bé bị đầy bụng, dẫn tới ọc sữa nhiều lần.

1.3. Do trẻ sơ sinh hẹp phì đại môn vị bẩm sinh

Hẹp phì đại môn vị tức là trẻ bị tắc nghẽn đường ra từ dạ dày tới ruột nên sữa được đưa vào dạ dày nhưng rất khó để xuống tới ruột non. Do đó, trẻ sơ sinh dễ bị ọc sữa nhiều lần trong ngày.

Triệu chứng xuất hiện đầu tiên là bé thường xuyên trớ sữa sau đó dần trở thành ọc sữa theo đường đạn (sữa bị đẩy ra ngoài một cách mạnh mẽ theo đường vòng cung). Sữa bị ọc ra ngoài có thể bị đông tụ do đã bị trộn với acid dạ dày.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục do hẹp môn vị

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục do hẹp phì đại môn vị bẩm sinh

1.4. Do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục. Trong trường hợp này trẻ thường kèm theo các triệu chứng: sốt, tiêu chảy…

Ở những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện nên sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hoặc có thể là ký sinh trùng khiến trẻ “trở tay không kịp” và có biểu hiện ọc sữa cho đến khi hết chất độc trong cơ thể. Quá trình này có thể khiến trẻ bị mất nước gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

1.5. Do trẻ bị ngộ độc thức ăn

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường xảy ra ở trẻ bú mẹ. Bởi mẹ ăn gì thì bé bú nấy nên khi cho con bú mẹ nên tránh ăn thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, thức ăn sống, chưa được chế biến kỹ.

Khi trẻ sơ sinh bị ngộ độc thức ăn, ngoài ọc sữa thường xuyên, bé còn có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy, đau bụng.

2. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của bé. Nếu sau đó trẻ vẫn vui chơi ăn uống bình thường và không kèm theo các triệu chứng nào khác thì mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng của bé.

Nếu trẻ ói sữa theo đường đạn, kèm thêm các triệu chứng bất thường, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Những triệu chứng bất thường kèm theo để mẹ nhận biết cần đưa bé đi khám gồm:

– Sốt

– Tiêu chảy

– Môi khô, đi tiểu ít

– Nôn nhiều lần trong ngày kèm theo khó thở

– Nôn liên tục, không thể bù nước, cứ bù nước lại nôn

– Dịch nôn có chứa máu hoặc chất lỏng màu xanh vàng (dịch mật)

– Chướng bụng

trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục nguy hiểm

Xuất hiện triệu chứng bất thường kèm theo khi trẻ bị ọc sữa liên tục cần đi khám ngay

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại? Bé đòi bú ngay phải làm sao?

3. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục trong bao lâu

Thông thường tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa sẽ kéo dài 2 – 3 ngày, sau đó các cơn nôn, ọc sữa sẽ giảm dần.

Nếu tình trạng này kéo dài trên 5 ngày có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp vấn đề bệnh lý nguy hiểm, cần nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ khám.

Mẹ cần đọc thêm các bài viết dưới đây, nếu gặp tình trạng:

Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

4. Cách xử lý ngay khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục

Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục, nếu cha mẹ không có cách xử lý đúng, kịp thời, sữa cùng dịch dạ dày có thể sặc lên mũi có thể gây viêm và nhiều biến chứng khác. Sau đây là 5 bước xử lý đơn giản mà các chuyên gia khuyến cáo khi trẻ bị ọc sữa:

Bước 1: Dùng gạc hoặc khăn mềm lau sạch sữa ở vùng mũi miệng.

Bước 2: Đặt bé nằm nghiêng để bé trớ hết sữa ra ngoài và không bị sặc, ho vào phổi, khí quản của bé. Sau đó mới bế bé lên ở tư thế cao đầu để bé thoải mái hơn và vỗ ợ cho bé.

Bước 3: Vệ sinh vùng mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh tình trạng kích ứng niêm mạc mũi, chảy mũi hay ngạt mũi, lâu dần có thể dẫn đến viêm tai giữa.

Bước 4: Theo dõi dấu hiệu mất nước (có thể kèm theo dịch) để bổ sung nước và điện giải cho bé. Tốt nhất, sau khi trẻ ọc sữa khoảng 20 phút, mẹ nên cho bé uống nước ấm, bổ sung từ từ từng thìa một. Nếu bé ọc sữa kèm dịch, mẹ cần bổ sung Oresol cho bé tương tự cách cho bé uống nước như trên.

Bước 5: Sau khi bé bị ọc sữa, mẹ không nên cho bé bú ngay mà nên đợi sau đó 20-30 phút. Trong 24 giờ sau nôn, mẹ không nên cho bé ăn thức ăn đặc, chỉ cho bé bú hoặc cho ăn thức ăn mềm, nhiều nước, để vừa bù nước vừa hạn chế tình trạng nôn, ọc sữa so với thức ăn đặc.

xử lý trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục

Cách xử lý ngay khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục

5. Cần làm gì để hạn chế trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục

Muốn hạn chế tình trạng ọc sữa liên tục ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên chú ý:

– Lựa chọn núm vú phù hợp với miệng trẻ: Núm vú không vừa miệng có thể khiến trẻ nuốt nhiều hơi khi bú, gây chướng bụng, dễ dẫn tới ọc sữa.

– Cho trẻ đủ lượng: Trẻ sơ sinh dung tích dạ dày thay đổi theo từng ngày, từng tháng tuổi nên mẹ cần nắm được lượng sữa cho trẻ bú tránh để trẻ ăn quá no hoặc quá đói. Dựa theo dung tích của dạ dày, lượng sữa trong mỗi cữ cho trẻ dưới 1 tháng tuổi thường dao động theo bảng sau:

Tuổi 1 ngày tuổi 2 ngày tuổi 7 ngày tuổi 1 tháng tuổi
Lượng sữa/cữ 10 ml 15 ml 40-65 ml 80-150 ml

 

Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp: Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé mà bú mẹ còn giúp mẹ biết khi nào bé bú đủ, hạn chế việc cho bé bú quá no. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn không gây dị ứng và dễ tiêu.

Cho trẻ nằm ngủ đúng tư thế: Sau khi bú mẹ không nên cho bé nằm ngay mà nên bế ở tư thế cao đầu khoảng 15-20 phút, kết hợp vỗ ợ hơi để hạn chế tình trạng ọc sữa liên tục.

– Đưa trẻ đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường kể trên.

Song, tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục phần lớn là do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện. Do đó, để hạn chế xảy ra tình trạng này, mẹ nên cho bé sử dụng men vi sinh đa chủng để hỗ trợ hoàn thiện hệ tiêu hóa cho bé.

Trong đó, men vi sinh BioAmicus Complete hiện đang là sản phẩm được nhiều bác sĩ Nhi khuyên dùng để hạn chế tình trạng em bé sơ sinh bị ọc sữa nhiều lần. Bởi đây là sản phẩm cung cấp 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất trong đường ruột trẻ là Lactobacillus và Bifidobacterium. Giúp tăng cường, hoàn thiện hệ tiêu hóa, tiêu diệt hại khuẩn, đồng thời giảm đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Từ đó cải thiện hiệu quả ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete cải thiện và phòng ngừa hiệu quả nôn trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp phần nào băn khoăn của bậc cha mẹ khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục. Liên hệ ngay đến HOTLINE 1900 63 69 85 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí nếu mẹ có bất cứ câu hỏi nào khác cho tình trạng của bé.



Bài viết liên quan