Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[XEM NGAY] Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong thế nào tốt nhất?

Mục lục

Phương pháp trị táo bón cho trẻ bằng mật ong từ lâu được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Đây chỉ là cách chữa mẹo dân gian hay có cơ sở khoa học? Hãy cùng chuyên gia làm rõ qua các tác dụng của mật ong và cách sử dụng tại nhà trong bài viết dưới đây.

1. Lý do mật ong được dùng để trị táo bón cho trẻ

Theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, mùi thơm, quy kinh tỳ vị và đại tràng. Chúng có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ vị, bổ trung ích khí, nhuận táo, hoạt trường. Vì vậy, mật ong được sử dụng trị táo bón do tỳ vị hư nhược, ruột nê trệ. Ngoài ra, mật ong là bài thuốc thông tiện, giảm đau thượng vị.

mật ong trị táo bón được sử dụng từ lâu

Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong là phương thuốc được sử dụng lâu đời

Theo y học hiện đại, mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất như magie, vitamin E, K, B… và các chất kháng khuẩn tự nhiên, chất chống oxi hóa. Mật ong còn được coi là một Prebiotics với thành phần chứa 80% là saccharide và các yếu tố bifidogenic. Các nghiên cứu chỉ ra mật ong cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ với 3 tác động:

– Làm tăng lượng nước trong phân lên 10-20%

– Tăng tốc độ vận chuyển thức ăn trong ruột

– Tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đặc biệt, mật ong làm giảm số lượng vi khuẩn thuộc chi Desulfovibrio. Đây là chi vi khuẩn góp phần gây ra tình trạng táo bón.

Ngoài ra, mật ong có thể chất lỏng, nhớt, rất phù hợp kích thích hậu môn hỗ trợ trẻ đi tiêu.

2. 5 cách trị táo bón cho trẻ bằng mật ong

Sử dụng mật ong trị táo bón cần phù hợp với tuổi của trẻ. Mẹ có thể dùng mật ong để kích thích hậu môn hoặc dùng như món ăn cho bé táo bón.

2.1. Mật ong thụt hậu môn giảm táo bón cho trẻ

Mật ong được khuyến cáo không dùng đường uống cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, với trẻ sơ sinh bị táo bón, mật ong chỉ dùng để thụt hậu môn. Phương pháp này kích thích cơ vòng hậu môn khiến bé muốn đi tiêu.

kích thích trẻ đi tiêu bằng mật ong

Kích thích hậu môn bằng mật ong giúp con dễ đi tiêu

Cách thực hiện:

– Mẹ hòa tan 1 thìa mật ong với 3 thìa nước ấm

– Dùng bông thấm nước mật ong và đưa sâu vào hậu môn khoảng 1cm

– Xoay tăm bông 5-10 vòng bé sẽ đi tiêu dễ dàng sau 2-3 phút. Mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng vì niêm mạc hậu môn của con thường mỏng, dễ tổn thương.

Bé sẽ cảm thấy thoải mái ngay sau khi đi tiêu được.

Lưu ý: Không thụt hậu môn quá 3-5 ngày, tránh làm mất phản xạ đi ngoài tự nhiên của trẻ.

2.2. Mật ong đỗ đen thanh nhiệt, giảm khô táo

Đỗ đen có tác dụng thanh nhiệt, lại giàu chất xơ, dễ dàng kết hợp với mật ong. Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong đỗ đen dùng được cả với táo bón lâu ngày.

Cách chế biến:

– Đỗ đen chọn hạt mẩy, rửa sạch, cân 50g

– Ninh nhừ đỗ đen với 150ml nước

– Thêm 3 thìa cà phê mật ong vào nước đỗ đen, khuấy đều

Mật ong đỗ đen có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé táo bón, dùng 1-2 lần/ngày.

Không để trẻ ăn quá nhiều mật ong đỗ đen tránh đầy bụng, chướng hơi.

2.3. Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong yến mạch

Yến mạch chứa chất xơ không hòa tan và các khoáng chất magie, kẽm, kali. Yến mạch mật ong có thể thay thế cháo truyền thống, rất phù hợp với trẻ táo bón.

ăn mật ong yến mạch giảm táo bón cho trẻ từ 1 tuổi

Mật ong yến mạch giảm táo bón ở trẻ trừ 1 tuổi

Cách chế biến:

– Nấu chín yến mạch với nước

– Thêm vào mật ong tới độ ngọt vừa phải

– Dùng như món ăn chính hàng ngày

Yến mạch dùng ở dạng bột yến mạch, yến mạch rang chín hoặc cán dẹt,.. đều có tác dụng tốt.

Tuy nhiên, nhiều trẻ dị ứng với thành phần gluten có trong yến mạch. Vì vậy, mẹ cần theo dõi phản ứng của con, không sử dụng nếu có các biểu hiện dị ứng.

2.4.Sử dụng mật ong vừng đen trị táo bón nhẹ ở trẻ

Vừng đen cũng có tác dụng nhuận táo hoạt tràng, lại giúp làm mềm phân, tăng nhu động ruột. Vì vậy, kết hợp mật ong với vừng đen vừa làm giảm táo bón lại phòng ngừa viêm đại tràng.

Món ăn này được dùng 1-2 lần một ngày cho trẻ từ 1 tuổi.

Cách chế biến

– Vừng đen rang chín, bảo quản trong lọ kín

– Mỗi lần dùng mẹ giã nhuyễn 1 thìa vừng trộn với 1 thìa mật ong cho con ăn trực tiếp

Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể trộn 1 thìa vừng với 1 thìa mật ong rồi cho bé nhai.

Trong vòng 7-14 ngày, các triệu chứng của táo bón sẽ dần được cải thiện.

Phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp trẻ táo bón nhẹ. Nếu trẻ đã khô táo lâu ngày, mẹ cần xin thêm lời khuyên của chuyên gia để có phương pháp điều trị phù hợp.

Liên hệ ngay tới hotline 1900 636 985 để nhận tư vấn miễn phí từ dược sĩ nhi khoa giàu kinh nghiệm.

2.5. Chanh mật ong kích thích ăn ngon, giảm táo bón

Trái chanh có vị chua, tính mát, rất có lợi cho tiêu hóa. Kết hợp với mật ong, nước ấm, mẹ có ngay ly trà thơm ngon, chua ngọt ngăn ngừa táo bón.

trà chanh mật ong kích thích ăn ngon, tiêu hóa trơn tru

Trà chanh mật ong kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt

Cách chế biến:

– Vắt ¼ quả chanh, bỏ hạt lấy nước cốt

– Thêm vào 150 ml nước ấm

– Khuấy cùng với 1 thìa cà phê mật ong

Phương pháp này có thể dùng hàng ngày vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn 1 tiếng.

3. Lưu ý khi sử dụng mật ong trị táo bón cho trẻ

Như vậy, trị táo bón cho trẻ bằng mật ong hoàn toàn có cơ sở khoa học. Để đạt được hiệu quả và an toàn khi sử dụng trên trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý các điểm sau:

– Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong

– Không dùng mật ong cho bé tiểu đường, thừa cân

– Không đun nóng mật ong

– Không uống mật ong khi đói

– Chỉ cho con ăn tối đa 30g mật ong (khoảng 4 thìa cà phê) mỗi ngày

– Lựa chọn mật ong nguyên chất, không pha tạp

– Bổ sung nước, chất xơ và vi sinh đa chủng song song với mật ong

4. Dùng mật ong trị táo bón cho trẻ bao lâu thì khỏi?

Biện pháp thụt bằng mật ong giúp con khỏi ngay, duy trì 1-3 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không mang lại kết quả phòng ngừa lâu dài. Bé vẫn có thể mắc táo bón tái đi tái lại nhiều lần sau đó.

Đối với trẻ ăn được mật ong, con chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Do vậy tác dụng chậm, hiệu quả nhất với trẻ táo bón nhẹ (giảm sau 1-2 tuần).

Với trẻ táo bón trung bình có thể lên tới 3 tháng. Để hỗ trợ điều trị nhanh, hiệu quả hơn, mẹ nên dùng kết hợp với men vi sinh đa chủng.

5. Men 10 chủng Bioamicus – Giải pháp cải thiện táo bón nhanh chóng

Như đã nói ở trên, 1 trong 3 vai trò lớn của mật ong là Prebiotic. Khi bổ sung kết hợp với Men vi sinh đa chủng, chúng sẽ hỗ trợ lẫn nhau. Mật ong là thức ăn cho lợi khuẩn phát triển. Lợi khuẩn tiêu hóa các saccarit tạo acid butyric kích thích nhu động ruột.

Thêm vào đó, mật ong và men vi sinh đa chủng cùng ức chế hại khuẩn, đặc biệt là chi Desulfovibrio, hỗ trợ ổn định đường ruột nhanh chóng.

Men 10 chủng BioAmicus là giải pháp cải thiện táo bón nhanh chóng với nhiều ưu điểm vượt trội:

Men vi sinh Men vi sinh BioAmicus Complete giảm táo bón BioAmicus Complete

Men 10 chủng BioAmicus cải thiện nhanh tình trạng táo bón ở trẻ

– Men vi sinh 10 chủng đầu tiên. Công thức của BioAmicus Complete kết hợp 10 chủng lợi khuẩn tự nhiên trong cơ thể người. Mỗi chủng lại giải quyết một vấn đề khác nhau của đường ruột. Chính vì thế, Men 10 chủng BioAmicus có được sức mạnh tổng hợp, giải quyết gọn lẹ tình trạng táo bón. (Xem chi tiết toàn bộ thông tin về men 10 chủng tại đây)

– Men vi sinh chuẩn liều theo khuyến cáo của WHO. Với công nghệ hiện đại từ Canada, lợi khuẩn của BioAmicus Complete bền tới 95% trong dịch vị và dịch mật. Mỗi 5 giọt men vi sinh đảm bảo cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của con. Chính vì thế, Men 10 chủng BioAmicus nhanh chóng xây dựng hệ lợi khuẩn khỏe mạnh.

– Men vi sinh dùng được cho cả trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Với thành phần lành tính, không chứa phụ gia tạo màu, mùi, vị, không chứa chất dễ gây dị ứng và biến đổi gen, BioAmicus Complete được các bác sĩ sử dụng cho cả trẻ sinh non.

Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong là một mẹo hay có cơ sở khoa học. Mẹ có thể dùng mật ong riêng lẻ hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác làm giảm tình trạng khô táo tại nhà.

Nếu có thêm thắc mắc về vấn đề tiêu hóa của trẻ, liên hệ ngay với 1900 636 985 để được dược sĩ tư vấn miễn phí. Theo dõi BioAmicus để liên tục cập nhật các kiến thức chăm con hằng ngày.

Mời mẹ đọc thêm:

Cách uống dầu mè trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ
Lá cây chữa táo bón như thế nào? Liệu có hiệu quả?

Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan